Lời nói đầu THÂN ĐỒ GÁ H19 ĐHSPKT HƯNG YÊN
..... ¯ .....
Môn học công nghệ chế tạo máy đóng vai trò quan trọng trong chương trình đào tạo kỹ sư và cán bộ kỹ thuật về thiết kế và chế tạo các loại máy, các thiết bị phục vụ các ngành công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải và nhiều lĩnh vực khác...
Đồ án môn học công nghệ chế tạo máy là một trong các đồ án có tầm quan trọng nhất đối với một sinh viên khoa cơ khí, đặc biệt là các sinh viên chế tạo máy. Đồ án giúp cho sinh viên hiểu những kiến thức đã học không những môn công nghệ chế tạo máy mà các môn khác như : máy công cụ, dụng cụ cắt, chi tiết máy... Đồ án còn giúp cho sinh viên được hiểu dần về thiết kế và tính toán một qui trình công nghệ chế tạo một chi tiết cụ thể.
Được sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của thầy Đỗ Anh Tuấn trong bộ môn công nghệ chế tạo máy, đến nay đồ án môn học của em đã hoàn thành. Tuy nhiên việc thiết kế đồ án không tránh khỏi sai sót em rất mong được sự chỉ bảo của các thầy và sự chỉ bảo của các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn thầy Đỗ Anh Tuấn đã giúp đỡ em hoàn thành đồ án này.
Thuyết minh đồ án môn
I-Phân tích chức năng và điều kiện làm việc của chi tiết
Dựa vào bản vẽ chi tiết ta thấy Thân Đồ Gá là chi tiết dạng hộp được đúc sắn
Do thân đồ gá là loại chi tiết quan trọng trong toàn bộ đồ gá. Thân đồ gá làm nhiệm vụ đỡ trục của đồ gá định vị trí tương đối của trục trong không gian nhằm thực hiện một nhiệm vụ động học nào đó của đồ gá.
Trên thân đồ gá có nhiều mặt phải gia công với độ chính xác khác nhau và cũng có nhiều bề mặt không phải gia công. Bề mặt làm việc chủ yếu là lỗ trụ F18, F23 và mặt đáy của đế. Cần gia công mặt bên (B) là bề mặt tỳ chính xác để làm chuẩn tinh gia công các mặt con lại như mặt tỳ vuông với mặt A, F23 vuông với F18 và đòi hỏi F18 song song với đế .
Chi tiết làm việc trong điều kiện không quá phức tạp với yêu cầu kỹ thuật không cao nên ta có thể gia công chi tiết trên các máy vạn năng thông thường mà vẫn có thể đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật đã đặt ra.
Yêu cầu kỹ thuật cơ bản.
- Độ không phẳng và độ không song song của các bề mặt chính trong khoảng 0,02 ¸0,05(mm), Ra = 2,5 ¸ 1,25.
- Các lỗ có độ chính xác 6¸ 8, Ra = 2,5 ¸ 0,63.
- Dung sai độ không đồng tâm của các lỗ bằng dung sai đường kính lỗ nhỏ nhất.
- Độ không vuông góc giữa mặt đầu và tâm lỗ trong khoảng 0,01 ¸ 0,05 trên 100mm bán kính.
II. Phân tích tính công nghệ trong kết cấu của chi tiết
Trên chi tiết có nhiều bề mặt phải gia công trong đó có nhiều bề mặt đòi hỏi độ chính xác, trên chi tiết cũng có nhiều lỗ phải gia công, về cơ bản kết cấu của chi tiết có đủ độ cứng vững, kết cấu hợp lý như chiều dày thành đủ lớn, đủ diện tích, lỗ vuông góc với mặt phẳng của vách, bề mặt cần gia công không có vấu lồi. Do Vậy đảm bảo cho việc chế tạo chi tiết, đảm bảo cho chi tiết hoạt động tốt. Với chi tiết này trên ta có thể dùng phương pháp tạo phôi
Tuy nhiên kết cấu có những nhược điểm sau :
Gia công các lỗ khó khăn do lỗ dài và không thể gia công trên máy nhiều trục chính, khi gia công khó đảm bảo độ vuông góc của 2 lỗ f 18 và f23.
Để đúc chi tiết, trong quá trình đúc tránh để rỗ khí, phôi đúc phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật khi đúc phải để lại lượng dư cho gia công cơ.
Với chi tiết trên mặt A là gốc kích thước vậy khi gia công cơ ta tiến hành phay mặt A hoặc mặt bên B trước để làm chuẩu tinh để gia công cho các nguyên công tiếp theo.
-Bề mặt làm chuẩn có diện tích nhất định cho phép thực hiện nhiều nguyên công khi dùng bề mặt đó làm chuẩn cố định.
-Cần phải gia công mặt đáy đảm bảo độ nhám bề mặt Ra2.5 để làm chuẩn tinh cho các nguyên công sau
III-xác định dạng sản xuất
Để xác định dạng sản xuất ta phải dựa vào trọng lượng của chi tiết và sản lượng chi tiết hàng năm.
a) Tính trọng lượng của chi tiết.
- Tính thể tích chi tiết.
Để tính được thể tích của chi tiết ta tiến hành chia chi tiết ra làm nhiều phần để tính các Vi
- Khối lượng riêng của gang xám: g = (6,8-7,4) kG/dm3). Ta lấy bằng 7 (kG/dm3)
- Trọng lượng của chi tiết : Q = g.V
Vậy Q = 0,116407.7 = 0,815 (kg)
b) Tính sản lượng chi tiết.
Sản lượng chi tiết hàng năm được xác định theo công thức :
N - Số chi tiết được sản xuất trong 1 năm.
N1 - Số sản phẩm được giao N1 = 20.000.
m - Số chi tiết trong 1 sản phẩm, (m =1).
b - Số chi tiết được chế tạo thêm để dự trữ ( lấy b = 5%).
a - Tính đến tỷ lệ % phế phẩm (chủ yếu trong phân xưởng đúc, rèn)(a = 4%).
(chi tiết/năm)
c) Xác định dạng sản xuất.
Dạng sản xuất được xác định theo bảng 2 TKĐACNCTM với Q =0,815 và N=21800 chi tiết ứng với dạng sản xuất hàng loạt lớn
IV- Xác định phương pháp chế tạo phôi và thiết kế bản vẽ chi tiết lồng phôi
1.Xác định phương pháp chế tạo phôi:
Kết cấu của chi tiết không phức tạp nhưng vật liệu của chi tiết là gang xám 15-32 nên ta dùng phương pháp đúc, ứng với sản xuất hàng loạt lớn nên ta chọn phương pháp đúc trong khuôn kim loại. Sau khi đúc cần có nguyên công làm sạch và cắt ba via.
2.Bản vẽ lồng phôi
* Yêu cầu kỹ thuật:
- Đảm bảo độ vuông góc giữa tâm của lỗ f 18 với tâm lỗ f 23
- Đảm bảo độ vuông góc giữa tâm của lỗ f 23 với mặt đáy.
- Đảm bảo độ vuông góc giữa 2 mặt A &D với tâm của lỗ f23.
V. Thứ tự các nguyên công:
1. Xác định đường lối công nghệ
Sau khi phân tích kết cấu của chi tiết, dạng sản xuất là loạt lớn và trong điều kiện sản xuất ở nước ta hiện nay, ta chọn phương án phân tán nguyên công, sử dụng nhiều đồ gá chuyên dùng để gia công trên các máy vạn năng thông dụng
2. Chọn phương pháp gia công
+ Quá trình tạo phôi:
Chế tạo phôi bằng phương pháp đúc.
Đúc trong khuôn vỏ mỏng, mẫu bằng kim loại.
+ Quá trình làm sạch phôi đúc:
Sau khi đúc, phôi phải được ủ để khử ứng suất dư, sau đó phôi phải được làm sạch trước khi gia công cơ.
Từ những sự phân tích trên đây ta có thể có được các nguyên công chủ yếu để gia công sau :
- Gia công mặt phẳng đáy(A) bằng phương pháp phay dùng dao phay mặt đầu, đầu tiên là phay thô sau đó là phay tinh.
- Gia công mặt phẳng trên(B) bằng phương pháp phay dùng dao phay mặt đầu, đầu tiên là phay thô sau đó là phay tinh.
- Gia công lỗ chính f23 với cấp chính xác Ra=2,5 bằng phương pháp khoan, khoét và doa.
- Gia công mặt phẳng trên(C) bằng phương pháp phay dùng dao phay mặt đầu, đầu tiên là phay thô sau đó là phay tinh.
- Gia công mặt phẳng trên(D) bằng phương pháp phay dùng dao phay mặt đầu, đầu tiên là phay thô sau đó là phay tinh.
- Gia công lỗ chính f18 với cấp chính xác Ra=2,5 bằng phương pháp khoan, khoét và doa.
VI. Lập tiến trình công nghệ :
Trình tự các nguyên công để gia công nửa trên của giá đỡ có thể tiến hành như sau:
Thứ tự |
Tên nguyên công |
|
Đúc chi tiết trong khuôn kim loại |
|
ủ chi tiết |
1 |
Phay mặt phẳng A (mặt phẳng chuẩn) |
2 |
Phay mặt phẳng trên (B) |
3 |
Khoan,Khoét và Doa lỗ f23 |
4 |
Phay mặt phẳng C |
5 |
Phay mặt phẳng D |
6 |
Khoan,Khoét và Doa lỗ f18 |
....................................................................................................................
.
.....................................................
7. Các chi tiết đã sử dụng trong đồ gá.
Kích thước của đồ gá phải thích hợp với khoảng không gian vận hành hiệu quả của máy. Do đó ta phải lựa chọn các chi tiết để lắp nên đồ gá phải có kết cấu thích hợp. Tuy nhiên do đồ gá được lắp từ khá nhiều chi tiết khác nhau, cho nên ở đây chi biểu diễn một số chi tiết chính quan trọng trong đồ gá còn các chi tiết nhỏ thì ta thể hiện trong bản vẽ lắp đồ gá và bảng liệt kê các chi tiết.
7.1 Phiến dẫn.
Phiến dẫn là nơi lắp bạc dẫn hướng lên, chúng có nhiệm vụ dẫn hướng chính xác dụng cụ cắt vào vùng cần gia công trên chi tiết rút ngắn thời gian hiệu chỉnh máy, tăng năng suất gia công cho máy. Nó được làm bằng gang xám chế tạo bằng phương pháp đúc trong khuôn cát. Sau đó tiến hành gia công cơ học tạo các vị trí lắp bạc dẫn hướng. Nó có hình dạng và kích thước như sau:
7.2 Đế đồ gá.
Đế đồ gá là là chi tiết cơ bản rất cơ bản của đồ gá. Nó là không những là nơi chịu lực chính của đồ gá mà còn là nơi lắp ráp các chi tiết khác tạo thành đồ gá hoàn chỉnh. Cho nên đế đồ gá được làm bằng gang xám chế tạo bằng phương pháp đúc trong khuôn cát. Sau đó tiến hành gia công cơ học tạo các vị trí lắp vít và bulông để lắp các chi tiết khác lên đó.
7.3 Bảng thống kê các chi tiết đồ gá :
..............................................Tài liệu tham khảo
[1].Sổ Tay Công Nghệ Chế Tạo Máy, tập I; II ;III
NXB KHKT - Hà Nội 2001.
Nguyễn Đắc Lộc, Ninh Đức Tốn, Lê Văn Tiến, Trần Xuân Việt.
[2].Thiết Kế Đồ án Công Nghệ Chế Tạo Máy.
NXB KHKT- Hà Nội 2000.
GS.TS Trần Văn Địch.
[3].Công nghệ chế tạo máy.
NXB KHKT -Hà Nội 2003
GS.TS Trần Văn Địch , PGS.TS Nguyễn Trọng Bình; PGS.TS Nguyễn Thế Đạt; PGS.TS Nguyễn Viết Tiếp ; PGS.TS Trần Xuân Việt.
[4].Sổ tay và Atlas đồ gá.
NXB KHKT - Hà Nội 2000.
GS.TS Trần Văn Địch.
[5]. Hướng dẫn TK Đ/A CNCTM
GS.TS Nguyễn Đắc Lộc ; ThS. Lưu Văn Nhang
[6]. Tính Toán Thiết Kế Máy Cắt Kim Loại
[7]. Cơ Sở Máy Công Cụ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1] : Thiết kế đồ án công nghệ chế tạo máy
[2] : Sổ tay công nghệ chế tạo máy tập 1 (bộ 3 tập)
[3] : Sổ tay công nghệ chế tạo máy tập 2 (bộ 3 tập)
[4] : Sổ tay công nghệ chế tạo máy tập 2 (bộ 3 tập)
[5] : Sổ tay nhiệt luyện
[6] : Công nghệ chế tạo máy tập 1
[7] : Sổ tay công nghệ chế tạo máy tập 1 (bộ 7 tập)
[8] : Sổ tay công nghệ chế tạo máy toàn tập (trường ĐHBK