ĐỒ ÁN DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG TRỤC PHÁT TRIỂN PHÍA BẮC THÀNH PHỐ HÀ ĐÔNG TỈNH HÀ TÂY

ĐỒ ÁN DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG TRỤC PHÁT TRIỂN PHÍA BẮC THÀNH PHỐ HÀ ĐÔNG TỈNH HÀ TÂY
MÃ TÀI LIỆU 301400500035
NGUỒN huongdandoan.com
MÔ TẢ 150 MB Bao gồm tất cả file..., thiết kế CAD ( thoát nước, cây xanh, tyu nên, nút giao, mương...) , file excel tính toán, thuyết minh,... hình ảnh...Ngoài ra còn cung cấp thêm nhiều tài liệu liên quan tham khảo của ĐỒ ÁN DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG TRỤC PHÁT TRIỂN PHÍA BẮC THÀNH PHỐ HÀ ĐÔNG TỈNH HÀ TÂY
GIÁ 1,990,000 VNĐ
ĐÁNH GIÁ 4.9 12/12/2024
9 10 5 18590 17500
ĐỒ ÁN DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG TRỤC PHÁT TRIỂN PHÍA BẮC THÀNH PHỐ HÀ ĐÔNG TỈNH HÀ TÂY Reviewed by admin@doantotnghiep.vn on . Very good! Very good! Rating: 5

DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
ĐƯỜNG TRỤC PHÁT TRIỂN PHÍA BẮC THÀNH PHỐ HÀ ĐÔNG TỈNH HÀ TÂY
ĐOẠN 2: KM5+880 -:- KM7+742,29

DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

ĐƯỜNG TRỤC PHÁT TRIỂN PHÍA BẮC THÀNH PHỐ HÀ ĐÔNG TỈNH HÀ TÂY

BƯỚC: THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG

THUYẾT MINH CHUNG

CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU CHUNG

 

I.1  Giới thiệu khái quát:

Tuyến đường Láng Hạ - Thanh Xuân (nay là đường Lê Văn Lương) là trục đường xuyên tâm của Thành phố Hà Nội, đóng vai trò tuyến liên tỉnh nối Hà Tây với Hà Nội.

Đường trục phát triển phía bắc thành phố Hà Đông sẽ kết hợp với đường Lê Văn Lương kéo dài đoạn từ đường Khuất Duy Tiến (đường vành đai III) đến ranh giới Hà Nội – Hà Tây có một vị trí quan trọng trong quy hoạch hệ thống đường đô thị của Hà Nội và Hà Đông. Việc đầu tư xây dựng tuyến đường là rất cần thiết nhằm hoàn thiện mạng lưới giao thông khu vực, nâng cao năng lực hạ tầng kỹ thuật, góp phần xây dựng, mở rộng đô thị phát triển về phía Tây Nam, đồng thời tạo sự kết nối liên thông giữa khu vực Tây Nam Thành phố Hà Nội với Thành phố Hà Đông.

Đường Lê Văn Lương kéo dài, đoạn thuộc địa phận Thành phố Hà Nội đi qua các phường Thanh Xuân Bắc, phường Nhân Chính - quận Thanh Xuân, các xã Trung Văn, xã Đại Mỗ – huyện Từ Liêm, với chiều dài khoảng 2,67km.

Đường trục phát triển phía bắc thành phố Hà Đông đi qua các phường Vạn Phúc, xã Văn Khê, xã Yên Nghĩa, với chiều dài khoảng 5,1km.

I.2  Các căn cứ:

-      Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình và được sửa đổi bổ sung một số điều theo nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ.

-      Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng.

-      Hồ sơ Dự án đầu tư xây dựng công trình Đường trục phát triển phía bắc thành phố Hà Đông tỉnh Hà Tây do liên danh Công ty CP TVTK Đường Bộ và Công ty CP TVXD Thành Nam lập tháng 10/2007.

-      Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 Trục đô thị phía bắc thành phố Hà Đông – tỉnh Hà Tây đã được UBND tỉnh Hà Tây phê duyệt bằng Quyết định số 2436/QĐ-UBND ngày 14/12/2007.

I.3  Phạm vi Dự án:

-      Điểm đầu: là điểm cuối đoạn tuyến đi qua Hà Nội nằm trên ranh giới giữa Hà Nội và Hà Đông thuộc địa phận phường Vạn Phúc (Hà Đông), có vị trí được xác định như sau:

+        Lý trình: Km2+666,850.

+        Tọa độ theo hệ VN2000:          X = 2321552,099; Y = 580486,883.

-      Điểm cuối tuyến: Nằm trên đường vành đai IV (quy hoạch) thuộc địa phận xã Yên Nghĩa (Hà Đông) , có vị trí được xác định như sau:

+        Lý trình: Km7+742,29.

+        Tọa độ: X = 2318405,971; Y = 576595,003.

-      Chiều dài tuyến: L = 5 075,44 m

-      Giai đoạn 1 xây dựng tuyến đường đến hết phạm vi nút giao với đường Lê Trọng Tấn (Km5+880). Chiều dài tuyến giai đoạn 1 L = 3213m.

1.1    Các quy trình, quy phạm áp dụng:

1.1.1      Khảo sát :

-      Quy trình khảo sát đường ô tô 22TCN 263-2000.

-      Quy trình khoan thăm dò địa chất công trình 22TCN 259-2000.

-      Quy trình khảo sát thiết kế nền đường ôtô đắp trên đất yếu 22TCN 262-2000.

-      Quy phạm đo vẽ bản đồ 96TCN 43-90 của Cục đo đạc bản đồ Nhà nước.

-      Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 364: 2006.

1.1.2      Thiết kế:

-      Quy phạm thiết kế đường đô thị, quảng trường TCXDVN 104 – 2007.

-      Tiêu chuẩn thiết kế đường ô tô TCVN 4054-2005.

-      Quy trình thiết kế áo đường mềm 22TCN 211-06.

-      Quy trình thiết kế áo đường cứng 22TCN 223-95.

-      Tiêu chuẩn thiết kế cầu 22TCN 272 - 05.

-      Quy trình khảo sát thiết kế nền đường ôtô đắp trên đất yếu 22TCN 262-2000.

-      Tiêu chuẩn ngành tính toán các đặc trưng dòng chảy lũ 22TCN 220-95.

-      Điều lệ báo hiệu đường bộ 22TCN 237-01.

-      Tiêu chuẩn thoát nước mạng lưới bên ngoài và công trình 20 TCN - 51 - 84.

-      Tiêu chuẩn cấp nước bên ngoài và công trình 20 TCN - 33 - 85.

-      Tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy cho nhà và các công trình TCXDVN2622 – 95.

 

CHƯƠNG II : ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU

II.1  ĐỊA HÌNH, ĐỊA MẠO:

Đoạn tuyến khảo sát nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng và sông Đáy, thuộc kiểu địa hình đồng bằng tích tụ nguồn gốc sông biển. Bề mặt địa hình tương đối bằng phẳng (cao độ bề mặt địa hình biến đổi trong phạm vi hẹp từ 4,7m đến 6,5m), bị phân cắt nhẹ bởi sông Nhuệ và hệ thống kênh mương tưới tiêu trong vùng. Phủ lên trên bề mặt địa hình là các trầm tích của kỷ Đệ tứ (QIV) có thành phần là sét, sét pha, cát pha, cát với bề dày lớn.

-      Tuyến chủ yếu đi qua khu vực đất nông nghiệp, trừ đoạn Km3+300 – Km3+440 (cắt qua đường 70) và đoạn Km5+320 – Km5+400 (cắt qua làng) 2 bên tuyến có dân cư sinh sống. Các đoạn còn lại 2 bên tuyến là ruộng trồng lúa và hoa màu. Khu vực này nằm trong vùng quy hoạch khu đô thị phía bắc thành phố Hà Đông đã được UBND tỉnh Hà Tây phê duyệt bằng Quyết định số 2436/QĐ-UBND ngày 14/12/2007.

II.2      KHÍ HẬU:

Khu vực dự án thuộc Thành phố Hà Đông, tỉnh Hà Tây, khí hậu trong vùng mang những nét đặc trưng của khí hậu vùng đồng bằng Bắc Bộ. Khí hậu trong khu vực chia làm hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa thường trùng với mùa hạ, kéo dài 6 tháng từ tháng IV đến tháng X, mùa khô trùng với mùa đông kéo dài từ tháng XI đến tháng IV năm sau. Gần khu vực có trạm khí tượng Láng - Hà Nội (trạm quan trắc các yếu tố khí tượng từ năm 1925 đến nay). Sau đây là một số đặc trưng khí hậu trong vùng:

II.2.1Nhiệt độ không khí.

Nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 23,50C. Hàng năm có 3 tháng nhiệt độ trung bình xuống dưới 200C (từ tháng XII đến tháng II năm sau). Tháng lạnh nhất là tháng I có nhiệt độ trung bình 140C. Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối quan trắc tại Hà Nội là 2,70C (12/1/1955).

Trừ 2 ~ 3 tháng trong thời kỳ chuyển tiếp, còn lại 5 tháng từ tháng V đến tháng IX nhiệt độ trung bình vượt quá 270C và nhiệt độ tối cao trung bình tại Hà Nội xấp xỉ 330C.

Hai tháng nóng nhất là tháng VI và tháng VII. Nhiệt độ tối cao tuyệt đối quan trắc được là 42,80C.

Biên độ dao động ngày đêm của nhiệt độ trung bình vào khoảng 6,40C. Thời kỳ nhiệt độ dao động mạnh nhất là những tháng khô hanh đầu mùa đông, thời kỳ dao động ít nhất là những tháng ẩm ướt cuối mùa đông.

II.2.2 Mưa.

Lượng mưa phân bố khá đồng đều, lượng mưa trung bình năm là 1650mm - 1700mm với số ngày mưa trung bình là 144 ngày. Mùa mưa kéo dài 6 tháng, từ tháng V đến tháng X. Trong mùa mưa tập trung tới 85% lượng mưa cả năm. Lượng mưa tăng dần từ đầu mùa tới giữa mùa, đạt tới cực đại vào tháng VII, tháng V3 (là tháng nhiều bão nhất ở vùng này) với lượng mưa trung bình khoảng 300mm. Các tháng VI, tháng IX cũng có lượng mưa trung bình xấp xỉ 250mm.

Lượng mưa ngày lớn nhất tại trạm Láng - Hà Nội là 566,3mm xảy ra vào ngày 9/11/1984, trận mưa này có tần suất khoảng 1%.

Bảng 2 : Lượng mưa trung bình tháng năm tại trạm Láng (mm)

Trạm

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

Năm

Láng

18,6

26,2

43,8

90,1

188,5

239,9

288,2

318,0

265,4

130,7

43,4

23,4

1676,2

Bảng 3: Lượng mưa ngày lớn nhất ứng với các tần suất (mm).

                       P%

 

Mưa thời đoạn (mm)

 

Xmax1984

 

Xmax1994

 

1

 

2

 

5

 

10

X1ngày max

394,9

179,6

400,1

338,1

261,9

209,5

X3ngày max

560,2

317,1

553,0

480,5

387,7

320,0

X5ngày max

587,4

335,4

571,8

504,4

416,9

351,8

Sáu tháng còn lại, từ tháng XI đến tháng IV, thuộc về mùa ít mưa. Những tháng đầu mùa đông là thời kỳ ít mưa nhất. Mỗi tháng trung bình chỉ quan sát được 6 - 8 ngày mưa nhỏ. Tháng có lượng mưa cực tiểu là tháng XII hoặc là tháng I, với lượng mưa từ 12mm - 18mm và 5 - 7 ngày mưa. Nửa cuối mùa đông là thời kỳ mưa phùn ẩm ướt. Tuy lượng mưa tăng không nhiều so với đầu mùa đông nhưng số ngày mưa thì nhiều hơn rõ rệt (10 - 15 ngày mỗi tháng).

II.2.3 Độ ẩm.

Độ ẩm trung bình năm là 84%. Thời kỳ ẩm ướt nhất là các tháng cuối mùa đông (tháng II, III, IV), độ ẩm trung bình đạt tới 85 - 87%. Thời kỳ khô nhất là những tháng đầu mùa đông (tháng XI, XII, I). Trong đó tháng cực tiểu là tháng I có độ ẩm trung bình là 80%.

II.2.4 Nắng.

Tổng số giờ nắng trung bình cả năm vào khoảng 1500 - 1600 giờ nắng. Nói chung, suốt mùa hạ đều nắng nhiều, mỗi tháng có trên 150 giờ nắng. Tháng nhiều nắng nhất là tháng VII với tổng số giờ nắng trung bình vào khoảng 160 giờ.

II.2.5 Gió, bão.

Về mùa đông, gió thường thổi tập trung theo hai hướng Đông Bắc và Bắc. Trong mùa hạ gió thường thổi theo hướng Đông Nam hoặc hướng Nam.

Tốc độ gió mạnh nhất xảy ra vào mùa hạ, khi có dông và bão. Tốc độ gió có thể đạt tới 30 - 35m/s. Mùa đông, khi có gió mùa tràn về gió giật cũng có thể đạt tới 20m/s.

II.3      THỦY VĂN:

II.3.1 Đặc điểm thủy văn khu vực.

Khu vực thành phố Hà Đông chịu ảnh hưởng trực tiếp chế độ thuỷ văn sông Nhuệ- là một trong những sông nhánh lớn của sông Đáy ở phía bờ Tả. Ngoài ra phần dự kiến mở rộng về phía Bắc chịu ảnh hưởng của chế độ thuỷ văn sông Đáy đoạn qua địa phận thành phố  Hà Đông.

-      Sông Đáy: Sông Đáy nguyên là phân lưu tự nhiên của sông Hồng, diện tích lưu vực 5.800 km2. Kể từ năm 1937 khi đập Đáy xây dựng xong cho đến hoà bình, đập Đáy mới vận hành 3 lần vào các năm 1940, 1945 và năm 1947. Khi  đập Đáy không làm việc thì mực nước và lưu lượng trong sông đoạn từ Tân Lang trở lên phụ thuộc hoàn toàn vào lượng mưa và nước tiêu trong lưu vực. Từ năm 1971 đến nay mặc dù chưa phải phân lũ nhưng do có nhiều công trình tiêu úng trực tiếp vào sông nên mực nước về mùa lũ tăng lên rất cao. Hiện nay sông Đáy vẫn là nguồn chính cấp cho nhiều vùng sản xuất tập trung hai bên bờ sông. Do khả năng tiếp nhận và chuyển tải nước lớn nên sông Đáy là nơi nhận nước tiêu chủ yếu của hệ thống sông Nhuệ.

-      Hệ thống sông Nhuệ: Hệ thống thuỷ nông sông Nhuệ nằm kẹp giữa sông Hồng, sông Đáy và sông Châu Giang. Nhìn tổng thể lưu vực của hệ thống có hình lòng máng: Cao ở các vùng ven sông Hồng, sông Đáy thấp dần vào trục chính sông Nhuệ, dốc dần từ Bắc xuống Nam. Sông Nhuệ dài 74 km nối liền với sông Hồng qua cống Liên Mạc với sông Đáy qua cống Lương Cổ, là chục tưới tiêu kết hợp của hệ thống. Cống Liên Mạc về mùa kiệt luôn mở để lấy nước sông Hồng vào sông Nhuệ, còn về mùa lũ chỉ mở khi khi mực nước sông Hồng ở mức dưới báo động cấp I và trong đồng có nhu cầu cấp nước. Cống Lương Cổ về mùa lũ luôn luôn mở để tiêu nước và chỉ đóng lại khi có phân lũ qua Đập Đáy. Như vậy trong quá trình tiêu úng, mực nước sông Nhuệ và các sông nhánh khác trong hệ thống luôn luôn chịu ảnh hưởng trực tiếp của mực nước lũ sông Đáy.

II.3.2 Đặc điểm thủy văn nội đồng.

Hệ thống đê của sông Nhuệ và sông Đáy đã tạo ra chế độ thủy văn nội đồng. Chế độ thủy văn nội đồng hoàn toàn phụ thuộc vào chế độ mưa nội đồng và hệ thống trạm bơm tiêu cưỡng bức ra các sông. Tuy nhiên trong một số trường hợp mực nước của các sông lên cao, các trạm bơm phải dừng hoạt động hoặc hoạt động kém hiệu quả gây ra ngập nội đồng và kéo dài thời gian ngập. Trong các tính toán thủy văn và thoát nước, vấn đề vỡ đê không được đề cập tới. Mực nước cao nhất nội đồng chính là mực nước úng trong ruộng.

II.4      ĐỊA CHẤT:

II.4.1Điều kiện địa chất khu vực:

Căn cứ vào các kết quả khảo sát địa chất hiện trường, nghiên cứu bản đồ địa chất tờ Hà Nội (F-48-XXVIII) tỷ lệ 1:200 000 - loạt tờ Tây Bắc do Tổng cục Địa chất (Liên đoàn bản đồ Địa chất) xuất bản năm 1970; Sơ đồ trầm tích Đệ Tứ vùng Hà Nội tỷ lệ 1:50.000 do đoàn Địa chất Hà Nội công bố năm 1989, khu vực khảo sát nằm trong diện phân bố các thành tạo trầm tích Đệ Tứ có tuổi từ Pleistocen sớm đến Holocen được mô tả theo thứ tự từ già đến trẻ như sau:

  • Thống Pleistocen dưới (sớm), Hệ tầng Lệ Chi (aQIlc): Thành phần gồm cát cuội sỏi sạn xen bột sét, cát màu xám. Chiều dày tối đa của hệ tầng 25m.
  • Thống Pleistocen giữa (trung) - trên (muộn), Hệ tầng Hà Nội (a, apQII-IIIhn): Thành phần gồm cuội sỏi sạn dăm sạn thạch anh, xen bột sét màu gạch vàng, nâu xám. Chiều dày của hệ tầng khoảng 34m.
  • Thống Pleistocen trên (muộn), Hệ tầng Vĩnh Phúc (aQIII 2vp): Thành phần gồm cát ít sạn sỏi, sét bột màu sắc loang lổ hoặc sét bột màu xám dễ nhận biết đặc trưng bằng sự chuyển đổi theo không gian từ hạt thô đến hạt mịn. Chiều dày của hệ tầng: 5-20m.
  • Thống Holocen dưới-giữa, Hệ tầng Hải Hưng (lb, m, bQ1-2IVhh): Thành phần gồm cát bột sét màu xám vàng, bột sét, cát hạt bụi màu xám đen, xám tro , bột cát sạn màu xám sẫm, sét màu đen và xanh, sét kaolin lẫn tàn tích thực vật. Chiều dày của hệ tầng: 2-10m.
  • Thống Holocen trên, Hệ tầng Thái Bình (aQ3IVtb): Thành phần gồm sét, bột, cát màu xám nâu, cát, bột, sét màu xám đen, sét màu nâu xen sét màu đen chứa tàn tích thực vật, cát hạt mịn màu xám, cát hạt nhỏ. Chiều dày của hệ tầng: 5-30m.

II.4.2 Địa tầng và đặc tính cơ lý của các lớp đất

Căn cứ vào tài liệu đo vẽ ĐCCT, kết quả khoan khảo sát địa chất và kết quả thí nghiệm mẫu đất trong phòng; địa tầng khu vực đoạn tuyến đi qua được phân chia thành các lớp đất được mô tả theo thứ tự từ trên xuống dưới như sau:

(Các lớp đất được phân chia và mô tả thống nhất trong toàn dự án)

Lớp Đ: Đất đắp có thành phần sét pha màu xám vàng, xám nâu. Lớp này phân bố cục bộ trong phạm vi khảo sát, tại những vị trí tuyến đi qua đường cũ hoặc khu dân cư với bề dày từ 0,5¸2,0m. Lớp đất có khả năng chịu tải trung bình, diện phân bố hẹp, không có ý nghĩa về mặt chịu lực, cần bóc bỏ khi thi công công trình nên không lấy mẫu thí nghiệm xác định chỉ tiêu cơ lý.

Lớp 1: Sét pha màu xám nâu trạng thái dẻo mềm. Lớp này nằm dưới lớp đất đắp, phần lớn phân bố ngay trên bề mặt địa hình trong phạm vi khảo sát. Quá trình khoan khảo sát bắt gặp lớp đất 1 trong tất cả các lỗ khoan với chiều dày từ 1,7m (LKC-cống thủy lợi: Km6+188,08) đến 14,0m (LKM2-cầu La Khê). Đất có khả năng chịu tải kém, diện phân bố rộng rãi.

 Thấu kính TK1: Cát bụi màu xám vàng, xám xanh đen, rời. Đây là lớp thấu kính phân bố trong lớp đất 1 chỉ bắt gặp trong lỗ khoan NĐ6 ở độ sâu từ 3,7-4,2m. Đất có sức chịu tải trung bình, bề dày nhỏ, phạm vi phân bố cục bộ, ít có ý nghĩa về mặt chịu tải nên không lấy mẫu thí nghiệm xác định chỉ tiêu cơ lý.

Thấu kính TK2: Bùn sét pha màu nâu tím. Đây là lớp thấu kính phân bố trong lớp đất 1 chỉ bắt gặp trong lỗ khoan LK5 ở độ sâu từ 3,0-6,2m. Đất có sức chịu tải kém, cần phải xử lý khi thi công công trình.

Lớp 2: Cát pha màu xám xanh đen trạng thái dẻo. Lớp này nằm dưới lớp 1, phạm vi phân bố rộng, bắt gặp hầu hết trong các lỗ khoan với bề dày biến đổi từ 0,4m (NĐ7, NĐ8, NĐ10) đến 2,3m (NĐ1). Đất có khả năng chịu tải kém, cần phải xử lý khi thi công công trình. Giá trị xuyên tiêu chuẩn (SPT) tại lỗ khoan LKC-cống thủy lợi: Km6+188,08: N30=3.

Lớp 3: Cát nhỏ màu xám xanh, rời đến chặt vừa. Lớp này nằm dưới lớp đất 1 và lớp đất 2, diện phân bố khá rộng rãi trên phạm vi đoạn tuyến, bắt gặp trong hầu hết các lỗ khoan đã khảo sát. Bề dày của lớp chưa xác định do phần lớn các lỗ khoan kết thúc trong lớp này, chiều dày đã khoan qua biến đổi từ 6,0m (LKM1-cầu La Khê) đến hơn 16,0m (LK2, LK3, LK4). Đây là lớp đất có sức chịu tải trung bình, sức chịu tải quy ước: R’=1,5kG/cm2, giá trị xuyên tiêu chuẩn (SPT) tại lỗ khoan LKM1, LKT1-cầu La Khê: N30=5-11.

Lớp 4: Bùn sét pha màu nâu tím. Đây là lớp đất yếu, phát hiện tại vị trí lỗ khoan LK6, LK7 và LKC-cống thủy lợi Km6+188,08 ở độ sâu từ 3,0m đến 7,0m. Đất có khả năng chịu tải kém, cần phải xử lý khi thi công công trình. Giá trị xuyên tiêu chuẩn (SPT): N30=2.

 Lớp 5: Sét pha màu nâu tím trạng thái dẻo mềm. Lớp đất này phát hiện tại các lỗ khoan LKM1, LKT1-cầu La Khê, LK7 và lỗ khoan LKC-cống thủy lợi với chiều dày biến đổi từ 1,5m (LKM1) đến 9,0m (LK7). Đất có khả năng chịu tải kém, giá trị xuyên tiêu chuẩn (SPT) tại các lỗ khoan cầu La Khê và cống thủy lợi: N30=5-8.

Lớp 6: Cát pha màu xám tím trạng thái dẻo. Lớp đất này phát hiện tại các lỗ khoan LK7, LKC-cống thủy lợi và lỗ khoan LK8 với chiều dày từ 1,5m (LK8) đến hơn 5,0m. Đất có khả năng chịu tải kém, giá trị xuyên tiêu chuẩn (SPT) tại lỗ khoan cống thủy lợi: N30=8-14.

Lớp 7: Cát nhỏ màu xám xanh đen, bão hòa nước, chặt vừa. Lớp đất này phát hiện tại các lỗ khoan LKM1, LKT1, LKT2-cầu La Khê, LKC-cống thủy lợi và LK8 với chiều dày biến đổi từ 3,1m (LKT2) đến hơn 6,0m (LK8). Tại vị trí lỗ khoan LKC lớp có chiều dày tới 21,5m. Đất có khả năng chịu tải khá, sức chịu tải quy ước: R’=1,5kG/cm2,  giá trị xuyên tiêu chuẩn (SPT) tại các lỗ khoan cầu La Khê và cống thủy lợi: N30=9-31.

Lớp 10: Cát pha màu xám, trạng thái dẻo. Lớp đất này phát hiện cục bộ tại các lỗ khoan cầu La Khê và cống thủy lợi với chiều dày biến đổi từ 1,5m (LKT1) đến 8,0m (LKM2). Đất có khả năng chịu tải trung bình, sức chịu tải quy ước: R’<1,0kG/cm2, giá trị xuyên tiêu chuẩn (SPT) tại các lỗ khoan cầu La Khê và cống thủy lợi: N30=5-13.

Lớp 11: Cát nhỏ màu xám xanh đen, bão hòa nước, chặt vừa. Lớp này nằm dưới lớp 10, gặp trong tất cả các lỗ khoan cầu La Khê và cống thủy lợi với chiều dày từ 3,7m (LKC) đến 14,7m (LKT1). Đất có khả năng chịu tải trung bình khá, sức chịu tải quy ước: R’=1,5kG/cm2, giá trị xuyên tiêu chuẩn (SPT): N30=10¸30.

(Chi tiết xem trong Hồ sơ Báo cáo khảo sát địa chất công trình).

II.4.3Điều kiện Vật liệu xây dựng:

Các mỏ vật liệu phục vụ thi công xây dựng công trình đã được Công ty Cổ phần TVTK Đường bộ điều tra trong bước Lập dự án đầu tư bao gồm các mỏ sau:

-     Mỏ đất đắp: Mỏ đất đồi Gò Chè xã Tiến Xuân, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình

-     Mỏ cát: Bãi tập kết cát Chèm xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, TP Hà Nội

-     Mỏ đá: Mỏ đá núi Trán Voi (SUNGEI WAY) xã Hòa Thạch, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây

Các mỏ VLXD đáp ứng yêu cầu về chất, trữ lượng phục vụ thi công công trình. Tuy nhiên, cự ly vận chuyển vật liệu từ các mỏ xa sẽ làm tăng giá thành thi công công trình.

Chi tiết xem trong “Báo cáo khảo sát địa chất công trình nền đường và mỏ VLXD bước Lập dự án đầu tư” do Công ty Cổ phần TVTK Đường bộ tháng 9 năm 2007.

 

 

CHƯƠNG III : GIẢI PHÁP VÀ KẾT QUẢ THIẾT KẾ

III.1    QUY MÔ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG:

Căn cứ Hồ sơ DAĐT của tuyến đường, tuyến đường sẽ được đầu tư hoàn chỉnh để xây dựng thành tuyến đường văn minh, hiện đại. Các hạng mục đầu tư bao gồm:

-      Đường giao thông ( nền, mặt đường, hè vỉa, trạm xe buýt....).

-      Các công trình cầu vượt sông và cầu cạn

-      Hệ thống thoát nước mưa.

-      Hệ thống thoát nước thải.

-      Hệ thống cấp nước.

-      Hệ thống chiếu sáng.

-      Hào kỹ thuật.

-      Cây xanh.

-      Hệ thống an toàn giao thông.

III.2    CÁC CHỈ TIÊU KỸ THUẬT CỤ THỂ:

III.2.1. Phần đường giao thông:

  1. Quy mô:

Được thiết kế theo quy mô đường phố chính - Quy trình Đường đô thị - yêu cầu thiết kế TCXDVN 104 - 2007.

TT

Hạng mục

Đ.vị

Giá trị

Ghi chú

1

Cấp đường

-

Đường phố chính

Theo quy hoạch

2

Tốc độ thiết kế

km/h

80 (60)

 Trị số trong ngoặc dùng cho cầu vượt đường sắt

3

Các thông số tuyến

 

 

 

 

Tầm nhìn 2 chiều tối thiểu

m

200

 

 

Tầm nhìn 1 chiều tối thiểu

m

100

 

 

Bán kính cong nằm tối thiểu

m

250

 

4

Các thông số mặt cắt ngang

 

 

 

 

- Bề rộng nền đường

m

40

 

 

 - Chiều rộng làn xe

m

3,5

 

 

- Số làn

làn

2x2

 

 

- Lề đường

m

2x3,5m

 

 

 - Dải phân cách giữa

m

3

 

 

- Dải an toàn

m

2x0,75m

 

 

 - Hè đi bộ

m

2 x 7,25 = 14,5

 

5

Các thông số chiều đứng

 

 

 

 

- Độ dốc dọc tối đa

%

5

 

 

- Bán kính đường cong lõm tối thiểu.

m

2000

 

 

- Bán kính đường cong lồi tối thiểu.

m

3000

 

 

- Tĩnh không chiều đứng tối thiểu.

m

4,75

 

6

Kết cấu mặt đường

 

 

 

 

- Mô đun đàn hồi yêu cầu

Mpa

165

 

 

- Loại mặt đường

 

Cấp cao A1

 

  1. Bình đồ tuyến :

-      Bình đồ tuyến theo phương án 2 (phương án kiến nghị) trong Hồ sơ DAĐT lập tháng 11/2007 (Phương án hiệu chỉnh tuyến quy hoạch đoạn Km2+700 – Km2+640 tránh các lô đất đã qua đấu giá quyền sử dụng đất). Cụ thể như sau:

+       Điểm đầu tuyến: trùng điểm cuối đoạn tuyến đi qua Hà Nội nằm trên ranh giới giữa Hà Nội và Hà Đông (Km2+666,85).

+       Đoạn Km2+666,85 – Km2+700 và đoạn Km3+640 – Km7+742,286 (cuối tuyến), L = 4 135,44m: Tuyến đi trùng hoàn toàn tim tuyến trong quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 trục đô thị phía bắc thành phố Hà Đông – tỉnh Hà Tây đã được UBND tỉnh Hà Tây phê duyệt bằng Quyết định số 2436/QĐ-UBND ngày 14/12/2007.

+       Đoạn Km2+700 – Km3+640, L = 940,78: Hiệu chỉnh tim tuyến về phía bên phải tim tuyến quy hoạch từ 0 – 9,5m tránh 2 lô đất đã được đấu giá quyền sử dụng đất và nhà 5T mới xây. Tuyến đi sát khu tập thể Trung tâm nghiên cứu môi trường và tường bao bến xe Vạn Phúc.

+       Tuyến đường cắt qua kênh La Khê tại Km5+300 và  mương tưới N2 tại Km6+200, cắt qua đường Lê Trọng Tấn tại Km5+670, cắt đường sắt Bắc Hồng – Văn Điển tại Km7+050 và 1 số tuyến đường nội bộ trong khu đô thị theo quy hoạch... Toàn tuyến có 5 đường cong, bán kính đường cong nằm nhỏ nhất Rmin = 500m, bán kính đường cong nằm lớn nhất Rmax = 1000m. Các đường cong nằm đều được thiết kế đường cong chuyển tiếp, siêu cao, mở rộng theo quy trình.

Kết quả thiết kế:

Đỉnh

A

R (m)

T(m)

P(m)

K(m)

Isc(%)

Lct(m)

D1

168º35’13”

700,0

107,24

3,82

214,44

2,0

75,0

D2

173º2’40”

1000,0

98,29

2,08

196,40

2,0

75,0

D3

172º19’37”

700,0

84,46

1,91

168,74

2,0

75,0

D4

160048’40”

1000,0

206,67

14,44

410,09

2,0

75,0

D5

152001’10”

500,0

162,18

15,77

319,18

2,0

75,0

  1. Cắt dọc tuyến:

-      Về cơ bản, cắt dọc tuyến tuân theo Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 Trục đô thị phía bắc thành phố Hà Đông – tỉnh Hà Tây đã được UBND tỉnh Hà Tây phê duyệt bằng Quyết định số 2436/QĐ-UBND ngày 14/12/2007, Htk = 6,2m – 6,3m. Tuy nhiên, tại các vị trí xây dựng công trình, cao độ thiết kế được điều chỉnh để đảm bảo tĩnh không và kết cấu công trình theo yêu cầu, cụ thể như sau:

-        Đoạn Km2+666,85 – Km3+289,75: Cao độ thiết kế Htk = 6,2m, trong đó điều chỉnh cục bộ cao độ thiết kế các đoạn trong đường cong nằm để tạo độ dốc dọc thoát nước i=0,3% (đoạn Km2+666,85 – Km2+980,17 và đoạn Km3+060 – Km3+289,75). Cao độ thiết kế lớn nhất trong đoạn có dốc dọc Hmax = 6,79m tại Km3+191,55.

-        Đoạn Km3+289,75 – Km4+985: Cao độ thiết kế Htk = 6,30m, trong đó điều chỉnh cục bộ cao độ thiết kế đoạn Km3+456,83 – Km3+625,57 trong đường cong nằm để tạo độ dốc dọc thoát nước i=0,3%. Cao độ thiết kế lớn nhất trong đoạn có dốc dọc Hmax = 6,55m tại Km3+541,20.

-        Cao độ cầu vượt kênh La Khê được tính toán theo các số liệu thủy văn do Công ty KTCT thủy lợi Sông Nhuệ cung cấp, Htk = 8,00m.

-        Cao độ nút giao với đường Lê Trọng Tấn: Htk = 7,07m, đảm bảo điểm cuối phạm vi thiết kế nút có cao độ bằng với cao độ thiết kế đường Lê Trọng Tấn theo Hồ sơ thiết kế kỹ thuật được duyệt.

-        Cao độ cống tại kênh tưới N2 bằng cao độ đáy kênh hiện tại cộng với kích thước cống, Htk = 8,31m.

-        Điểm giao cắt với đường sắt Bắc Hồng – Văn Điển: Khống chế cao độ theo tĩnh không đường sắt và chiều cao kết cấu cầu vượt, Htk = 17,1m.

Kết quả thiết kế (đoạn Km2+666,85 – Km5+880):

+       Độ dốc dọc nhỏ nhất:       i =0%.

+       Độ dốc dọc lớn nhất:        i = 0,56%.

  1. Cắt ngang tuyến:

-      Trong phạm vi đoạn Km2+666,85 – Km5+880, nền đường chủ yếu là nền đắp, chiều cao đắp từ 0 – 2,65m, cục bộ 1 số đoạn là nền đường đào với chiều dài từ 15 – 22m dọc tuyến.

+       Căn cứ theo kết quả khảo sát địa chất nền đường, tổng lún dự báo của nền đường đắp trên đoạn Km2+666,85 - Km5+880 được xác định đạt trị số tối đa Smax=0,08m, nằm trong giới hạn cho phép theo quy định của quy trình 22 TCN 262 – 2000 và 22 TCN 211 – 06. Do đó, không cần áp dụng các biện pháp xử lý nền đường đặc biệt mà chỉ đào vét lớp đất hữu cơ, đất ruộng... trên bề mặt với chiều dày trung bình 0,5m trước khi đắp nền.

Tuy nhiên với điều kiện thực tế của nền đường đi qua vùng ruộng trũng, ao hồ... trong quá trình thi công nền đường có thể xuất hiện các hiện tượng địa chất bất lợi cho nền đường như túi bùn, cát chảy ...nằm xen kẽ giữa các lỗ khoan khảo sát. Khi đó áp dụng các biện pháp xử lý đảm bảo ổn định nền đường như:Đào bỏ một phần hoặc toàn bộ lớp đất yếu, đóng cọc tre 25cọc/m2, sử dụng cọc cát, bấc thấm....

+       Căn cứ theo điều kiện vật liệu xây dựng thực tế trong khu vực, nền đường đắp được đắp bằng cát đạt độ chặt K> 0,95, lớp nền thượng sát đáy áo đường với chiều dày 30cm đắp bằng đất đồi chọn lọc đạt độ chặt K> 0,98. Ta luy nền đường được đắp bao bằng đất dày 1m, độ dốc ta luy 1/1,5. Trong quá trình thi công, nếu phát hiện các mỏ đất đắp trong khu vực đảm bảo các yêu cầu về đất đắp nền đường, có thể thay thế vật liệu cát đắp nền bằng vật liệu đất đắp  nhưng phải được sự đồng ý của TVGS và phải đảm bảo các yêu cầu của quy trình.

+       Nền đường được đào thay lớp đất phía dưới kết cấu áo đường trong khu vực tác dụng của nền đường với chiều dày tối thiểu 80cm. Trong đó 30cm sát dưới đáy kết cấu áo đường được đắp trả bằng đất đồi chọn lọc đạt độ chặt K> 0,98; 50 cm còn lại đắp trả bằng cát đạt độ chặt K> 0,95.

  1. Kết cấu mặt đường:

Kết cấu mặt đường cấp cao A1 có Eyc > 165 Mpa bao gồm các lớp sau:

-      Bê tông nhựa hạt mịn dày 5cm.

-      Nhựa dính bám tiêu chuẩn 0,5kg/m2.

-      Bê tông nhựa hạt thô dày 7cm.

-      Nhựa thấm bám tiêu chuẩn 1kg/m2.

-      Cấp phối đá dăm loại I dày 24 cm.

-      Cấp phối đá dăm loại II dày 38 cm.

-      30cm đắp đất K98 có Eo = 40 Mpa.

(Giữ nguyên kết cấu áo đường trong bước lập dự án đầu tư).

  1. Nút giao:

Trong phạm vi đoạn Km2+668,85 – Km5+880 có 2 nút giao với các tuyến đường hiện tại là đường ĐT70, đường Lê Trọng Tấn và một số vị trí giao cắt với các tuyến đường quy hoạch. Trong đó, 2 nút giao với đường hiện tại sẽ được xây dựng với hình thức giao bằng. Các nút giao còn lại với đường quy hoạch sẽ không được xây dựng cùng với đường trục phát triển phía bắc thành phố Hà Đông mà sẽ được xây dựng cùng với các tuyến đường quy hoạch trong tương lai.

        Chi tiết 2 nút giao với các tuyến đường hiện tại như sau:

Nút giao với đường ĐT70 cũ:

-      Đường 70 cũ có bề rộng nền Bn­ =27m, được xây dựng theo quy mô đường đô thị với vỉa hè 2 bên và dải phân cách giữa. Nút giao với đường 70 được thiết kế theo hình thức nút giao bằng có đèn điều khiển. Bán kính bó vỉa các nhánh rẽ tại nút được thiết kế theo hình thức đường tròn 3 tâm với các trị số bán kính tương ứng là 36m - 12m - 36m phù hợp với quỹ đạo xe chạy.

-      Trên hướng xe đi vào nút, bố trí làn rẽ phải và làn chờ rẽ trái. Chiều rộng làn rẽ phải B =3,5m, chiều dài làn chờ rẽ L =75m, đoạn vuốt làn tỷ lệ 1/15 có chiều dài L =52,5m. Bố trí dải phân cách với bề rộng B=0,5m ngăn cách làn rẽ phải với làn chính. Trên làn xe rẽ phải, các xe được phép rẽ khi đèn đỏ bật sáng.

Làn chờ rẽ trái được bố trí sát dải phân cách giữa với bề rộng B=3m, chiều dài làn chờ rẽ L = 70m, chiều dài đoạn chuyển tốc L =45m. Trên làn chờ rẽ trái, các phương tiện phải chờ tín hiệu đèn xanh bật sáng mới được phép rẽ.

-      Trên hướng xe đi ra khỏi nút, bố trí các làn tăng tốc với bề rộng làn và chiều dài chuyển làn giống làn rẽ phải.

-      Giữ nguyên bề rộng nền đường Bnền = 40m, thu hẹp vỉa hè mỗi bên 3,25m (bề rộng vỉa hè mỗi bên còn lại Bvỉa hè = 4,0m) và thu hẹp dải phân cách giữa với bề rộng B= 2m (bề rộng dải phân cách giữa còn lại B=1m) để bố trí các làn phụ.

-      Bố trí các vạch sơn dành cho người đi bộ qua đường kết hợp với công trình dành cho người khuyết tật và các biển báo hiệu, đèn báo hiệu trên các hướng xe chạy tại nút.

Nút giao với đường Lê Trọng Tấn:

-      Đường Lê Trọng Tấn hiện tại đang được xây dựng theo quy mô đường đô thị với bề rộng nền B=42m. Nút giao với đường Lê Trọng Tấn được thiết kế theo hình thức giao bằng có đảo tròn trung tâm tự điều chỉnh. Bán kính đảo tròn R = 40m, bán kính  các nhánh rẽ phải tại nút R=70m có bố trí các đường cong chuyển tiếp với chiều dài Lct = 70m. Bố trí các nhánh rẽ phải trên hướng xe đi vào nút và các làn tăng tốc trên hướng xe đi ra khỏi nút. Bề rộng làn rẽ phải và làn tăng tốc B=3m, chiều dài làn L = 50m, chiều dài đoạn chuyển làn L = 45m. Bố trí dải phân cách với bề rộng B = 1m ngăn cách giữa các làn rẽ phải, làn tăng tốc với các làn chính trong nút giao.

-      Mở rộng mặt đường trong nút giao, đồng thời thu hẹp vỉa hè 2 bên, mỗi bên 3,25m (bề rộng vỉa hè mỗi bên còn lại 4,0m) để bố trí các làn phụ.

-      Bố trí các vạch sơn dành cho người đi bộ qua đường kết hợp công trình dành cho người khuyết tật và các biển báo hiệu trên các hướng xe chạy tại nút.

III.2.2.Cầu La Khê:

-      Xem tập 3: Hồ sơ thiết kế cầu La Khê.

III.2.3Hệ thống thoát nước:

Hệ thống thoát nước bao gồm:

-      Hệ thống cống dọc thoát nước mưa.

-      Hệ thống cống dọc thoát nước thải.

-      Các cống ngang và mương thủy lợi.

  1. Hệ thống cống dọc thoát nước mưa:

Hệ thống thoát nước mưa được thiết kế đi riêng với hệ thống thoát nước bẩn. Theo quy hoạch được duyệt, hệ thống thoát nước mưa của tuyến đường là cống hộp có khẩu độ từ 600mmx600mm đến 1200mmx1200mm đặt trên vỉa hè, độ dốc lòng cống 0,2% - 0,3%. Hệ thống cống dọc này đấu nối vào hệ thống thoát nước chung của khu đô thị. Hệ thống thoát nước mưa chung của khu đô thị có các cửa xả tại Sông Nhuệ (cao độ cửa xả 3,45m – 4,9m), kênh La Khê (cao độ cửa xả 2,85m - 3,82m), kênh tưới chính N2 và hồ điều hòa (cao độ cửa xả 2,48m - 4,3m).

Tuy nhiên, do tuyến đường được xây dựng trước trong khi khu đô thị nói chung và hệ thống  thoát nước mưa của khu vực nói riêng chưa được xây dựng nên TVTK phải tính toán lại hệ thống cống dọc và có những điều chỉnh sao cho hệ thống cống này đảm bảo thoát nước tốt cho đường và khu vực lân cận trong giai đoạn hiện tại, mặt khác vẫn đảm bảo đấu nối vào hệ thống thoát nước chung của khu đô thị sau này. Các nội dung tính toán chi tiết được trình bày trong Hồ sơ tính toán thủy văn của tuyến đường. Kết quả tính toán như sau:

-      Do trên hè phố bố trí nhiều công trình hạ tầng như đường ống cấp nước, đường ống thoát nước thải, hào kỹ thuật, điện chiếu sáng, cây xanh, trạm xe buýt, phạm vi hè phố còn lại không đủ bố trí cống thoát nước mưa nên TVTK điều chỉnh lại vị trí đặt cống dọc thoát nước mưa trên mặt cắt ngang. Cống dọc được đặt dưới lòng đường sát mép bó vỉa, tim cống cách mép bó vỉa 0,39m – 1,71m.

-      Do cống đặt dưới lòng đường nên để đảm bảo điều kiện chạy xe êm thuận, TVTK đề xuất phương án dùng cống tròn, chiều cao đất đắp trên cống Hđ > 0,5m.

-      Do trước mắt chưa có hệ thống thoát nước của khu đô thị để đấu nối nên các vị trí cửa xả được chọn như sau:

+       Đoạn Km2+666,85 – Km2+768,6 và đoạn Km3+330 – Km2+768,6: Xây dựng cửa xả tại Km2+768,6. Theo quy hoạch, tại đây có 1 đoạn cống nối để dẫn nước từ hệ thống cống dọc trên tuyến về Sông Nhuệ. Trước mắt khi chưa có đoạn cống nối này, cống dọc được bố trí xả tự do.

+       Đoạn Km3+350 – Km5+290: Cửa xả vào kênh La Khê tại Km5+290. Đoạn Km5+880 - Km5+325: Cửa xả vào kênh La Khê tại Km5+325, phù hợp với vị trí cửa xả theo quy hoạch.

+       Sau này khi khu đô thị được xây dựng xong sẽ có hệ thống hồ điều hòa và các trạm bơm để hạ cao độ mực nước sông Nhuệ và kênh La Khê, đảm bảo hệ thống thoát nước mưa hoạt động theo hình thức tự chảy. Tuy nhiên trước mắt khi chưa có hệ thống hồ điều hòa và trạm bơm thì tại 1 số thời điểm, mực nước sông Nhuệ và kênh La Khê có thể dâng cao gây ngập cửa xả. Do vậy tại các cửa xả để chờ các khe phai, khi mực nước sông Nhuệ và kênh La Khê dâng cao thì có thể dùng các tấm bê tông đúc sẵn chèn vào các khe phai này để ngăn nước từ sông chảy ngược vào hệ thống cống dọc.

-      Độ dốc cống khống chế theo cao độ cửa xả và cao độ thiết kế mặt đường. Cao độ các điểm đấu nối dự kiến với hệ thống thoát nước mưa của khu  đô thị sau này phù hợp với cao độ theo quy hoạch, thuận tiện cho công tác đấu nối sau này. Khẩu độ cống được xác định thông qua tính toán, dựa theo trị số phân chia lưu vực của quy hoạch, độ dốc lòng cống khống chế và các kết quả thu thập được.

-      Kết quả tính toán xác định được loại cống sử dụng là cống tròn có khẩu độ F0,758m, F1,0m, F1,25m, F1,5m, 2F1,25m và 2F1,5m. Độ dốc cống ic = 0,1%.

-      Hệ thống cống thu nước mặt thông qua các ga thu và các cửa thu nước trực tiếp đặt  sát mép bó vỉa.

-      Cống sử dụng ống cống và đế cống BTCT M300 đúc sẵn, các hố ga bằng BTCT M250 đổ tại chỗ, cổ ga thăm: BTCT M250, cổ ga thu: gạch xây, lưới chắn rác làm bằng thép hàn, cổ ga có chiều cao thay đổi, nắp ga bằng gang đúc.

Kết quả thiết kế:

TT

Hạng mục

Đơn vị

Khối lượng

1

Cống F0,8m; L=2.5m

ống

287

2

Cống F0,8m; L=1m

ống

15

3

Cống F1,0m; L=2.5m

ống

547

4

Cống F1,0m; L=1m

ống

25

5

Cống F1,25m; L=2.5m

ống

1553

6

Cống F1,25m; L=2.5m

ống

27

7

Cống F1,50m; L=2.5m

ống

1587

8

Cống F1,50m; L=1m

ống

31

9

Cống nối F0,4m

ống

136

8

Ga thu nước vỉa hè

Cái

56

9

Ga thu nước dải phân cách giữa

Cái

20,0

15

Ga thăm

Cái

228


  1. Hệ thống cống dọc thoát nước thải:

Hệ thống thoát nước thải được thiết kế riêng biệt với hệ thống thoát nước mưa. Vị trí ống cống, đường kính cống và độ sâu chôn cống cơ bản tuân thủ Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 trục đô thị phía bắc Thành phố Hà Đông đã được phê duyệt, đảm bảo sự đấu nối đồng bộ với hệ thống thoát nước thải của khu đô thị sau này, riêng đoạn Km3+866,82 – Km4+013,52 bên phải tuyến được điều chỉnh cao độ và độ dốc dọc (id= 1,25%) và đoạn Km4+250 – Km4+500 bên phải tuyến được điều chỉnh cao độ và độ dốc dọc ( id  =1,65%) để tránh cống thoát nước ngang.

Hệ thống thoát nước thải được xây dựng cho tương lai. Trước mắt khi chưa xây dựng khu đô thị (chưa có dân cư sinh sống) thì hệ thống thoát nước thải chưa đưa vào sử dụng. Trong phạm vi đường, chỉ xây dựng đường ống và các hố ga với khoảng cách trung bình 30m/hố. Sau này các cụm dân cư sẽ được xây dựng hệ thống cống thu gom nước thải, sau đó đấu nối vào hệ thống thoát nước thải dọc tuyến tại các vị trí hố ga.

Cống thoát nước bẩn đặt trên hè phố, tim cống cách mép ngoài hè phố 1,5m. Độ sâu chôn ống thay đổi từ 0,2m – 5,2m.

Các đoạn cống không áp sử dụng ống cống và đế cống BTCT M300 đúc sẵn, bao gồm các khẩu độ F300mm và F600mm. Đoạn ống áp lực sử dụng ống gang F200mm. Các hố ga đổ tại chỗ bằng BTCT M300. Chiều sâu hố ga phụ thuộc chiều sâu chôn cống.

Kết quả thiết kế:

TT

Hạng mục

Đơn vị

Khối lượng

1

Cống F300mm; L=2.5m

ống

1992

2

Cống F300mm; L=1m

ống

48

3

Cống F600mm; L=2.5m

ống

243

4

Cống F600mm; L=1m

ống

1

5

Cống 2F200mm

m

2 200,0

6

Ga thu thăm

Cái

190

  1. Các cống ngang và các đoạn mương cải:

Theo quy hoạch được duyệt, sau này 2 bên tuyến đường sẽ được xây dựng thành khu đô thị. Tuy nhiên trước mắt, khu vực này là đất nông nghiệp nên vẫn còn tồn tại một số đoạn mương tưới – tiêu do các công ty quản lý và khai thác công trình thủy lợi quản lý. Tại các vị trí tuyến đường cắt qua mương, bố trí các cống ngang và tại các vị trí đường đắp lấn mương phải cải mương để đảm bảo hệ thống mương vẫn hoạt động bình thường.

TVTK đã làm việc và thống nhất bằng văn bản với các cơ quan quản lý và khai thác thủy lợi về vị trí, khẩu độ các cống ngang, các đoạn mương cải. Nội dung chi tiết được thể hiện trong Hồ sơ tính toán thủy văn của tuyến đường.

Cống ngang là cống tròn khẩu độ F1,0m. Các cống ngang tại mương tiêu được đấu nối vào hệ thống cống dọc thông qua các hố ga. Các cống ngang tại mương tưới được đặt qua đường để nối thông 2 đoạn mương 2 bên đường. Do các cống ngang cắt qua đường đều cắt qua hệ thống cống dọc thoát nước mưa, cống dọc thoát nước thải và hào kỹ thuật nên phải sử dụng cống ngang là cống xi phông đi dưới hệ thống trên. Riêng cống 2D1.25m tại vị trí nút giao đường Lê Trọng Tấn là cống ngang đường đấu nối mương tưới chính dọc đường Lê Trọng Tấn do chưa thoả thuận được với đơn vị quản lý về vị trí cải kênh nên TVTK bổ sung bản vẽ thiết kế cống này vào hồ sơ sau khi có thoả thuận với đơn vị khai thác kênh tưới chính. Ống cống, đế cống bằng BTCT M300 đúc sẵn, hố ga thượng, hạ lưu cống bằng BTCT M250 đổ tại chỗ.

Mương cải là mương xây bằng gạch đi sát chân ta luy đường. Độ dốc lòng mương căn cứ theo cao độ điểm đầu, điểm cuối đoạn mương cải (lấy trùng với cao độ mương cũ), kích thước mương lấy theo tính toán, đảm bảo khả năng thoát nước của mương cải tương đương với đoạn mương cũ.

Kết quả thiết kế:

TT

Hạng mục

Đơn vị

Khối lượng

1

Ống cống F1,0m; L=2.5m

ống

217

2

Ống cống F1,0m; L=1m

ống

12

3

Hố ga ci phông

cái

32

4

Hố ga đấu nối cống dọc

cái

4

3

Mương cải xây gạch

m

622.63

  1. Hệ thống cấp nước:

Xem tập 4: Hệ thống cấp nước.

  1. Hào kỹ thuật:

Hệ thống hào kỹ thuật được xây dựng để phục vụ cho các loại đường dây thông tin, điện lực...., gồm 2 loại như sau:

-      Hào kỹ thuật dọc:

+      Hào kỹ thuật dọc được đặt trên vỉa hè 2 bên tuyến, tim hào kỹ thuật cách mép bó vỉa 4,25m. Kích thước hào kỹ thuật dọc BxH=1,4x1,6m.

+      Kết cấu hào kỹ thuật dọc bằng BTCT M300 đúc sẵn, bao gồm thân hào và tấm nắp đậy. Hào dọc gồm 2 loại: Hào dọc loại A và hào dọc loại B, khác nhau ở chiều dày tấm nắp đậy. Hào dọc loại A được đặt trên vỉa hè, chiều dày tấm nắp B=14cm. Hào dọc loại B được đặt tại các vị trí cắt qua đường xe chạy ở nút giao, chiều dày B=16cm. Hào kỹ thuật loại C có kích thước 2mx2m đặt luồn dưới vị trí giao cắt với các công trình khác.

+      Thân hào chia thành các mô đun có chiều dài L = 1,3m và có thép chờ để tạo mối nối khi lắp ghép tại hiện trường. Chiều dài các mối nối bằng 20cm. Trong thân hào bố trí các thanh đỡ bằng thép hình để lắp đặt các đường dây, đường ống sau này.

+      Dọc theo thân hào, khoảng cách trung bình 50m bố trí 1 hố ga để bảo dưỡng và thực hiện các thao tác kỹ thuật sau này. Hố ga đổ tại chỗ bằng BTCT M300.

+      Tại vị trí cầu La Khê, hào kỹ thuật 2 bên được thu lại bố trí đi chung trên dải phân cách ở giữa cầu.

-      Hào kỹ thuật ngang:

+      Để luồn các đường dây, đường ống qua đường, khoảng cách trung bình 500m bố trí 1 hào kỹ thuật ngang nối 2 hào kỹ thuật dọc 2 bên và có điều chỉnh vào vị trí nút giao. Hào kỹ thuật ngang có kích thước BxH=2x2m đổ tại chỗ bằng BTCT M300. Hào kỹ thuật ngang được đặt sâu bên dưới hệ thống cống dọc thoát nước mưa và thoát nước bẩn.

+      Hai đầu hào kỹ thuật ngang, tại vị trí đấu nối với hào kỹ thuật dọc bố trí 2 hố ga bằng BTCT M300 đổ tại chỗ. Trong hố ga bố trí máy bơm nước tự động để bơm hút nước trong hệ thống hào kỹ thuật đổ vào hố ga cống dọc.

+      Vị trí các hào kỹ thuật ngang được thể hiện trong bảng sau:

 

STT

Lý trình

1

Km3+003,78

2

Km3+455,53

3

Km4+020,00

4

Km4+598,94

5

Km4+916,07

6

Km5+662,20

7

Km5+699,20

Kết quả thiết kế:

TT

Hạng mục

Đơn vị

Khối lượng

1

hào kỹ thuật loại A

M

2202

2

Hào kỹ thuật loại B

M

1607

3

Hào kỹ thuật loại C

M

74,0

4

Hào kỹ thuật loại D

M

118.28

5

Hào tránh cống L=3.2

cái

6

6

Hào tránh cống L=6.2

cái

2

7

Hố thu hào dọc

cái

206

8

Hào kỹ thuật ngang

cái

9

  1. Cây xanh:

Cây xanh trên vỉa hè:

-      Cây xanh trên vỉa hè được thiết kế với khoảng cách trung bình giữa tim các bồn cây là 7m. Khoảng cách từ mép viên bó vỉa hè đường đến tim bồn cây là 1,6m. Bồn cây được xây bo xung quanh bằng gạch chỉ. Cao độ tường bo bằng với cao độ mặt của hè đường tại vị trí đó.

-      Cây trồng sử dụng loại cây bóng mát có chiều cao từ 3 – 5m, tán rộng 2 – 3m. Các loại cây dự kiến trồng đan xen nhau gồm: cây bằng lăng, cây sấu, cây phượng vĩ...

-      Xung quang gốc cây được trồng phủ bằng một lớp cỏ nhật.

Cây xanh trên giải phân cách:

Chiều rộng của giải phân cách là 3m, hệ thống cây xanh được thiết kế như sau:

-      Sử dụng các loại cây khóm thấp, chiều cao từ 1- 2,5m như: cây tùng, cây cọ lùn, khóm cau lùn từ 3 – 5 cây, cây ngâu... Khoảng cách giữa các khóm được thiết kế là 3m. Bố trí đan xen giữa các loại cây trên một cách hài hoà, đảm bảo mỹ quan đô thị.

-      Phần giáp viên bó vỉa dải phân cách được bố trí trồng viền cây thanh táo và cắt tỉa theo kích thước là: chiều rộng 30cm, chiều cao so với cao độ đỉnh viên bó vỉa là 10cm.

-      Phần đất còn lại trên dải phân cách được trồng bằng cỏ nhật kết hợp với một số loại cây hoa lan trên mặt đất.

Kết quả thiết kế:

TT

Hạng mục

Đơn vị

Khối lượng

1

Cây bằng lăng, phượng vĩ

Cây

567

2

Ô gốc cây

Ô

567

3

Cây ngâu

Cây

529

4

Tai tượng

khóm

64

5

Cọ cảnh

cây

447

6

Các cây khác

m2

17315

 

  1. Chiếu sáng:

Xem hồ sơ tập 5: hệ thống chiếu sáng.

  1. An toàn giao thông:

-      Vạch sơn biển báo được thiết kế theo Điều lệ báo hiệu đường bộ 22 TCN 237 - 01.

-      Các điểm dừng xe buýt được bố trí so le nhau 2 bên đường. Sử dụng loại dừng xe buýt có làn phụ. Bến lấy khách có chiều dài L=15m, bề rộng B=3m, vuốt nối với tuyến chính trên chiều dài L = 15m - 25m theo quy trình. Khoảng cách giữa các điểm dừng L = 500m/1 điểm dừng/1 chiều xe chạy.

-      Xây dựng nhà chờ xe tại các điểm dừng xe buýt. Các nhà chờ xe có ghế ngồi, mái che đảm bảo tiện nghi cho khách và mỹ quan đô thị.

-      Xây dựng các công trình cho người khuyết tật tại các vị trí nút giao và các vị trí có vạch sơn cho người đi bộ qua đường.

Kết quả thiết kế

TT

Hạng mục

Đơn vị

Khối lượng

1

Vạch sơn

m2

3681.17

2

Biển báo

Cái

121

3

Điểm dừng xe buýt

Điểm

9,0

4

Công trình dành cho người khuyết tật

Bộ

38

CHƯƠNG IV : THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG CHỦ ĐẠO

Công tác tổ chức thi công chi tiết sẽ do đơn vị xây lắp trúng thầu tự xây dựng căn cứ vào khả năng của mình, căn cứ biện pháp tổ chức thi công chủ đạo dưới đây.

Trong quá trình thi công cần đảm bảo các nguyên tắc sau:

-      Trước khi thi công các công trình có liên quan tới hệ thống các công trình khác (hệ thống đường giao thông; đê điều, kênh mương thuỷ lợi…) cần xin phép và có ý kiến thống nhất của các đơn vị chủ quản.

-      Quá trình xây dựng cần phải có các giải pháp bảo vệ môi trường, giảm thiểu tác động xấu tới môi trường và điều kiện sinh hoạt của dân cư khu vực. Tại các vị trí lân cận khu vực dân cư, khu vực di tích lịch sử cần trình các giải pháp đảm bảo an toàn và bảo vệ các khu vực nêu trên và chỉ được tiến hành xây dựng khi có sự chấp thuận của Chủ đầu tư hoặc người được uỷ quyền.

-      Tuân thủ chặt chẽ các thủ tục về thi công và nghiệm thu theo các quy chuẩn xây dựng hiện hành.

-      Thực hiện công tác thi công theo đúng trình tự và tiêu chuẩn theo quy định hiện hành.

-      Trong quá trình thi công thực tế tai hiện trường cần tìm ra các giải pháp để rút ngắn tiến độ xây dựng, giảm giá thành công trình và nâng cao chất lượng.

I.           THỜI GIAN XÂY DỰNG

    Thời gian xây dựng và hoàn thiện gói thầu dự kiến trong vòng 30 tháng.

II.         TỔ CHỨC XÂY DỰNG

  1. Đường công vụ phục vụ thi công:

Có thể vận chuyển máy móc, thiết bị, nhân lực theo ĐT 70 và đường Lê Trọng Tấn đến vị trí giao cắt với tuyến đường. Từ đây tổ chức 4 mũi thi công về các hướng:

-      Mũi 1: Từ ĐT 70 ngược về đầu tuyến (Km2+667).

-      Mũi 2: Từ ĐT 70 đến Km4+500.

-      Mũi 3: Từ đường Lê Trọng Tấn đến Km4+500.

-      Mũi 4: Từ đường Lê Trọng Tấn về cuối tuyến.

  1. Lực lượng thi công:

Đơn vị thi công do Nhà đầu tư lựa chọn theo các quy định hiện hành.

  1. Trình tự  thi công:

-      Thi công nền đường:

+       Lập bãi tập trung vật liệu và xe máy, xây dựng lán trại…

+       Dọn mặt bằng trong khu vực thi công, phát quang, đào bỏ gốc cây, bóc lớp đất không thích hợp.

+       Dùng máy ủi, máy cạp chuyển, máy gạt kết hợp với nhân lực. Đào xúc đất không thích hợp vận chuyển đến nơi quy định đổ đi.

+       Đắp nền đường đạt độ chặt theo yêu cầu. Cát đắp nền được rải thành từng lớp và đầm theo qui trình thi công hiện hành. Lớp K98 sử dụng đất đồi chọn lọc để đắp.

+       Phần đất, đá đào không tận dụng được vận chuyển đổ đi bằng xe ben và đổ tại bãi thải.  Trong quá trình thi công phải tuân thủ triệt để các qui trình, qui phạm về thi công hiện hành.

+       Nền đào được đào đến cao độ dưới đáy KCMĐ 80cm, sau đó đắp trả bằng cát đắp đạt độ chặt K95 cho 50cm dưới và đất đồi chọn lọc đạt độ chặt K98 cho 30cm trên cùng. Trình tự đắp các lớp tương tự như đối với nền đắp.

+       Trong mọi trường hợp lớp này lớp K98 trước khi thi công móng mặt đường phải được tạo độ dốc ngang, hay mui luyện bằng đúng độ dốc ngang mặt đường.

-      Thi công mặt đường

+       Vật liệu sử dụng cho các lớp kết cấu mặt đường phải được tuyển chọn tại các mỏ được tư vấn chấp thuận. Tiêu chuẩn kỹ thuật cho từng loại vật liệu phải tuân thủ các quy định hiện hành.

+       Thi công các lớp cấp phối đá dăm theo quy trình thi công và nghiệm thu lớp cấp phối đá dăm 22 TCN 334 - 06.

+       Thi công lớp Bê tông nhựa theo quy trình thi công và nghiệm thu 22TCN 249 - 1998.

+       Trước khi thi công đại trà cần tổ chức thi công một đoạn thử 50 – 100m để rút kinh nghiệm hoàn chỉnh quy trình và dây chuyền công nghệ thi công trên thực tế.

-      Thi công công trình thoát nước và hào kỹ thuật:

+       Thi công công trình thoát nước, hào kỹ thuật  và thi công nền đường cùng tiến hành song song.

+        Ống cống và hào kỹ thuật dọc dùng loại đúc sẵn vận chuyển đến và được thi công lắp ghép. Hào kỹ thuật ngang và các hố ga được đổ tại chỗ.

+       Các cống thuỷ lợi đặt cống tạm, đắp bờ vây và thi công sau đó hoàn trả lại dòng chảy.

+       Phương pháp đắp đất xung quanh cống: phạm vi đắp cách 0,5m về hai phía, trên đỉnh cống 0,5m, trong phạm vi này không được dùng máy cơ giới để thi công. Trường hợp này phải dùng nhân lực kết hợp đầm rung và đầm cóc phân lớp đắp đầm 15cm.

+       Thi công cống thoát nước cần chú ý không làm ảnh hưởng đến công tác tiêu thoát nước, cũng như các dòng chảy hiện tại.

-      Thi công hệ thống an toàn giao thông

+       Thi công biển báo phản quang tại xưởng đúng với yêu cầu kỹ thuật vận chuyển đến các vị trí chôn biển. Nhân lực đào đất hố móng và đổ bê tông dựng biển đúng vị trí thiết kế.

+       Thi công cọc tiêu: đúc đổ cọc tiêu tại bãi đúc, dùng ôtô vận chuyển đến từng đoạn tuyến có thiết kế chôn cọc tiêu. Nhân lực đào hố và chôn cột đúng với hồ sơ thiết kế.

+       Sản phẩm biển báo: kiểm tra đủ tiêu chuẩn kỹ thuật mới được thi công.

III.      CÁC BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO AN TOÀN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

-      Các phương án thi công chi tiết của các nhà thầu cần có các biện pháp bảo vệ an toàn cho lực lượng thi công, cho nhân dân địa phương và các công trình đã có ở gần nơi xây dựng.

-      Lái xe, lái máy và người lao động được huấn luyện nhắc nhở về nội dung công tác an toàn trước khi thi công, đặc biệt trong điều kiện thi công hỗn hợp giữa xe máy và nhân lực.

-      Nếu dùng các phương tiện vận tải lớn cần có biện pháp hữu hiệu để bảo vệ nhà cửa của dân cư (có thể chọn đường tránh xa khu dân cư).

-      Ô tô vận chuyển đất phải có bạt che, cư phải tưới nước thường xuyên tránh bụi.

-      Các vật liệu thừa đổ đi cần phải được đổ đúng vị trí các bãi thải đã được TVTK làm việc và thống nhất với địa phương (có các biên bản thống nhất kèm theo).

  

CHƯƠNG V : CÁC SAI KHÁC SO VỚI HỒ SƠ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

  1. CAO ĐỘ KHỐNG CHẾ:

-      Trong quá trình lập DAĐT của tuyến đường, do Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 trục đô thị phía bắc Thành phố Hà Đông tỉnh Hà Tây chưa được phê duyệt nên TVTK khống chế cao độ thiết kế tuyến theo “Điều chỉnh quy hoạch chung thị xã Hà Đông đến năm 2020” đã được UBND tỉnh Hà Tây phê duyệt bằng Quyết định số 1782/QĐ –UBND ngày 21/10/2006, trong đó khống chế cao độ mép vai hè bằng với cao độ san nền của khu vực H > 6,5m.

-      Trong bước thiết kế Bản vẽ thi công, cao độ thiết kế của tuyến đường được cập nhật theo Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 trục đô thị phía bắc thành phố Hà Đông được duyệt, cao độ thiết kế tuyến H = 6,2 – 6,3m và có điều chỉnh 1 số vị trí xây dựng công trình đảm bảo tĩnh không và chiều cao kết cấu theo yêu cầu.

  1. HỆ THỐNG CỐNG THOÁT NƯỚC MƯA:

-      Trong hồ sơ DAĐT và thiết kế cơ sở của tuyến đường, hệ thống cống dọc là cống tròn F1,5m đặt dưới phần xe chạy, tim cống cách mép bó vỉa 2,5m. Trên hè phố xây dựng các hố ga thu nước và chảy về các ga thăm cống dọc bằng các cống nối F0,4m.

-      Trong bước thiết kế Bản vẽ thi công, TVTK đã căn cứ theo quy hoạch được duyệt để tính toán và xác định khẩu độ chi tiết từng đoạn cống dọc phù hợp với quy hoạch và đảm bảo thoát nước cho tuyến đường trong giai đoạn trước mắt khi hệ thống thoát nước chung của khu đô thị chưa được xây dựng. Đồng thời, TVTK cũng điều chỉnh lại vị trí cống dọc trên mặt cắt ngang. Cống dọc được đặt sát mép bó vỉa và xây dựng các hố ga thu – thăm kết hợp thu nước mặt đường, không cần thông qua các đoạn cống nối F0,4m.

CHƯƠNG VI : KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

I    KẾT LUẬN:

Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công đường trục phát triển phía bắc Thành phố Hà Đông tỉnh Hà Tây được lập phù hợp với quy trình, quy phạm hiện hành và Hồ sơ DAĐT của tuyến đường, cụ thể như sau:

-      Đường phố chính đô thị, tốc độ thiết kế Vtk = 80 km/h.

-      Bán kính đường cong nằm nhỏ nhất R=500m, bán kính đường cong nằm lớn nhất R=1000m, các đường cong đều được đóng đường cong chuyển tiếp theo quy trình.

-      Bề rộng nền đường Bn = 40m, bề rộng phhần xe chạy 4 làn xe x 3,5m= 14m, hè phố 2 bên mỗi bên rộng 7,25m.

-      Tải trọng thiết kế cống H30, XB80, tải trọng thiết kế cầu HL93.

-      Mô đuyn đàn hồi yêu cầu Eyc = 165 Mpa.

II  KIẾN NGHỊ:

Trong Hồ sơ thiết kế của tuyến đường, TVTK kiến nghị 1 số thay đổi so với Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 trục phát triển phía bắc Thành phố Hà Đông tỉnh Hà Tây được duyệt, cụ thể như sau:

-      Tim tuyến đoạn Km2+700 – Km3+640 hiệu chỉnh về bên phải tim tuyến quy hoạch để tránh giải phóng mặt bằng lô đất đã được đấu giá quyền sử dụng đất và nhà 5T trên đất.

-      Cao độ thiết kế tại các vị trí xây dựng công trình thay đổi để đảm bảo tĩnh không cầu La Khê và đảm bảo không đọng nước trên mặt đường trong các đường cong bằng.

-      Vị trí cống thoát nước mưa thay đổi do trên vỉa hè không đủ không gian bố trí các công trình hạ tầng. Khẩu độ cống thoát nước mưa thay đổi cho phù hợp với điều kiện thoát nước trước mắt. Sự thay đổi về khẩu độ và vị trí đặt cống không ảnh hưởng đến sự đấu nối vào hệ thống thoát nước chung của khu đô thị sau này.

Kính đề nghị các cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt và chỉ đạo các cơ quan lập và quản lý quy hoạch cập nhật vào đồ án trong các bước triển khai tiếp theo.

**********

PHỤ LỤC I: CÁC KẾT QUẢ KIỂM TOÁN

PHỤ LỤC II: CÁC BẢNG TÍNH KHỐI LƯỢNG



  • Tiêu chí duyệt nhận xét
    • Tối thiểu 30 từ, viết bằng tiếng Việt chuẩn, có dấu.
    • Nội dung là duy nhất và do chính người gửi nhận xét viết.
    • Hữu ích đối với người đọc: nêu rõ điểm tốt/chưa tốt của đồ án, tài liệu
    • Không mang tính quảng cáo, kêu gọi tải đồ án một cách không cần thiết.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

doantotnghiep.vn@gmail.com

Gửi thắc mắc yêu cầu qua mail

094.640.2200

Hotline hỗ trợ thanh toán 24/24
Hỏi đáp, hướng dẫn