ĐỒ ÁN MÔN HỌC CÔNG NGHỆ SỬA CHỮA MÁY LẬP QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SỬA CHỮA MẶT ĐẾ ĐÀI GÁ DAO MÁY TIỆN REN VÍT VẠN NĂNG T6M16 KHI BỊ MÒN TẠO RÃNH

ĐỒ ÁN MÔN HỌC CÔNG NGHỆ SỬA CHỮA MÁY LẬP QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SỬA CHỮA MẶT ĐẾ ĐÀI GÁ DAO MÁY TIỆN REN VÍT VẠN NĂNG T6M16 KHI BỊ MÒN TẠO RÃNH
MÃ TÀI LIỆU 100400400089
NGUỒN huongdandoan.com
MÔ TẢ 200 MB (tập hợp tất cả các file) Bao gồm tất cả file CAD, file 2D, thuyết minh.... ...Ngoài ra còn nhiều tài liệu như tra cứu chế độ cắt, tra lượng dư, hướng dẫn làm qui trình công nghệ ...ĐỒ ÁN MÔN HỌC CÔNG NGHỆ SỬA CHỮA MÁY LẬP QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SỬA CHỮA MẶT ĐẾ ĐÀI GÁ DAO MÁY TIỆN REN VÍT VẠN NĂNG T6M16 KHI BỊ MÒN TẠO RÃNH
GIÁ 989,000 VNĐ
ĐÁNH GIÁ 4.9 12/12/2024
9 10 5 18590 17500
ĐỒ ÁN MÔN HỌC CÔNG NGHỆ SỬA CHỮA MÁY LẬP QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SỬA CHỮA MẶT ĐẾ ĐÀI GÁ DAO MÁY TIỆN REN VÍT VẠN NĂNG T6M16 KHI BỊ MÒN TẠO RÃNH Reviewed by admin@doantotnghiep.vn on . Very good! Very good! Rating: 5

ĐỒ ÁN MÔN HỌC CÔNG NGHỆ SỬA CHỮA MÁY

Họ và tên sinh viên:  

Tên đề tài: LẬP QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SỬA CHỮA MẶT ĐẾ ĐÀI GÁ DAO MÁY TIỆN REN VÍT VẠN NĂNG T6M16 KHI BỊ MÒN TẠO RÃNH

 

NỘI DUNG CẦN HOÀN THÀNH:

  A. Phần thuyết minh:

    1. Cấu tạo chung, đặc điểm công nghệ của máy tiện ren vít vạn năng T6M16.

    2. Cấu tạo,nguyên lý làm việc và chức năng của hệ bàn dao máy tiện ren vít vạng năng T6M16.

    3. Kế hoạch sửa chữa cho máy tiện ren vít vạn năng T6M16 ( Các điều kiện sinh viên và giáo viên hướng dẫn tự cho giả thiết theo thực tế của xưởng trường ).

    4.  Đặc điểm lắp ghép và yêu cầu kỹ thuật của đài gá dao máy tiện ren vít vạn năng T6M16.

   5. Nêu các dạng hỏng của đài gá dao máy tiện ren vít vạn năng T6M16. Phân tích nguyên nhân.

   6. Lập quy trình sửa chữa mắt đế đài gá dao máy tiện ren vít vạn năng T6M16 khi bị mòn tạo rãnh.

B. Phần bản vẽ:

  - Bản vẽ lắp đài gá dao máy tiện A2

  - Bản vẽ nguyên công sửa chữa chi tiết A0

Ngày giao đề:. . . ./. . . /. . .  .

Ngày hoàn thành:. . . ./. . . . / . . . .

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU.. 3

CHƯƠNG I  CẤU TẠO CHUNG, ĐẶC ĐIỂM CÔNG NGHỆ CỦA MÁY TIỆN REN VÍT VẠN NĂNG T6M16. 4

1.1. Cấu tạo chung. 4

1.2. Thông số kỹ thuật của máy tiện ren vít vạn năng T6M16:6

CHƯƠNG II CẤU TẠO, NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC VÀ CHỨC NĂNG CỦA HỆ BÀN DAO MÁY TIỆN REN VÍTVẠN NĂNG T6M16. 7

2.1. Cấu tạo hệ bàn dao. 7

2.2. Nguyên lí làm việc hệ bàn dao máy tiện T6M16. 7

2.3. Chức năng của hệ bàn dao máy tiện T6M16. 8

CHƯƠNG III  KẾ HOẠCH SỬA CHỮA CHO MÁY TIỆN REN VÍT VẠN NĂNG T6M16 (CÁC ĐIỀU KIỆN SINH VIÊN VÀ GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN TỰ CHO GIẢ THIẾT THEO THỰC TẾ CỦA XƯỞNG TRƯỜNG)9

3.1. Các hình thức và hệ thống tổ chức sửa chữa máy. 9

3.1.1.Yêu cầu. 9

3.1.2. Các hình thức tổ chức sửa chữa. 10

3.1.3. Hệ thống sửa chữa. 12

3.1.4. Áp dụng vào kế hoạch sửa chữa máy tiện T6M16 ở xưởng sản xuất:15

CHƯƠNG IV  ĐẶC ĐIỂM LẮP GHÉP VÀ YÊU CẦU KỸ THUẬT CỦA ĐÀIGÁ DAO MÁY TIỆN REN VÍT VẠN NĂNG T6M16. 23

4.1. Đặc điểm lắp ghép. 23

4.2. Yêu cầu kỹ thuật23

CHƯƠNG V  NÊU CÁC DẠNG HỎNG CỦA ĐÀI GÁ DAO MÁY TIỆN REN VÍT VẠN NĂNG T6M16. PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN.. 24

5. 1. Hỏng bu lông kẹp dao. 24

5.2. Hỏng ren. 24

5.3. Mòn trụ trơn,tay hãm.. 24

5. 4. Mặt đế đài gá dao bị mòn tạo rãnh. 24

CHƯƠNG VI  LẬP QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SỬA CHỮA MẶTĐẾ ĐÀI GÁ DAO MÁY TIỆN REN VÍT VẠN NĂNG T6M16 KHI BỊ MÒN TẠO RÃNH.. 25

6.1. Phương án công nghệ. 25

6.2. Quy trình công nghệ sửa chữa mặt đế đài gá dao máy tiện ren vít vạn năng T6M16 khi bị mòn tạo rãnh. 25

6.3. Thiết kế nguyên công sửa chữa mặt đế đài gá dao máy tiện ren vít vạn năng T6M16 khi bị mòn tạo rãnh. 26

LỜI NÓI ĐẦU

Hiện nay, ở nước ta ngành công nghiệp đang được đầu tư và phát triển rất nhanh. Điều đó đồng nghĩa với việc nhiều nhà máy được xây dựng mới hoặc được đầu tư thêm trang thiết bị, máy móc để phục vụ nhu cầu sản xuất ngày càng tăng. Nhưng do cơ chế thị trường tác động khiến các xí nghiệp phải tăng thời gian sản xuất. Do đó thời gian làm việc của máy móc tăng lên nhiều, máy móc có thể hoạt động liên tục cả 3 ca mỗi ngày, đôi khi phải hoạt động cả thứ 7, chủ nhật. Do máy móc có thể chưa được quan tâm đúng mức.Vấn đề đặt ra khi máy bị hỏng là ta phải sửa chữa, phục hồi lại độ chính xác cho máy, để có thể đưa máy vào hoạt động đúng tiến độ đề ra mà và đảm bảo không tốn nhiều kinh phí cho việc sửa chữa máy. Do đó trong mỗi nhà máy, xí nghiệp, cơ sở gia công cơ khí…không thể thiếu được đội ngũ cán bộ kĩ thuật và công nhân sửa chữa bảo trì thiết bị cơ khí. Với xu thế hiện đại hoá như hiện nay thì đội ngũ này phải có trình độ kĩ thuật, tay nghề cao, am hiểu về máy móc thiết bị và được đào tạo cơ bản về thực hiện công việc sửa chữa, bảo trì thiết bị một cách tốt nhất, đảm bảo về yêu cầu kỹ thuật và thời gian sửa chữa ngắn nhất.Là một sinh viên ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí của trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật Vinh. Bản thân em rất lấy làm tự hào về truyền thống của trường.Để xứng đáng là sinh viên của trường em luôn phấn đấu rèn luyện và học tập tốt, sau này đem những kiến thức và kinh nghiệm về sửa chữa máy công cụ mà thầy cô đã nhiệt tình chỉ dạy để áp dụng vào thực tế, phục vụ cho đất nước. Sau khi đã được học xong cơ sở lí thuyết môn học công nghệ sửa chửa thiết bị cơ khí

CHƯƠNG I
 CẤU TẠO CHUNG, ĐẶC ĐIỂM CÔNG NGHỆ CỦA MÁY TIỆN REN VÍT VẠN NĂNG T6M16

1.1. Cấu tạo chung

-T6M16 là máy tiện ren vít vạn năng, được cải tiến từ máy tiện ren vít vạnnăng T616. Là một trong những sản phẩm của nhà máy sản xuất máy công cụ số 1 Hà Nội.

 

Hình 1.1.  Cấu tạo máy tiện T6M16

1: Thân máy                               7: Hộp xe dao

2: Hộp tốc độ                             8: Bàn xe dao

3: Mâm cặp                                9: Trục vít me         

4: Ụ động                                   10: Trục trơn

5: Giá đỡ                                    11: Trục điều khiển

6: Bàn dao

Ngoài ra :

- a,b,d,e: Các tay gạt để di động các khối bánh răng bên trong hộp tốc độ

- c: Tay gạt dùng để đóng mở ly hợp, trên cơ sở đóng mở máy và đảo chiều trục chính.

 - f : bộ truyền đai

* Đặc điểm công nghệ của máy tiện ren vít vạn năng T6M16:

-T6M16 là loại máy cắt kim loại, được dùng rộng rãi để gia công các mặt tròn xoay như: mặt trụ, mặt định hình, mặt nón, mặt ren vít, gia công lỗ ren, mặt đầu cắt đứt. Có thể khoan, khoét, doa, cắt ren bằng taro bàn ren trên máy.

- Nếu có đồ gá có thể gia côngcác mặt không tròn xoay, hình nhiều cạnh, elíp, cam…

-        Về đặc điểm nguyên lý:T6M16 là máy cắt kim loại có chuyển độngchính là chuyển động quay tròn quanh tâm của phôi tạo ra tốc độ cắt, chuyển động chạy dao là chuyển động tịnh tiến của dao gồm hai loại: chạy dao dọc(dọc theo hướng trục của chi tiết), chạy dao ngang (chạy theo hướng kính của chi tiết).

1.2. Thông số kỹ thuật của máy tiện ren vít vạn năng T6M16:

-  Loại máy tiện vạn năng, kiểu T6M16

-  Cấp chính xác của máy loại 2

-  Giới hạn vòng quay trục chính: n =44 ÷ 1980 v/ph

-  Đường kính lớn nhất của phôi gia công được trên máy : 320mm

-  Chiều dài lớn nhất tiện được : 750mm

-  Khoảng cách lớn nhất của 2 mũi tâm : 750mm

-  Số lượng dao bắt lên gá dao : 4

-  Kích thước dao( rộng x cao) : 20x20mm

-  Chiều cao từ đáy dao đến tâm máy = 20mm

-  Dịch chuyển lớn nhất: dọc là 750mm, ngang là 190mm

-  Khối lượng máy : 1850kg

-  Kích thước máy dài x rộng x chiều cao : 2355 x 852 x 1225mm

-  Đai truyền hình thang : 17 x 2240 x 3 đai

-  Động cơ chính : 4,5 KW : nđc1= 1440 vg/ph

-  Số cấp vòng quay trục chính: 12

-  Độ côn trục chính, moóc: No5

-  Đường kính lỗ trục chính: ø30mm

-  Khoảng cách từ mặt tựa của dao tới tâm máy: 20mm

-  Khoảng cách lớn nhất từ tâm máy đến mép đài dao: 185mm

-  Góc quay của bàn dao trên: ±45o

-  Phạm vi bước tiến: dọc 0.06- 3.34 mm/vg, ngang 0.041- 2.47mm/vg.

 

 

CHƯƠNG II
CẤU TẠO, NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC VÀ CHỨC NĂNG CỦA HỆ BÀN DAO MÁY TIỆN REN VÍTVẠN NĂNG T6M16

2.1. Cấu tạo hệ bàn dao

-  Hệ bàn dao là bộ phận máy lắp trên hộp xe dao và trượt trên sống trượt của băng máy

- Hệ bàn dao có nhiệm vụ kẹp chặt dao và thực hiện chuyển động chạy dao dọc và chuyển động chạy dao ngang.

- Bàn dao gồm 4 bộ phận chính :

+ Bàn dao dọc

+ Bàn dao ngang

+ Bàn dao dọc phụ

+ Đài gá dao

Hình 2.1. Cấu tạo hệ bàn dao máy tiện T6M16

1:Tay quay; 2: Đai ốc hãm; 3: Mặt số; 4: Thân bàn dao; 5: Tay quay gá dao

6: Thân đồ gá dao; 7: Thân bàn trượt dọc trên; 8: Đai ốcvít me bàn trượt

ngang; 9: Vít me bàn trượt ngang; 10: Thân hộp xe dao; 11: Bạc trượt

2.2.Nguyên lí làm việc hệ bàn dao máy tiện T6M16

- Các loại chuyển động :

+ Chuyển động bàn dao dọc: Chuyển động tự động và chuyển động bằng tay.

+ Chuyển động bàn dao ngang: Chuyển động tự động và chuyển động bằng tay.

+ Chuyển động bàn dao dọc phụ: Chuyển động bằng tay.

Nguyên lí làm việc :

+Chuyển động bàn dao dọc: Di trượt trên sống trượt dẫn hướng của băng máy theo chiều dọc với đường tâm của trục chính thông qua bộ truyền trục răng- thanh rănglàm cho bàn dao chuyển động dọc trên sống trượt của băng máy.

+ Chuyển động bàn dao ngang: Dựa vào cơ cấu trục vít đai ốc ngang làm cho bàn daochuyển độngtheo phương vuông góc với đường tâm của trục chính với di trượt trên sống trượt đuôi én của bàn trượt dọc

+ Chuyển động bàn dao dọc phụ: chuyển động thông qua cơ cấu trục vít-đai ốc, chuyển động dọc qua lại theo chiều dài băng máy.

2.3. Chức năng của hệ bàn dao máy tiện T6M16

- Hệ bàn daolà bộ phận máy lắp trên hộp xe dao và di trượt trên sống trượt của băng máy, bàn dao có nhiệm vụ kẹp chặt dao, thực hiện chuyển động chạy dao dọc và chuyển động chạy dao ngang, bàn dao có 4 bộ phận chính : bàn trượt dọc, bàn trượt ngang, bàn trượt dọc trên và đài gá dao.

Trong đóchức năng của :

- Bàn dao dọc:chuyển động dọc trên băng máy thực hiện lượng tiến dao dọc với phương cùng với đường tâm của trục chính.

-Bàn trượt ngang: chuyển động di trượt trên sống trượt đuôi én của bàn trượt dọc theo phương vuông góc với đường tâm của trục chính

-Bàn trượt dọc trên: Chỉnh dao - tiến dao trong tiện côn, chuyển động dọc trên bàn dao ngang.Ngoài ra nó có thể xoay xung quanh trục của nó khi mở hai ốc ở hai bên bàn quay tròn.

-Đài gá dao: dùng để kẹp chặt dao, thay dao và chỉnh daotrong quá trình gia công

 

CHƯƠNG III
 KẾ HOẠCH SỬA CHỮA CHO MÁY TIỆN REN VÍT VẠN NĂNG T6M16 (CÁC ĐIỀU KIỆN SINH VIÊN VÀ GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN TỰ CHO GIẢ THIẾT THEO THỰC TẾ CỦA XƯỞNG TRƯỜNG)

3.1. Các hình thức và hệ thống tổ chức sửa chữa máy

3.1.1.Yêu cầu

-  Nắm bắt được các hình thức sửa chữa trong nhà máy,xí nghiệp công nghiệp.

-  Nắm vững nội dung của các hệ thống sửa chữa.

-  Hiểu cách tính bậc phức tạp của máy công cụ, phạm vi ứng dụng và tầm quan trọng của bậc phức tạp trong tính toán chu kỳ, thời gian sửa chữa.

-  Hiểu và lập được chu kỳ sửa chữa máy,tính được thời gian cho chu kì.

-  Nắm vững nội dung của từng nguyên công  trong chu kì sửa chữa.

-  Lập chính xác kế hoạch và phiếu sửa chữa.

+ Các chi tiết máy cơ cấu hay bộ phận máy khi bị hao mòn hư hỏng làm giảm nhanh khả năng làm việc của máy,không đảm bảo độ chính xác, mặt khác làm tổn hao công suất lớn và phát ra tiếng ồn,đồng thời tăng nhanh sự phá hủy chi tiết khác trong các bộ phận chi tiết máy.

+ Để đảm bảo cho máy luôn hoạt động bình thường và không ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất, ta không thể cho máy làm việc đến khi hư hỏng hoàn toàn mới đem vào sửa chữa.

*Tùy vào năng lực sản xuất của nhà máy,số thiết bị hoặc chủng loại,thiết bị hiện có mà cơ sở sản xuất cần phải tổ chức tốt công tác trên cơ sở:

-  Xác định hình thức tổ chức và vận dụng hợp lí hệ thống sửa chữa cho nhà máy,xí nghiệp của mình.

-  Tính được bậc phức tạp cho từng máy kiểu máy để lập được chu kỳ sản xuất cụ thể

-  Xác định thời gian và định mức lao động trong công tác sửa chữa

-  Lập được các biểu mẫu sửa chữa bao gồm:

+ Phiếu kiểm tra

+ Phiếu công nghệ

-  Lập hồ sơ theo dõi cho từng máy về tình trạng hư hỏng,sửa chữa thay thế cũng như chế độ công tác của máy.

3.1.2. Các hình thức tổ chức sửa chữa

3.1.2.1. Hình thức sửa chữa tập trung:

- Là hình thức sửa chữa mà tất cả các công việc sửa chữa trong nhà máy được thực hiện bằng nhân lực và phương tiện của tổ chức sửa chữa và phân xưởng sửa chữa của nhà máy, xí nghiệp.Hình thức này này áp dụng cho cơ sở nhà máy, xí nghiệp có số lượng máy không nhiều.Phương pháp này rút ngắn thời gian dừng máy trong sửa chữa và không làm rối loạn chu kỳ sản xuất.

  • Phương pháp sửa chữa này được sử dụng một cách thích hợp cho các nhà máy:

-  Kiểu phổ biến cùng tên, có số lượng lớn trong nhà máy,

-  Mức sản xuất không lớn

-  Các máy cần trục (không phụ thuộc vào số lượng), thông thường khi lắp ráp toàn máy.

  • Phương pháp sửa chữa này có những ưu điểm sau:

-  Biên chế đội ngũ sửa chữa hợp lý, đủ trình độ

-  Trình độ của người thợ sửa chữa đạt mức vạn năng cao

-  Trang bị đầu tư cho sửa chữa đầy đủ và có khả năng đáp ứng được mọi nhu cầu về sửa chữa của nhà máy cũng như đơn đặt hàng của các đơn vị khác.

-  Rút ngắn được thời gian sửa chữa một lần so với bình thường do tách riêng các công việc sửa chữa khỏi việc tháo lắp máy

-  Thực hiện nguyên công phục hồi các chi tiết và sửa chữa các cơ cấu riêng biệt mà không phải dừng máy

-  Tạo điều kiện để phân công  lao động hợp lý giữa những người thợ sửa chữa để chuyên môn hóa họ

-  Bảo đảm ổn định và có đủ công việc thường xuyên cho các máy trong phân xưởng sửa chữa - cơ khí

-  Nâng cao chất lượng và giảm giá thành sửa chữa

  • Tuy nhiên phương này cũng có một số nhược điểm như sau:

-  Hình thành cấp quản lý trung gian nên nhiều khi thời gian dừng máy để chờ quyết định sửa chữa kéo dài.

-  Tại các trạm sửa chữa của các phân xưởng bị thụ động về kế hoạch, nhân lực, vật dụng để thực hiện sửa chữa đột xuất.

3.1.2.2. Hình thức tổ chức sửa chữa phân tán

- Bao gồm tất cả các công việc bảo dưỡng, sửa chữa giữa các lần sửa chữa định kỳ, kể cả sửa chữa lớn , nó được tiến hành ở các trạm sửa chữa của phân xưởng dưới sự chỉ đạo của các phân xưởng trưởng. Phân xưởng sửa chữa cơ khí thuộc ban cơ khí. Ngoài ra nó còn trực tiếp gia công và phục hồi các chi tiết cho trạm sửa chữa trung tâm khi không có đủ thiết bị để thực hiện các công việc gia công cơ trong sửa chữa.

  • Ưu điểm của phương pháp này:

-  Tự thân của các xưởng giải quyết nhanh nhu cầu về sửa chữa máy móc, thiết bị cho xưởng mình (vì không cần thiết phải qua khâu trung gian để quyết định)

-  Trình độ chuyên môn hóa của người thợ sửa chữa đươc nâng cao

  • Nhược điểm:

-  Bộ máy biên chế đội ngũ thợ sửa chữa cho toàn bộ xí nghiệp cồng kềnh

-  Không có  khả năng để giải quyết các yêu cầu lớn trong sửa chữa (do thiếu thiết bị và đầu tư ban đầu cho sửa chữa quá lớn).

Phương pháp này chỉ áp dụng cho các xí nghiệp, nhà máy nhỏ có mặt hàng thay đổi.

3.1.2.3. Hình thức tổ chức sửa chữa hỗn hợp:

- Có đặc điểm là kết hợp tất cả các dạng sửa chữa, không kể sửa chữa lớn, được thực hiện ở các trạm sửa chữa phân xưởng, còn sửa chữa lớn được thực hiện ở phân xưởng sửa chữa cơ khí. Phân xưởng cơ khí thực hiện công tác cải biến máy và chuẩn bị các công tác dự trữ thay thế cho nhà máy, thiết bị trong xí nghiệp.

-Do yêu cầu công việc trong các phân xưởng sửa chữa cơ khí gồm các bộ phận: máy nguội, hàn và các thiết bị phục hồi như mạ phun, mạ Crôm, thấm cacbon, gia công nhiệt. Phân xưởng sửa chữa cơ khí trung tâm của nhà máy, xí nghiệp trực thuộc phòng kỹ thuật nhà máy và dưới sự chỉ đạo trực tiếp của phó giám đốc kỹ thuật nhà máy.

- Khi chọn hình thức tổ chức sửa chữa cho toàn nhà máy, cần tính đến ảnh hưởng của nó đến việc bố trí các thiết bị chính phục vụ sửa chữa. Khi sửa chữa phân tán, nếu các trạm sửa chữa thực hiện khối lượng công việc sửa chữa rất lớn thì phải tăng cường các thiết bị theo thống kê kế hoạch cho kỹ thuật viên phân xưởng một cách hợp lý và rút bớt tương ứng những thiết bị phục vụ sửa chữa tập trung, giao cho kỹ thuật viên chỉ đạo phương pháp và kiểm tra công việc của trạm phân xưởng.  

3.1.3. Hệ thống sửa chữa

          - Sau khi đã xác định hình thức tổ chức sửa chữa phù hợp cho nhà máy, xí nghiệp đều không kém phần quan trọng đó là xác lập hệ thống sửa chữa hợp lý cho từng phân xưởng của máy. Hiện nay có 5 hệ thống sửachữa  đang được áp dụng đó là:

3.1.3.1. Hệ thống sửa chữa theo nhu cầu

          - Thực chất của hệ thống sửa chữa theo nhu cầu là sửa chữa sự cố của máy không theo kế hoạch định trước (hỏng đâu sửa đó).Yêu cầu về chất lượng sửa chữa hoặc yêu cầu về trạng thái của máy sau khi sửa chữa không được quy định chặt chẽ miễn sao sau khi máy hỏng được nhanh chóng phục hồi trạng thái làm việc.

          -Áp dụng hệ thống này thì cả công việc sửa chữa cũng như kế hoạch đều bị động, giảm tuổi thọ của máy và độ chính xác thiếu tin cậy. Mặt khác sửa chữa hệ thống này vừa tốn kém mà hiệu quả thấp khó xác định nên chỉ áp dụng ở những trạm, tổ cơ khí nhỏ có sô máy cũ và đơn điệu về chủng loại.

3.1.3.2. Hệ thống sửa chữa thay thế cụm

          -Tiến hành thay thế cụm sau một thời gian làm việc nhất định theo kế hoạch. Như vậy thời gian ngừng máy rất ít, không ảnh hưởng đến sản xuất. Hệ thống sửa chữa thay thế cụm thường được áp dụng cho những máy có độ chính xác cao, có độ tin cậy lớn.

3.1.3.3. Hệ thống sửa chữa theo tiêu chuẩn

          - Là sau một thời gian làm việc nhất định, theo  một kế hoạch sửa chữa ta thay mới một số chi tiết và máy được điều chỉnh lại theo tiêu chuẩn kỹ thuật đã định. Như vậy hệ thống sửa chữa theo tiêu chuẩn gần giống như hệ thống sửa chữa thay thế cụm nhưng mức độ thay thế thấp hơn (chỉ thay thế một số chi tiết chứ không thay thế cả cụm) và công việc sửa chữa tỉ mỉ hơn, do thời gian ngừng máy lâu hơn.

3.1.3.4. Hệ thống sửa chữa xem xét liên hoàn

          - Với hệ thống sửa chữa xem xét liên hoàn, người ta chỉ lập kế hoạch xem xét máy mà không định ra một kế hoạch sửa chữa cụ thể. Khi tiến hành xem xét nếu thấy máy không hoạt động bình thường đến lần xem xét sau thì mới quy định các công việc sửa chữa cần tiến hành ngay để đảm bảo cho máy hoạt động bình  thường. Thực hiện sửa chữa máy theo hệ thống này tương đối đơn giản và khắc phục được tình trạng hư hỏng đột xuất. Tuy nhiên nó chưa thể lường hết khả năng khi nào máy hỏng nên rất có thể ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất. Trong nhà máy, xí nghiệp nên áp dụng hệ thống này ở dạng phối hợp các hệ thống khác.

          - Bốn hệ thống nêu trên tuy có những ưu điểm nhất định nhưng vẫn còn một số nhược điểm là không kinh tế, thiếu kế hoạch, lãng phí vật tư, phí sửa chữa cao, và mặt khác cơ sở lý luận khoa học một cách chắc chắn nên áp dụng chỉ trong chừng mực hạn chế.

3.1.3.5. Hệ thống sửa chữa kế hoạch dự phòng

          - Bản chất của hệ thống sửa chữa theo kế hoạch dự phòng là từng máy tổ hợp, ngoài việc bảo dưỡng hàng ngày thì sau một thời gian xác định tiến hành kiểm tra dự phòng chung theo kế hoạch hoặc thực hiện các dạng sửa chữa khác nhau. Khoảng thời gian này được xác định dựa vào đặc điểm cấu tạo, công dụng kỹ thuật và điều kiện sử dụng máy.

  • Hệ thống sửa chữa theo kế hoạch dự phòng trong các xí nghiệp công nghiệp nhằm giải quyết các nhiệm vụ sau đây:

-  Đảm bảo cho máy làm việc có năng suất bình thường và chất lượng cần thiết của sản phẩm

-  Đề phòng các trường hợp máy hư hỏng bất thường

-  Giảm chi phí sửa chữa máy

-  Tăng năng suất bằng cách cải tiến nó trong quá trình sửa chữa theo kế hoạch.

  • Nội dung chủ yếu của hệ thống sửa chữa theo kế hoạch dự phòng:

-  Sửa chữa máy theo chu kỳ xác định đã nằm trong kế hoạch sửa chữa

-   Chu kỳ sửa chữa được tính từ lúc máy bắt đầu làm việc đến khi máy bắt đầu sửa chữa lớn hoặc tính theo khoảng thời gian giữa hai lần sửa chữa chủ yếu để khôi phục khả năng làm việc của máy.

-  Sau một chu kỳ sửa chữa máy phải đảm bảo mọi chỉ tiêu như một máy mới

-  Điều cốt lõi của hệ thống sửa chữa theo kế hoạch dự phòng là cấu trúc của chu kỳ sửa chữa, mỗi loại máy đều có cấu trúc chu kỳ sửa chữa riêng.

-  Định ngạch của chu kỳ (khoảng thời gian để thực hiện một chu kỳ) là một trong số những đặc trưng chủ yếu của chu kỳ sửa chữa, nó phụ thuộc vào kiểu máy và điều kiện làm việc của máy đó .

-  Nội dung, khối lượng các công việc sửa chữa trong hệ thống được đặc trưng bằng số giờ định mức và công việc định mức về công việc nguội và đứng máy. Tỉ lệ giữa các khối lượng công việc sửa chữa của một loại hình sửa chữa nào đó(lớn, vừa, nhỏ) là thống nhất đối với tất cả các máy.

-  Đối với một thiết bị cụ thể tỉ lệ giữa khối lượng lao động (tính theo đơn vị người/giờ) của các loại hình sửa chữa tương ứng là: sửa chữa lớn/ sửa chữa vừa/ sửa chữa nhỏ 6/4/1

-  Việc xác định khối lượng công việc sửa chữa, nhu cầu nguyên vật liệu, phụ tùng thay thế, thời gian dừng máy để sửa chữa tính theo bậc phức tạp sửa chữa của máy.

-  Trong hệ thống sửa chữa, những chỉ dẫn về khối lượng công việc sửa chữa là những trị số trung bình. Ta có thể tăng hoặc giảm tùy theo tình trạng thực tế của máy được sửa chữa.

-  Hệ thống quy định trong chu kỳ sửa chữa gồm có 4 loại hình sửa chữa: xem xét bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ, sửa chữa vừa và sửa chữa lớn.

- Kế hoạch và phương án cải tiến máy được tiến hành song song trong kế hoạch sửa chữa lớn.

- Qua những nội dung trên đây của hệ thống sửa chữa theo kế hoạch dự phòng cho ta thấy để làm tốt công tác lập kế hoạch đòi hỏi phải làm tốt công tác lập biểu thống kê và loại máy, kiểu máy, số lượng và đặc điểm làm việc cụ thể của từng máy.

3.1.4. Áp dụng vào kế hoạch sửa chữa máy tiện T6M16 ở xưởng sản xuất:                            

-  Kế hoạch sửa chữa cho máy tiện T6M16 do nhà máy cơ khí Hà Nội sản xuất năm 2014

- Máy chuyên gia công thép trong điều kiện làm việc bình thường của phân xưởng cơ khí Vinh, máy được sản xuất đơn chiếc và loại vừa, chế độ làm việc 2ca/ngày mỗi ca 6tiếng .

- Đội bảo trì làm việc 1ca/ngày. Máy được đưa vào sử dụng tháng 12 năm 2014

Ta có công thứ  tính bậc phức tạp như sau:

                                     R= α( 0,025h +a.L +b.n) +c

Trong  đó:

     α: là hệ số kể đến kết cấu của máy

     h: Chiều cao tâm trục chính đến mặt băng máy

     L: Khoảng cách lớn nhất giữa 2 mũi chống tâm

    a: Hệ số ứng với các máy:

  • L < 5000mm thì a=0,001
  • L> 5000mm thì a=0,002

    b: Hệ số đặc trưng cho dạng truyền động của hộp tốc độ:

  • Nếu truyền động vô cấp thì b=0,1
  • Nếu truyền động phân cấp thì b=0,2

 c: Được tính theo công thứ :

c= 0,5X + C2 +C3

Trong đó:

+                    X là số bàn dao phụ có trong máy.

+                    C2 làbậc phức tạp sửa chữa của cơ cấu điều chỉnh trên trục chính, với máy có: h ≤ 200mm thì có C=2, h≥200mm thì có C2=4.

+                    C3: Bậc phức tạp sửa chữa bàn dao chép hình thủy lực, nếu có thì C3=2.

  • Từ đó ta có các thông số máy tiện ren vít vạn năng T6M16 như sau:

α =1 ( máy kết cấu bình thường);                    

h =160mm;                                                     

a =0,001;      

L= 750mm;

b = 0,2;

n = 12 cấp tốc độ trục chính;                                     

c =2.

Ta có số bậc phức tạp R:

 R= α (0,025h +a.L +b.n) +c

= 1(0,025. 160 + 0,001. 750 + 0,2.12) + 2 =9,15

  1. Tính thời gian chu kỳ:
    1. Chu kỳ sửa chữa lớn:

 Nếu kể cả thời gian ngừng máy để sửa chữa thì :

 T= d.V.S.n.26000 + S.( P1+Pv.X+Pn.Y ).M.R

b. Chu kỳ sửa chữa vừa:

Tv

c. Chu kỳ sửa chữa nhỏ:

 Máy nặng dưới 100T nên :

Tn

d. Chu kỳ xem xét:

Tx ( ứng với máy nặng dưới 10t)

Trong đó:

d : hệ số dạng sản xuất ( cho ở bảng 7.6)

V: hệ số vật liệu gia công ( cho ở bảng 7.6)

S: hệ số sử dụng máy ( cho ở bảng 7.6)

n : hệ số kể đến đặc điểm sử dụng máy hạng nặng ( cho ở bảng 7.6)

P1: Tiêu chuẩn dùng máy trong sửa chữa lớn ( cho ở bảng 7.6)

P2: tiêu chuẩn dùng máy trong sửa chữa vừa ( cho ở bảng 7.6)

    P: tiêu chuẩn dừng máy ( cho ở bảng 7.6)

M : số ca làm việc của máy trong ngày

R : Bậc phức tạp của máy

X : Số lần sửa chữa vừa trong chu kỳ

Y: số lần sửa chữa nhỏ trong chu kỳ

Z: số lần xem xét trong chu kỳ

Trị số X, Y,Z được xác định căn cứ vào cấu trúc của chu kỳ sửa chữa (trong bảng 7.6)

 Vậy: Chu kỳ sửa chữa lớn có kể đến thời gian dừng máy được tính như sau:

Máy được sản xuất sau năm 1975 nên thay số ta có:

d =1,5;    hàng loạt nhỏ ,đơn chiếc

v =1: máy thông thường

  S=1:  trọng lượng cơ khí thông thường

 n=1: máy hạng nhẹ và thông thường

Pn=0,25: sửa chữa nhỏ 1 ca

Pv =0,6:  sửa chữa vừa 1 ca

Pl=1: sửa chữa lớn 1 ca

X=1:  số lần sửa chữa vừa là 1

Y=4:  số lần sửa chữa nhỏ là 4

Z= 6: số lần xem xét trong chu kỳ là  6

R=9,15: bậc phức tạp máy tiện T6M16

M=2  số ca làm việc của máy trong ngày là 2 ca /ngày

Ta có : T= d.V.S.n.26000 + S.( P1+Pv.X+Pn.Y ).M.R

=1,5.1.1.1.26000+1.(1+0,6.1+0,25.4).2.9,15= 39047,58(h).

-  Theo giả thiết thì máy làm việc 2 ca tương ứng với mỗi ca 6tiếng thì số giờ làm việc trong 1 năm là:

1 năm có khoảng 55 ngày.trong đó có ngày chủ nhật,ngày lễ ,ngày tết máy không làm việc nên thời gian làm việc bây giờ chỉ còn :

t =310. 2.6=3720h ( đã trừ tương đối số ngày nghĩ lễ)

-           Vậy tính theo năm thì chu kỳ sửa chữa lớn là:

TL == 10 năm

-           Chu kỳ sửa chữa vừa là:

Tv = 5 năm

-           Chu kỳ sửa chữa nhỏ là :

Tn = =1.5 năm

-           Chu kỳ xem xét là :

Tx = 0,8 năm= 9 tháng              

Vậy kế hoạch sửa chữa được thiết kế như sau:

Năm

2014

2015

2016

2017

2018

2019

2020

2021

2021

2023

2024

Tháng

12

9

6

3

12

  9

6

3

12

9

9

Công việc sửa chữa

Máy được đưa vào sử dụng

 

 

X

 

 

N

 

 

X

 

 

N

 

 

V

 

 

X

 

 

  N

 

 

X

 

 

N

 

 

L

  • Kiểm tra, xem xét, bảo dưỡng.

+ Kiểm tra:

-   Lau sạch bụi bẩn,phoi và các chất liệu khác làm ảnh hưởng đến máy

-   Kiểm tra hệ thống chiếu sáng, diện tích làm việc và các thiết bị bảo hiểm, an toàn.

-   Kiểm tra các bảng biểu chỉ dẫn khi vận hành và sử dụng máy

-   Kiểm tra các tay gạt, hệ thống cự phanh,độ tin cậy và chính xác của hệ thống đó

-   Kiểm tra hệ thống bôi trơn, làm mát và các phương tiện che chắn

+ Xem xét:

-   Xem xét bên ngoài:

  • Các dấu hiệu sai lệch vị trí của nắp đẩy, tấm chắn, các biển biểu chỉ dẫn khi sử dụng máy.
  • Các tấm chắn bao che của cơ cấu truyền động, phớt chắn dầu, chắn bụi còn tốt hay đã hư hỏng.
  • Hiện tượng bình thường hay không bình thường của các mối ghép trên gối trục, ổ đỡ của máy.

-   Xem xét bên trong:

  • Cho máy ngừng hoạt động, cắt cầu dao điện, treo biển báo.
  • Mở nắp của bộ phận máy.
  • Xem xét các vết mòn, gỉ , vết xước trên chi tiết máy.
  • Xem xét vị trí địn vị của các chi tiết trên trục truyền.

+ Bảo dưỡng:

Thứ tự như sau:

-   Chạy thử máy

-   Phát hiện tiếng gõ, rung động, nhiệt

-   Tắt cầu dao điện và treo biển báo

-   Mở nắp bộ phận

-   Kiểm tra bộ phận bằng mắt

-   Kiểm tra cơ cấu bằng tay và dụng cụ đo kiểm

-   Hiệu chỉnh chi tiết, cơ cấu hoặc bộ phận theo yêu cầu kỹ thuật

-   Đóng bộ phận

-   Chuyển tiếp bộ phận khác

-   Thay dầu mỡ nếu cần hoặc bổ sung

-   Chạy thử, cắt thử ,kết luạn và bàn giao.

  • Sửa chữa nhỏ:

+ Nội dung công việc:

-        Lau sạch toàn bộ máy, cạo rỉ và vết xước.

-        Tháo các chi tiết bị hỏng từ cơ cấu, bộ phận máy

-        Kiểm tra mức độ hư hỏng của chi tiết

-        Thay thế hoặc phục hồi chi tiết

-        Lắp ráp và kiểm tra khả năng làm việc của chi tiết mới thay thế hoặc phục hồi. Điều chỉnh cơ cấu, bộ phận của máy bị rơ, lỏng quá mức cho phép

-        Kiểm tra, hiệu chỉnh hệ thống bôi trơn, làm mát

-        Phát hiện những chi tiết cho lần sửa chữa tiếp theo

-        Chạy thử không tải cho tất cả 6 cấp tốc độ

  • Sửa chữa vừa:

+ Nội dung công việc vừa được quyđịnh :

-        Kiểm tra toàn bộ máy và chi tiết

-        Rửa sạch và lau chùi chi tiết

-        Kiểm tra lập bảng thông kê khuyết tật của chi tiết

-        Phân loại chi tiết:

  • Còn dùng được
  • Phải phục hồi
  • Phải thay thế

-        Lập phiếu công nghệ:

  • Phục hồi chi tiết
  • Chuẩn bị chi tiết thay thế
  • Lắp cơ cấu bộ phận
  • Kiểm tra bộ phận
  • Lắp ráp toàn máy
  • Sơn máy

-        Chạy rà và thử máy

-        Bàn giao máy cho sản xuất

+) Nội dung sửa chữa vừa theo kế hoạch quy định:

-        Tháo từng bộ phận ra khỏi thân máy

-        Vận chuyển bộ phận về xưởng sửa chữa

-        Tháo rời cơ cấu chi tiết

-        Thay thế,sửa chữa cơ cấu chi tiết bộ phận

-        Cạo sửa chữa mặt trượt thân máy và các hệ thống mặt trượt khác(phần thân máy vẫn để nguyên trên máy tại phân xưởng sản xuất)

-        Lắp ráp chi tiết,cơ cấu tại phân xưởng sửa chữa.

-        Chuyển bộ phận và lắp ráp bộ phận lên thân máy

-        Kiểm tra hiệu chỉnh toàn máy về độ cứng vững, chính xác.

-        Chạy thử máy không tải,có tải

-        Bàn giao máy cho sản xuất.

  • Sửa chữa lớn

+) Nội dung công việc sửa chữa lớn gồm:

-        Nghiệm thu máy và sửa chữa,đánh giá trình trạng,độ hư hỏng cụ thể của máy,phần này do giám đốc kĩ thuật phòng kế hoạch phân xưởng sửa chữa và phân xưởng sản xuất thực hiện lập thành hồ sơ cho máy trước khi đem đi sửa chữa lớn.

-        Di chuyển máy về nơi sửa chữa(sau đó công việc tiến hành lặp đi lặp lại như sửa chữa vừa). Trong khi chuyển máy về vị trí sửa chữa lớn không nhất thiết phải kèm theo hệ thống điện.

-        Trong sửa chữa lớn người ta qui định về cả việc cải tiến máy. Để thực hiện công việc cái tiến máy trong lần sửa chữa lớn ta xác định theo một số chỉ tiêu sau đây:

  • Chỉ tiêu về công nghệ: Nó được xác định trên cơ sở về mục đích của đơn vị sau khi máy đã được sửa chữa lớn
  • Cải tiến các cơ cấu điều khiển
  •  Cải tiến một số cụm li hợp: Tăng cường hiện đại cho máy bằng các thiết bị điện,điện tử,thủy lực,khí nén.

* Sau lần sửa chữa lớn phải được tổ chức đánh giá kĩ thuật và nghiệm thu máy theo tiêu chuẩn của một máy mới.

CHƯƠNG IV
 ĐẶC ĐIỂM LẮP GHÉP VÀ YÊU CẦU KỸ THUẬT CỦA ĐÀIGÁ DAO MÁY TIỆN REN VÍT VẠN NĂNG T6M16

4.1. Đặc điểm lắp ghép

Đài gá dao được lắp ghép với bàn dao thông qua cơ cấu trụ trơn được kẹp chặt bằng tay hãm. Vì đài gá dao không chỉ làm việc ở một phía có thể gá tối đa 4 dao nên trong quá trình làm việc để thuận lợi cho việc chuyển đổi qua lại giữa các dao ta chọn kiểu lắp ghép lỏng.

4.2. Yêu cầu kỹ thuật

          Đài gá dao là một trong những chi tiết quan trọng của máy cắt kim loại.Đảm bảo sự an toàn và làm việc chính xác của công việc cắt.Vì vậy độ chính xác, độ cứng vững và độ ổn định chuyển động của đài gá dao có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng sản phẩm gia công chi tiết trên máy đài gá dao là chi tiết tương đối phức tạp .

      Đài gá dao là chi tiết dạng hộpcó lỗ phía trong,hình hộp và phía ngoài có các chi tiết vít được lắp ghép để giúp cho giữ chặt dao để thực hiện công việc tiện.

*   Độ không đồng phẳng và độ không song song của các bề mặt chính trong khoảng 0.05-0.1 mm trên toàn bộ chiều dài.Độ nhám bề mặt của chúng:

Ra=5-1.25

*    Các lỗ có độ chính xác cấp 1-3 .Ra = 2.5-0.63

 

 

 

 

 

 

 

 

CHƯƠNG V
 NÊU CÁC DẠNG HỎNG CỦA ĐÀI GÁ DAO MÁY TIỆN REN VÍT VẠN NĂNG T6M16. PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN

*Các dạng hỏng của đài gá dao máy tiện ren vít vạn năng T6M16 và nguyên nhân hư hỏng:

5. 1. Hỏng bu lông kẹp dao

Có thể đầu bu lông bị biến dạng,bu lông bị cong

Nguyên nhân hư hỏng:

.Sử dụng không đúng dụng cụ tháo lắp.

.Bu lông bị cong do quá trình tháo lắp bu lông không đều sinh ra lực cục bộ.

5.2. Hỏng ren

Nguyên nhân hư hỏng:

.Qúa trình làm việc lâu dài, rung động, thiếu dầu bôi trơnbề mặt ren bị ô xi hóa lâu ngày.

.Trong quá trình lắp, bu lông chưa khớp với ren vẫn vặn chặt.

5.3. Mòn trụ trơn,tay hãm

          Nguyên nhân hư hỏng: Đây là một chi tiết được thường xuyênđược tháo lắp nên dễ bị mòn.

5. 4. Mặt đế đài gá dao bị mòn tạo rãnh

          Nguyênnhân hư hỏng:Trong qúa trình làm việc hay khi chỉnh dao, cóc định vị ở dưới đế đài gá dao bị trượt trên bề mặt đế đài gá dao tạo rãnh mòn.

CHƯƠNG VI
 LẬP QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SỬA CHỮA MẶTĐẾ ĐÀI GÁ DAO MÁY TIỆN REN VÍT VẠN NĂNG T6M16 KHI BỊ MÒN TẠO RÃNH

6.1. Phương án công nghệ

-Tùy theo độ mòn của chi tiết mà ta lựa chon nguyên công sửa chữa phù hợp:

Nếu chi tiết đế đài gá dao mòn tạo rãnh nhiều và chi tiết đã qua

+ Phương án 1: -Nguyên công 1:Hàn đắp rãnh

- Nguyên công 2:Phay gia công phẳng

 - Nguyên công 3:Khoan lỗ định vị

- Nguyên công 4:Kiểm tra

+ Phương án 2:  - Nguyên công 1:Phay gia công phẳng

          - Nguyên công 2:Khoan lỗ định vị

          - Nguyên công 3:Kiểm tra

=>Đánh giá phương án công nghệ :

Cả hai phương án đều có thể giải quyết được vấn đề mặt đế đài gá dao bị mòn tạo rãnh.Nhưng để đảm bảo tính kinh tế,tính kĩ thuật và tính đơn giản trong gia công nên thực hiện phương án sửa chữa theo phương án 1.

6.2. Quy trình công nghệ sửa chữa mặt đế đài gá dao máy tiện ren vít vạn năng T6M16 khi bị mòn tạo rãnh

-        Nguyên công I:Hàn đắp rãnh mòn

-        Nguyên công II:Phay gia công mặt phẳng

-        Nguyên công III: Khoan lỗ định vị

-        Nguyên công IV  : Kiểm tra.

 

 

 

 

6.3. Thiết kế nguyên công sửa chữa mặt đế đài gá dao máy tiện ren vít vạn năng T6M16 khi bị mòn tạo rãnh

*  Nguyên công I: Hàn đắp rãnh mòn của đế đài gá dao

- Chọn máy công nghệ: máy hàn hồ quang điện

- Dụng cụ :

Que hàn bằng gang

Quần áo ,mặt nạ bảo hộ

- Chọn phương pháp hàn: Hàn đắp phục hồi bằng hồ quang cầm tay

- Yêu cầu kĩ thuật: Hàn đắp hết kích thước rãnh và có đủ lượng dư để thực hiện nguyên công phay mặt phẳng

- Sơ đồ gá đặt:

*  Nguyên công II: Phay gia công phẳng:

- Chọn máy công nghệ : máy phay 6H82

+ Thông số kỹ thuật của máy phay 6H82:

Số cấp tốc độ trục chính:18 (cấp)

Phạm vi tốc độ trục chính:30-1500  (vòng /phút)

Công suất động cơ chính:7 (kw)

Công suất động cơ chạy dao 1,7 KW

Khối lượng máy:  2700 (kg)

Góc quay lớn nhất của bàn:45

Số rãnh chữ T: 3 rãnh

Dịch chuyển dọc lớn nhất của bàn máy :700( mm)

Dịch chuyển ngang lớn nhất của bàn máy: 260 (mm)

Dịch chuyển thẳng đứng lớn nhất của bàn máy: 320(mm)

Số cấp bước tiến máy: 18 (cấp)

Bước tiến bàn máy chạy dọc: 23,5-1180 (mm/phút)

Bước tiến bàn máy chạy ngang: 23,5-1180( mm/phút)

Lực kéo lớn nhất của cơ cấu chạy dao dọc: 1500 (kg)

Lực kéo lớn nhất của cơ cấu chạy dao ngang: 1200 (kg)

Lực kéo lớn nhất của cơ cấu chạy dao thẳng đứng: 500 (kg)

Đường kính lỗ côn trục chính: 29 (mm)

Độ côn trục chính:N3

Đường kính trục gá dao: 32-50( mm)

- Chọn dao : Dao phay hình trụTL5K6 (tra bảng 4.3 trang 293 cuốn Sổ tay CNCTM 1)

+ Dao phay hình trụ TL5K6 có D =40 ,L=50 d =16 ,Z =10 (tra bảng 4-79a trang 336 cuốn Sổ tay CNCTM 1)

- Chọn chế độ cắt :

+ Lượng cháy dao S = 0.18 mm (bảng 5-33 trang 28 cuốn Sổ tay CNCTM 2)

+ Chiều sâu cắt t = 0.8mm ( bảng 5-40 trang 33 cuốn Sổ tay CNCTM 2)

+ Vận tốc cắt v = 120v/p (bảng 5-42 trang 34 cuốn Sổ tay CNCTM 2)

- Yêu cầu kĩ thuật : Phay đạt kích thước chuẩn, đạt độ đồng phẳng và hình dáng hình học

 - Sơ đồ gá đặt:   

 

* Nguyên công III: Khoan lỗ định vị:

- Chọn máy công nghệ : máy khoan đứng K125

+ Thông số kỹ thuật của máy k125:

Đường kính lớn nhất khoan được:25 (mm)

Khoảng cách từ đường tâm trục chính đến trục :250 (mm)

Độ côn trục chính: N3

Dịch chuyển lớn nhất của trục chính :175 (mm)

Số cấp tốc độ trục chính: 9 (cấp)

Phạm vi tốc độ trục chính: 97-1360 ( vòng/phút)

Số cấp bước tiến :9 bước

Phạm vi bước tiến: 0.1-0.81 (mm/vòng)

Lưc tiến dao :900 (KG)

Mô men xoắn :1500 (KG.cm)

Công suất động cơ chính :2.8 (kw)

Khối lượng máy :925 (kg)

- Chọn mũi khoan : mũi khoan T5K10 có =12 (mm)

- Chọn chế độ cắt :

+ Chiều sâu cắt: t= 0.56 mm (tra bảng 5-25 ,5-26 ,5.24 sổ tay CNCTM 2)

+ Lượng tiến dao:s = 0.45mm/vòng (tra bảng 5-25 sổ tay CNCTM 2)

+Tốc độ cắt :v = 120 vòng /phút  (tra bảng 5-26 sổ tay CNCTM 2)

- Yêu cầu kĩ thuật :khoan đồng tâm ,đạt kích thước

- Sơ đồ gá đặt :

* Nguyên công IV: Kiểm tra:

          - Đài gá dao sau khi gia công lại cần chắc chắn, đạt kích thước chính xác.Có thể dùng đồng hồ so, khung kiểm hoặc dùng cách kiểm tra bằng vết sơn bám để kiểm tra độ chính xác.

 


  • Tiêu chí duyệt nhận xét
    • Tối thiểu 30 từ, viết bằng tiếng Việt chuẩn, có dấu.
    • Nội dung là duy nhất và do chính người gửi nhận xét viết.
    • Hữu ích đối với người đọc: nêu rõ điểm tốt/chưa tốt của đồ án, tài liệu
    • Không mang tính quảng cáo, kêu gọi tải đồ án một cách không cần thiết.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

doantotnghiep.vn@gmail.com

Gửi thắc mắc yêu cầu qua mail

094.640.2200

Hotline hỗ trợ thanh toán 24/24
Hỏi đáp, hướng dẫn