ĐỒ ÁN LẬP DỰ TOÁN GÓI THẦU XÂY DỰNG VÀ GIÁ DỰ THẦU

ĐỒ ÁN LẬP DỰ TOÁN GÓI THẦU XÂY DỰNG VÀ GIÁ DỰ THẦU
MÃ TÀI LIỆU 301400500036
NGUỒN huongdandoan.com
MÔ TẢ 150 MB Bao gồm tất cả file thuyết minh, báo cáo power point, lập dự toán, bản vẽ cầu ..., thiết kế pdf ( ...) , file excel tính toán, thuyết minh,... hình ảnh...Ngoài ra còn cung cấp thêm nhiều tài liệu liên quan tham khảo của ĐỒ ÁN DỰ ÁN LẬP DỰ TOÁN GÓI THẦU XÂY DỰNG VÀ GIÁ DỰ THẦU
GIÁ 1,990,000 VNĐ
ĐÁNH GIÁ 4.9 12/12/2024
9 10 5 18590 17500
ĐỒ ÁN LẬP DỰ TOÁN GÓI THẦU XÂY DỰNG VÀ GIÁ DỰ THẦU Reviewed by admin@doantotnghiep.vn on . Very good! Very good! Rating: 5

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI

KHOA QUẢN LÝ XÂY DỰNG

 BỘ MÔN KINH TẾ XÂY DỰNG

LẬP DỰ TOÁN GÓI THẦU XÂY DỰNG VÀ GIÁ DỰ THẦU

CÔNG TRÌNH: CẦU QUA KÊNH TẠI CỌC C1 – KM0+228.38, XÃ TIẾN NÔNG, HUYỆN TRIỆU SƠN, TỈNH THANH HÓA

Chuyên ngành: Kinh tế xây dựng

 

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU                        1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỰ TOÁN GÓI THẦU XÂY DỰNG VÀ GIÁ DỰ THẦU                        2

1.1. Chi phí đầu tư xây dựng theo quá trình đầu tư xây dựng. 2

1.1.1. Quá trình đầu tư xây dựng. 2

1.1.1.1. Khái niệm quá trình đầu tư xây dựng. 2

1.1.1.2. Các giai đoạn khi thực hiện đầu tư xây dựng. 2

1.1.2.3. Các loại chi phí đầu tư xây dựng theo các giai đoạn của quá trình đầu tư xây dựng. 3

1.2. Dự toán gói thầu xây dựng. 5

1.2.1. Khái niệm dự toán gói thầu xây dựng. 5

1.2.2. Nội dung dự toán gói thầu xây dựng. 5

1.2.3. Căn cứ lập dự toán gói thầu xây dựng. 6

1.2.4. Trình tự lập dự toán gói thầu xây dựng. 6

1.2.5. Phương pháp lập dự toán gói thầu xây dựng. 6

1.2.5.1. Phương pháp xác định dự toán gói thầu thi công xây dựng. 6

1.2.5.2. Phương pháp xác định chi phí xây dựng của dự toán gói thầu thi công xây dựng. 8

1.2.5.2.1. Xác định chi phí trực tiếp. 8

1.2.5.2.2. Xác định chi phí gián tiếp. 9

1.2.5.2.3. Thu nhập chịu thuế tính trước. 13

1.2.5.2.4. Tổng hợp dự toán chi phí xây dựng. 14

1.2.5.3. Phương pháp xác định giá xây dựng công trình. 18

1.2.5.3.1. Phương pháp xác định đơn giá xây dựng chi tiết18

1.2.5.3.2. Phương pháp xác định giá xây dựng tổng hợp. 22

1.2.5.4. Phương pháp xác định dự toán xây dựng công trình điều chỉnh. 23

1.3. Giá dự thầu gói thầu xây dựng. 30

1.3.1. Khái niệm giá dự thầu gói thầu xây dựng. 30

1.3.2. Nội dung giá dự thầu gói thầu xây dựng. 30

1.3.3. Căn cứ lập giá dự thầu gói thầu xây dựng. 30

1.3.4. Trình tự lập giá gói thầu xây dựng. 30

1.3.5. Phương pháp lập giá dự thầu gói thầu xây dựng. 31

1.3.5.1. Một số chú ý khi lập giá dự thầu. 31

1.3.5.2. Công thức xác định giá dự thầu. 32

1.3.5.3. Xác định các thành phần chi phí trong đơn giá dự thầu. 33

1.3.5.4 Chi phí dự phòng của giá dự thầu thi công xây dựng (GDPXD)42

CHƯƠNG 2: LẬP DỰ TOÁN CHO GÓI THẦU XÂY DỰNG CẦU QUA KÊNH TẠI CỌC C1 – KM0+228,38                     44

2.1 Giới thiệu chung về gói thầu xây dựng. 44

2.1.1 Dự án mà gói thầu thuộc:44

2.1.2. Tên gói thầu, phạm vi thực hiện của gói thầu. 44

2.1.2.1. Tên gói thầu: Cầu qua kênh tại cọc C1 Km0+228.38. 44

2.1.2.2. Phạm vi thực hiện của gói thầu:44

2.1.3. Quy mô và tiêu chuẩn kỹ thuật45

2.1.3.1. Quy mô gói thầu. 45

2.1.3.2. Tiêu chuẩn kỹ thuật46

2.1.4. Giải pháp thiết kế Cầu Cọc C1 – Km0+228.38m.. 46

2.1.4.1. Nguyên tắc thiết kế. 46

2.1.4.2. Kết cấu nhịp, mố, trụ:47

2.1.5 Thời gian xây dựng. 49

    2.2. Thuyết minh biện pháp thi công gói thầu xây dựng. 49

2.2.1. Những quy định chung:49

2.2.2 Thi công xây dựng cu cọc C1 –Km0+228,38.50

2.2.2.1. Thi công cầu.51

2.2.2.2. Thi công mố:51

2.2.3. Thi công kết cấu nhịp. 51

2.2.4. Thi công đường hai đầu cầu và tứ nón chân khay mố. 52

2.2.4.1 Các yêu cầu vật liệu và thi công đất đắp đối với đoạn đường chuyển tiếp giữa đường và cầu. 52

2.2.4.2Yêu cầu về thi công :52

2.2.4.3. Yêu cầu kỹ thuật về thoát nước sau mố:53

2.2.5. Thi công nền đường, đường hai đầu cầu:53

2.2.6. Thi công gia cố mái và tứ nón hai bên mố:55

2.2.7. Các biện pháp đảm bảo an toàn và bảo vệ môi trường:56

    2.3 Căn cứ lập dự toán gói thầu xây dựng. 56

2.4. Tính dự toán gói thầu xây dựng. 57

CHƯƠNG 3: LẬP GIÁ DỰ THẦU CHO GÓI THẦU XÂY DỰNG CẦU QUA KÊNH TẠI CỌC C1 Km 0+228.38 ( CẦU C1)                   58

3.1. Thông tin chung về đấu thầu gói thầu xây dựng. 58

3.2. Thuyết minh biện pháp thi công gói thầu xây dựng. 58

3.2.1. Những quy định chung:58

3.2.2 Thi công cầu cọc C1 - Km0+228,38. 62

3.2.2.1. Thi công cầu.62

3.2.2.2.Thi công mố:63

3.2.3. Thi công kết cấu nhịp. 65

3.2.4. Thi công đường hai đầu cầu và tứ nón chân khay mố. 66

3.2.4.1 Các yêu cầu vật liệu và thi công đất đắp đối với đoạn đường chuyển tiếp giữa đường và cầu. 67

    3.2.4.2  Yêu cầu về thi công :68

3.2.4.3. Yêu cầu kỹ thuật về thoát nước sau mố:69

3.2.5.  Thi công nền đường, đường hai đầu cầu:69

3.2.6. Thi công gia cố mái và tứ nón hai bên mố:71

3.2.7. Thi công hệ thống an toàn giao thông. 71

3.2.8. Các biện pháp đảm bảo an toàn và bảo vệ môi trường:71


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng                                                  Tên bảng                             Trang số

Bảng 1.1: Tổng hợp dự toán gói thầu thi công xây dựng  7

Bảng 1.2: Định mức chi phí chung tính trên chi phí trực tiếp  10

Bảng 1.3 : Định mức chi phí chung tính trên chi phí nhân công  11

Bảng 1.4 : Định mức chi phí nhà tạm để ở và điều hành thi công  12

Bảng 1.5: Định mức chi phí một số công việc không xác định được khối lượng từ thiết kế  12

Bảng 1.6. Định mức thu nhập chịu thuế tính trước  13

Bảng 1.7. Tổng hợp dự toán chi phí xây dựng  14

Bảng 1.8. Tổng hợp dự toán chi phí xây dựng  17

Bảng 1.9. Bảng tính giá vật liệu đến hiện trường công trình  20

Bảng 1.11: Tổng hợp giá xây dựng tổng hợp không đầy đủ  23

Bảng 1.12: Tổng hợp dự toán xây dựng công trình điều chỉnh  23

Bảng 1.13. Tổng hợp dự toán phần chi phí xây dựng tăng/giảm do biến động giá  29

Bảng 1.14. Bảng tổng hợp giá dự thầu thi công xây dựng  32

Bảng 1.15. Tổng hợp đơn giá dự thầu  33

Bảng 1.16. Bảng tính giá vật liệu đến hiện trường công trình  35

Bảng 1.17. Tổng hợp chi phi vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy và thiết bị thi công trong chi phí trực tiếp  36

Bảng 1.18. Định mức tỷ lệ (%) chi phí chung  38

Bảng 1.19. Định mức chi phí chung tính trên chi phí nhân công  38

Bảng 1.20. Định mức chi phí nhà tạm để ở và điều hành thi công  39

Bảng 1.21. Định mức chi phí một số công việc không xác định được khối lượng từ thiết kế  39

Bảng 1.22. Định mức thu nhập chịu thuế tính trước  40

PHỤ LỤC 01

PHỤ LỤC 02

LỜI MỞ ĐẦU

Xây dựng cơ bản nói chung, xây dựng giao thông nói riêng đóng vai trò quan trọng trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập của Việt Nam. Sản phẩm xây dựng giao thông thực hiện mua, bán trước khi xây dựng, tuổi thọ dài, chi phí đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn chậm, những đặc thù đó đòi hỏi chủ đầu tư trước khi xây dựng phải có tầm nhìn chiến lược, kế hoạch rõ ràng, tính toán đạt độ chính xác cao, phù hợp thực tế đảm bảo đầu tư đạt hiệu quả cao và định giá sản phẩm là rất cần thiết và không thể thiếu.

Nhận thấy được vai trò quan trọng của việc định giá và lập dự thầu để đảm bảo sự lành mạnh trong xây dựng cơ bản, sau một thời gian học tập và nghiên cứu, dưới sự hướng dẫn của giảng viên Th.S Trần Minh Ngọcđã giúp em nghiên cứu và hoàn thành đồ án tốt nghiệp với đề tài:“Lập dự toán gói thầu xây dựng và giá dự thầu”.

Kết cấu đề tài bao gồm 3 chương:

Chương I: Cơ sở lí luận về dự toán gói thầu xây dựng và giá dự thầu.

Chương II: Lập dự toán cho gói thầu xây dựng công trình: CẦU QUA KÊNH TẠI CỌC C1 KM0 + 228.38

 Chương III: Lập giá dự thầu cho gói thầu xây dựng công trình: CẦU QUA KÊNH TẠI CỌC C1 KM0 + 228.38

Mặc dù đã cố gắng, nhưng trình độ, kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn, thực tiễn hạn chế chưa được chuyên sâu, nên đồ án của em còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được những đóng góp ý kiến từ phía các thầy cô giáo để đề tài thêm hoàn thiện và thành công hơn.

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỰ TOÁN GÓI THẦU XÂY DỰNG VÀ GIÁ DỰ THẦU

1.1. Chi phí đầu tư xây dựng theo quá trình đầu tư xây dựng

1.1.1. Quá trình đầu tư xây dựng

 1.1.1.1. Khái niệm quá trình đầu tư xây dựng

 Quá trình đầu tư và xây dựng là quá trình bỏ vốn cùng các tài nguyên lao động và vật chất khác để tạo nên tài sản cố định với hiệu quả kinh tế cao nhất. Đó là tổng thể các hoạt động để vật chất hoá vốn đầu tư thành tài sản cố định cho nền kinh tế quốc dân.

1.1.1.2. Các giai đoạn khi thực hiện đầu tư xây dựng

Các giai đoạn khi thực hiện đầu tư xây dựng được quy định tại khoản 1 điều 4 Nghị định 15/2021/NĐ-CPquản lí dự án đầu tư xây dựng. Cụ thể như sau:

  • Giai đoạn chuẩn bị dự án gồm các công việc:

+Khảo sát xây dựng;

+Lập, thẩm định, Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, quyết định hoặc chấp thuận chủ   trương đầu tư (nếu có);

+Lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng phục vụ lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng;

+Lập, thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi để phê duyệt/quyết định đầu tư xây dựng và thực hiện các công việc cần thiết khác liên quan đến chuẩn bị dự án;

  • Giai đoạn thực hiện dự án gồm các công việc:

+Chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn (nếu có);

+Khảo sát xây dựng;

+Lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng;

+Cấp giấy phép xây dựng (đối với công trình theo quy định phải có giấy phép xây dựng); Lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng xây dựng; thi công xây dựng công trình;

+Giám sát thi công xây dựng;

+Tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành;

+Vận hành, chạy thử;

+Nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng;

+Bàn giao công trình đưa vào sử dụng và các công việc cần thiết khác;

  • Giai đoạn kết thúc xây dựng gồm các công việc:

+    Quyết toán hợp đồng xây dựng,

+    Quyết toán dự án hoàn thành,

+    Xác nhận hoàn thành công trình,

+    Bảo hành công trình xây dựng,

+    Bàn giao các hồ sơ liên quan,

+    Và các công việc cần thiết khác.

1.1.2.3. Các loại chi phí đầu tư xây dựng theo các giai đoạn của quá trình đầu tư xây dựng

a. Chi phí trong giai đoạn chuẩn bị dự án

- Sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng: sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng là ước tính chi phí đầu tư xây dựng của dự án trong Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng. Nội dung sơ bộ tổng mức đầu tư, gồm: chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (nếu có); chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí quản lý dự án; chi phí tư vấn đầu tư xây dựng; chi phí khác; chi phí dự phòng. [Theo khoản 1 điều 4 nghị định 10/2021]

- Tổng mức đầu tư xây dựng:tổng mức đầu tư xây dựnglà toàn bộ chi phí đầu tư xây dựng của dự án được xác định phù hợp với thiết kế cơ sở và các nội dung khác của Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng. [Theo khoản 1 điều 5 nghị định 10/2021]

- Nội dung các thành phần chi phí trong tổng mức đầu tư xây dựng tại khoản 2 điều 5 Nghị định 10/2021 được quy định cụ thể như sau:

+    Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư gồm: chi phí bồi thường về đất, nhà, công trình trên đất, các tài sản gắn liền với đất, trên mặt nước và chi phí bồi thường khác theo quy định; các khoản hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất; chi phí tái định cư; chi phí tổ chức bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; chi phí sử dụng đất, thuê đất tính trong thời gian xây dựng (nếu có); chi phí di dời, hoàn trả cho phần hạ tầng kỹ thuật đã được đầu tư xây dựng phục vụ giải phóng mặt bằng (nếu có) và các chi phí có liên quan khác;

+    Chi phí xây dựng gồm: chi phí xây dựng các công trình, hạng mục công trình của dự án; công trình, hạng mục công trình xây dựng tạm, phụ trợ phục vụ thi công; chi phí phá dỡ các công trình xây dựng không thuộc phạm vi của công tác phá dỡ giải phóng mặt bằng đã được xác định trong chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;

+    Chi phí thiết bị gồm: chi phí mua sắm thiết bị công trình và thiết bị công nghệ; chi phí quản lý mua sắm thiết bị (nếu có); chi phí mua bản quyền phần mềm sử dụng cho thiết bị công trình, thiết bị công nghệ (nếu có); chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ (nếu có); chi phí gia công, chế tạo thiết bị cần gia công, chế tạo (nếu có); chi phí lắp đặt, thí nghiệm, hiệu chỉnh; chi phí chạy thử thiết bị theo yêu cầu kỹ thuật (nếu có); chi phí vận chuyển; bảo hiểm; thuế và các loại phí; chi phí liên quan khác;

+    Chi phí quản lý dự án là chi phí cần thiết để tổ chức quản lý việc thực hiện và thực hiện các công việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đến kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng và quyết toán vốn đầu tư xây dựng.

+    Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng là chi phí cần thiết để thực hiện các công việc tư vấn đầu tư xây dựng từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đến kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng và quyết toán vốn đầu tư xây dựng.

+    Chi phí khác gồm các chi phí cần thiết để thực hiện dự án đầu tư xây dựng, gồm: chi phí rà phá bom mìn, vật nổ; chi phí di chuyển máy, thiết bị thi công đặc chủng đến và ra khỏi công trường; chi phí đảm bảo an toàn giao thông phục vụ thi công; chi phí hoàn trả hạ tầng kỹ thuật do bị ảnh hưởng khi thi công xây dựng; chi phí kho bãi chứa vật liệu; chi phí xây dựng nhà bao che cho máy, nền móng máy, hệ thống cấp điện, khí nén, hệ thống cấp nước tại hiện trường, lắp đặt, tháo dỡ một số loại máy; chi phí bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng; đăng kiểm chất lượng quốc tế, quan trắc biến dạng công trình; kiểm toán, thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư; kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công xây dựng và khi nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình của cơ quan chuyên môn về xây dựng hoặc hội đồng do Thủ tướng Chính phủ thành lập; nghiên cứu khoa học công nghệ, áp dụng, sử dụng vật liệu mới liên quan đến dự án; vốn lưu động ban đầu đối với dự án đầu tư xây dựng nhằm mục đích kinh doanh, lãi vay trong thời gian xây dựng; chi phí cho quá trình chạy thử không tải và có tải dây chuyền công nghệ, sản xuất theo quy trình trước khi bàn giao (trừ giá trị sản phẩm thu hồi được); chi phí thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng; các khoản thuế tài nguyên, phí và lệ phí theo quy định và các chi phí cần thiết khác để thực hiện dự án đầu tư xây dựng không thuộc quy định.

+    Chi phí dự phòng gồm chi phí dự phòng cho khối lượng, công việc phát sinh và chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời gian thực hiện dự án.

b. Chi phí trong giai đoạn thực hiện dự án

Dự toán xây dựng công trình  [Theo Điều 11 Nghị định 10/2021/NĐ-CP]

+ Dự toán xây dựng là toàn bộ chi phí cần thiết dự tính để xây dựng công trình được xác định theo thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở hoặc thiết kế bản vẽ thi công trong trường hợp dự án chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.

+ Nội dung dự toán xây dựng gồm: chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác, chi phí dự phòng.

+ Đối với dự án có nhiều công trình, chủ đầu tư xác định tổng dự toán để quản lý chi phí đầu tư xây dựng trong trường hợp cần thiết. Tổng dự toán gồm các dự toán xây dựng công trình và chi phí tư vấn, chi phí khác, chi phí dự phòng tính chung cho cả dự án.

Dự toán xây dựng công trình được xác định theo khối lượng tính toán từ thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở hoặc thiết kế bản vẽ thi công trong trường hợp dự án chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng, các chỉ dẫn kỹ thuật, yêu cầu công việc phải thực hiện, kế hoạch thực hiện của công trình, điều kiện thi công, biện pháp thi công của công trình và định mức xây dựng, giá xây dựng công trình, chỉ số giá xây dựng, các quy định khác có liên quan được áp dụng phù hợp với điều kiện thực hiện cụ thể của công trình.

c. Chi phí trong giai đoạn kết thúc xây dựng, đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng

- Chi phí đầu tư được quyết toán: là toàn bộ chi phí hợp pháp đã thực hiện trong quá trình đầu tư để đưa dự án vào khai thác sử dụng. Chi phí hợp pháp là chi phí được thực hiện trong phạm vi dự án, thiết kế, dự toán đã phê duyệt; hợp đồng đã ký kết ( đối với những công việc thực hiện theo hợp đồng ) kể cả phần điều chỉnh, bổ sung, đúng với hợp đồng đã ký kết, phù hợp với các quy định của pháp luật. Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì vốn đầu tư được quyết toán phải nằm trong giới hạn tổng mức đầu tư được duyệt (hoặc được điều chỉnh) theo quyết định của cấp có thẩm quyền phê duyệt. [Theo khoản 3, Điều 35 Nghị định 10/2021/NĐ-CP]

1.2. Dự toán gói thầu xây dựng

 1.2.1. Khái niệm dự toán gói thầu xây dựng

Dự toán gói thầu xây dựng (sau đây gọi là dự toán gói thầu) là toàn bộ chi phí cần thiết để thực hiện gói thầu được xác định cho từng gói thầu, phù hợp với kế hoạch lựa chọn nhà thầu trước khi tổ chức lựa chọn nhà thầu. Trường hợp đã có dự toán xây dựng công trình, tổng dự toán thì không lập dự toán gói thầu.[TheoKhoản 1 Điều 16 Nghị định 10/2021/NĐ-CP]

Dự toán gói thầu được xác định cho các gói thầu sau:

a) Gói thầu thi công xây dựng;

b) Gói thầu mua sắm thiết bị;

c) Gói thầu lắp đặt thiết bị;

d) Gói thầu tư vấn đầu tư xây dựng;

đ) Gói thầu hỗn hợp.

 1.2.2. Nội dung dự toán gói thầu xây dựng

- Dự toán gói thầu thi công xây dựng gồm chi phí xây dựng của dự toán gói thầu thi công xây dựng và chi phí dự phòng của dự toán gói thầu thi công xây dựng.

- Chi phí xây dựng của dự toán gói thầu thi công xây dựng được xác định cho công trình, hạng mục công trình chính, công trình phụ trợ, công trình tạm phục vụ thi công thuộc phạm vi gói thầu thi công xây dựng, gồm chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp, thu nhập chịu thuế tính trước, thuế giá trị gia tăng.

- Chi phí dự phòng của dự toán gói thầu thi công xây dựng được xác định bằng 2 yếu tố dự phòng chi phí cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh và dự phòng chi phí cho yếu tố trượt giá.

1.2.3. Căn cứ lập dự toán gói thầu xây dựng

- Căn cứ vào hồ sơ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công.

- Căn cứ vào các định mức tiêu hao nguyên vật liệu, nhân công, máy thi công ứng với biện pháp thi công.

- Căn cứ vào giá xây dựng công trình, đơn giá xây dựng chi tiết công trình, giá xây dựng tổng hợp.

- Các văn bản hiện hành liên quan đến xác định chi phí đầu tư xây dựng.

1.2.4. Trình tự lập dự toán gói thầu xây dựng

Bước 1: Nghiên cứu hồ sơ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công và hồ sơ thiết kế tổ chức thi công.

Bước 2: Liệt kê các hạng mục công trình cần lập dự toán.

Bước 3: Liệt kê các công tác chủ yếu của từng bộ phận.

Bước 4: Nghiên cứu các bộ định mức đã ban hành.

Bước 5: Xác định bảng giá vật liệu đến hiện trường xây lắp (có thể sử dụng thông báo giá của địa phương, sử dụng thông báo giá của nhà cung cấp).

Bước 6: Xác định bảng tiền lương công nhân.

Bước 7: Lập bảng giá dự toán ca máy

Bước 8: Lập bảng đơn giá chi tiết cho từng công tác.

Bước 9: Lập bảng dự toán chi tiết cho từng hạng mục.

Bước 10: Lập bảng dự toán chi phí xây dựng cho từng hạng mục.

Bước 11: Lập bảng tổng hợp dự toán xây dựng công trình.

Bước 12: Viết thuyết minh dự toán.

1.2.5. Phương pháp lập dự toán gói thầu xây dựng

1.2.5.1. Phương pháp xác định dự toán gói thầu thi công xây dựng

     Dự toán gói thầu thi công xây dựng được xác định theo công thức sau: [Theo mục 2.1, phụ lục 2, thông tư 11/2021/TT-BXD]

Ggtxd = Gxd + Gdpxd + GKXD

Trong đó:

+Ggtxd: dự toán gói thầu thi công xây dựng;

+Gxd: chi phí xây dựng của dự toán gói thầu thi công xây dựng;

+GKXD:chi phí khác có liên quan của gói thầu

+Gdpxd: chi phí dự phòng của dự toán gói thầu thi công xây dựng.

a) GXD: chi phí xây dựng của dự toán gói thầu thi công xây dựng được xác định cho công trình, hạng mục công trình chính, công trình phụ trợ, công trình tạm phục vụ thi công thuộc phạm vi gói thầu thi công xây dựng, gồm chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp, thu nhập chịu thuế tính trước, thuế giá trị gia tăng.

b) GKXD:chi phí khác có liên quan đến gói thầu như: chi phí di chuyển máy, thiết bị thi công đặc chủng đến và ra khỏi công trường; chi phí đảm bảo an toàn giao thông phục vụ thi công; chi phí hoàn trả hạ tầng kĩ thuật do bị ảnh hưởng khi thi công xây dựng; chi phí kho bãi chứa vật liệu; chi phí cây dựng nhà bao che cho máy,nền móng máy,hệ thống cấp điện, khí nén, hệ thống cấp nước tại hiện trường; chi phí lắp đặt, tháo dỡ trạm trộn bê tông xi măng,trạm trộn bê tông nhựa, cần trục di chuyển trên ray, cần trục tháp, một số loại máy, thiết bị thi công xây dựng khác có tính chất tương tự và một số khoản chi phí khác có liên quan.

c) GDPXD: chi phí dự phòng của dự toán gói thầu thi công xây dựng được xác định cho khối lượng, công việc phát sinh và cho yếu tố trượt giá theo công thức:

GDPXD = GDPXD1 + GDPXD2

Trong đó:

- GDPXD1 : chi phí dự phòng cho khối lượng, công việc phát sinh được xác định theo công thức:

GDPXD1 = (GXD + GKXD) x kps

         + kps : tỷ lệ dự phòng cho khối lượng, công việc phát sinh (kps ≤ 5%)

   - GDPXD2 ; chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá của dự toán gói thầu thi công xây dựng được xác định như đối với chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong dự toán xây dựng công trình theo công thức :

             Trong đó  là giá trị dự toán gói thầu thi công xây dựng chưa bao gồm chi phí dự phòng được thực hiện trong khoảng thời gian t.

Thời gian để tính chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong dự toán gói thầu xây dựng là thời gian thực hiện gói thầu thi công xây dựng.

-        Tổng hợp nội dung của dự toán gói thầu thi công xây dựng theo Bảng 1.1:

Bảng 1.1: Tổng hợp dự toán gói thầu thi công xây dựng

Dự án:................................................................................................................................

Gói thầu:............................................................................................................................................................................................................................

Đơn vị tính: ….

STT

NỘI DUNG CHI PHÍ

GIÁ TRỊ TRƯỚC THUẾ

THUẾ

GTGT

GIÁ TRỊ

SAU

THUẾ

HIỆU

[1]

[2]

[3]

[4]

[5]

[6]

1

Chi phí xây dựng của gói thầu

 

 

 

GXD

2

Chi phí khác có liên quan của gói thầu

 

 

 

GKXD

3

Chi phí dự phòng (GDPXD1 + GDPXD2)

 

 

 

GDPXD

3.1

Chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng phát sinh

 

 

 

GDPXD1

3.2

Chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá

 

 

 

GDPXD2

 

TỔNG CỘNG (1+2+3)

 

 

 

GGTXD

 

NGƯỜI LẬP                                                            NGƯỜI CHỦ TRÌ

                

 

                           (ký, họ tên)                                                                   (ký, họ tên)

Chứng chỉ hành nghề định giá XD hạng..., số ...

1.2.5.2. Phương pháp xác định chi phí xây dựng của dự toán gói thầu thi công xây dựng

Chi phí xây dựng của dự toán gói thầu thi công xây dựng được xác định cho công trình, hạng mục công trình chính, công trình phụ trợ, công trình tạm phục vụ thi công theo 1 trong các phương pháp sau: [Theo phụ lục số 03, TT11/2021/TT-BXD]

1.2.5.2.1. Xác định chi phí trực tiếp

a) Xác định theo khối lượng và đơn giá xây dựng chi tiết không đầy đủ

- Khối lượng các công tác xây dựng được xác định từ hồ sơ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công hoặc thiết kế FEED, các chỉ dẫn kỹ thuật, yêu cầu kỹ thuật, nhiệm vụ công việc phải thực hiện của dự án, công trình, hạng mục công trình.

- Đơn giá xây dựng chi tiết không đầy đủ bao gồm chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy và thiết bị thi công. Chủ đầu tư căn cứ vào đặc điểm, tính chất và điều kiện cụ thể của từng công trình, gói thầu để quyết định việc sử dụng đơn giá xây dựng chi tiết không đầy đủ để xác định chi phí xây dựng.

- Đơn giá xây dựng chi tiết không đầy đủ của công tác thuộc công trình được vận dụng theo đơn giá xây dựng chi tiết trong đơn giá xây dựng công trình  do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố; hoặc xác định theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng.

b) Xác định theo khối lượng và giá xây dựng tổng hợp không đầy đủ

- Khối lượng nhóm, loại công tác xây dựng, đơn vị kết cấu, bộ phận công trình được xác định từ hồ sơ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công hoặc thiết kế FEED, các chỉ dẫn kỹ thuật, yêu cầu kỹ thuật, nhiệm vụ công việc phải thực hiện của công trình, hạng mục công trình.

- Giá xây dựng tổng hợp không đầy đủ được lập tương ứng với danh mục và nội dung của       khối lượng nhóm, loại công tác xây dựng, đơn vị kết cấu, bộ phận của công trình. Chủ đầu tư căn cứ vào đặc điểm, tính chất và điều kiện cụ thể của từng công trình, gói thầu để quyết định việc sử dụng giá xây dựng tổng hợp không đầy đủ để xác định chi phí xây dựng.

Giá xây dựng tổng hợp không đầy đủ được vận dụng theo giá xây dựng tổng hợp do cơ quan có thẩm quyền công bố (nếu có); hoặc xác định theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng.

 1.2.5.2.2. Xác định chi phí gián tiếp

 a. Chi phí chung

1. Nội dung chi phí chung, gồm:

-Chi phíquản lí chung của doanh nghiệp là chi phí quản lý của doanh nghiệp được phân bổ cho công trình, gồm các chi phí: lương cho ban điều hành, lương cho người lao động, chi trả trợ cấp mất việc, chi phí phúc lợi, chi phí bảo trì văn phòng và các phương tiện, chi phí tiện ích văn phòng, chi phí thông tin liên lạc đi lại, chi phí sử dụng tiện ích điện nước, chi phí nghiên cứu và phát triển, chi phí quảng cáo, chi phí xã hội, chị phí tặng,biếu,từ thiện; chi phí thuê đất, văn phòng và chỗ ở; chi phí khấu hao; khấu hao chi phí nghiên cứu thử nghiệm; khấu hao chi phí phát triển; thuế, lệ phí, phí theo quy định; bảo hiểm tổn thất; chi phí bảo đảm hợp đồng; một số chi phí phục vụ cho quản lý khác của doanh nghiệp.

- Chi phí điều hành sản xuất tại công trường là toàn bộ chi phí cho bộ máy quản lí doanh nghiệp tại công trường, gồm các chi phí: chi phí phục vụ công nhân, chi phí phục vụ thi công tại công trường, chi phí quản lý lao động; chi phí điện nước tại công trường; chi phí đảm bảo an toàn,vệ sinh lao động; chi phí kiểm định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; lương và phụ cấp cho cán bộ, nhân viên tại văn phòn hiện trường;…

- Chi phí người sử dụng lao động phải nộp cho người lao động theo quy định (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm ý tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn nghề nghiệp, bảo hiểm khác…)

2. Xác định chi phí chung

a) Chi phí chung theo chi phí trực tiếp

- Chi phí chung được xác định bằng định mức tỷ lệ phần trăm (%) nhân với chi phí trực tiếp trong dự toán xây dựng. Định mức tỷ lệ phần trăm (%) chi phí chung được xác định theo chi phí xây dựng trước thuế trong tổng mức đầu tư của dự án được duyệt tại Bảng 1.2 sau:

Bảng 1.2: Định mức chi phí chung tính trên chi phí trực tiếp

                          Đơn vị tính: %

TT

Loại công trình thuộc dự án

Chi phí xây dựng trước thuế trong tổng mức đầu tư của dự án được duyệt (tỷ đồng)

≤15

≤50

≤100

≤300

≤500

≤750

≤1000

≥1000

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

1

Công trình dân dụng

7,3

7,1

6,7

6,5

6,2

6,1

6,0

5,8

 

Riêng công trình tu bổ, phục hồi di tích lịch sử, văn hóa

11,6

11,1

10,3

10,1

9,9

9,8

9,6

9,4

2

Công trình công nghiệp

6,2

6,0

5,6

5,3

5,1

5,0

4,9

4,6

 

Riêng công trình xây dựng đường hầm thủy điện, hầm lò

7,3

7,2

7,1

6,9

6,7

6,6

6,5

6,4

3

Công trình giao thông

6,2

6,0

5,6

5,3

5,1

5,0

4,9

4,6

 

Riêng công trinh hầm giao thông

7,3

7,2

7,1

6,9

6,7

6,6

6,5

6,4

4

Công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn

6,1

5,9

5.5

5.3

5.1

5.0

4.8

4,6

 

Riêng công trình đường hầm

7,3

7,2

7,1

6,9

6,7

6,6

6,5

6,4

5

Công trình hạ tầng kỹ thuật

5,5

5,3

5,0

4,8

4,5

4,4

4,3

4,0

- Trường hợp dự án đầu tư xây dựng có nhiều loại công trình thì định mức tỷ lệ (%) chi phí chung trong chi phí xây dựng được xác định theo loại công trình tương ứng với chi phí xây dựng trước thuế trong tổng mức đầu tư của dự án được duyệt.

- Đối với dự án chỉ yêu câu lập báo cáo kinh tế-kỹ thuật thì định mức tỷ lệ chi phí chung trong chi phí xây dựng được xác định theo quy định tại cột (3) Bảng 1.2 tương ứng với loại công trình.

- Khi xác định tổng mức đầu tư của dự án theo phương pháp từ khối lượng tính theo thiết kế cơ sở, thì chi phí xây dựng trước thuế trong tống mức đầu tư của dự án được duyệt tại Bảng 1.2 là chi phí xây dựng trước thuế được xác định hoặc ước tính trong sơ bộ/ dự kiến tổng mức đầu tư được duyệt; hoặc là giá trị sơ bộ/ dự kiến tổng mức đàu tư trước thuế (đối với trường hợp không xác định được cụ thể chi phí xây dựng)

- Trường hợp nhà thầu thi công xây dựng công trình phải tự tổ chức khai thác và sản xuất các loại vật liệu đất, đá, cát sỏi để phục vụ thi công xây dựng công trình thì chi phí chung trong dự toán xác định giá vật liệu bằng tỷ lệ 2,5% trên chi phí nhân công và chi phí máy thi công.

b) Xác định chi phí chung theo chi phí nhân công

Chi phí chung được xác định bằng định mức tỷ lệ phần trăm (%) trên chi phí nhân công trong chi phí trực tiếp của chi phí xây dựng, lắp đặt của công trinh theo Bảng 1.3 sau:

Bảng 1.3 : Định mức chi phí chung tính trên chi phí nhân công

Đơn vị tính: %

STT

Nội dung

Chi phí nhân công trong chi phí trực tiếp của dự toán xây dựng, lắp đặt của công trình (tỷ đồng)

≤15

≤50

≤100

>100

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

1

Duy tu sửa chữa đường bộ, đường sắt, hệ thống báo hiệu hàng hải

66

63

60

56

2

Công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn thực hiện hoàn toàn bằng thủ công

51

48

45

42

3

Lắp đặt thiết bị công nghệ trong các công trình xây dựng; xây lắp đường dây tải điện và trạm biến áp; thí nghiệm hiệu chỉnh điện đường dây và trạm biến áp; thí nghiệm vật liệu, cấu kiện và kết cấu xây dựng

65

62

59

55

 c) Đối với các công trình xây dựng tại vùng núi, biên giới, trên biển và hải đảo thì định mức tỷ lệ chi phí chung quy định tại Bảng 1.2 và  Bảng 1.3 được điều chỉnh với hệ số  từ 1,05 đến 1,1 tùy điều kiện cụ thể của công trình.

 b. Chi phí nhà tạm để ở và điều hành thi công

Chi phí nhà tạm để ở và điều hành thi công được xác định bằng tỷ lệ phần trăm (%) nhân với chi phí trực tiếp. Định mức  tỷ lệ phần trăm (%) chi phí nhà tạm để ở và điều hành thi công được xác định theo chi phí xây dựng trước thuế trong tổng mức đầu tư được duyệt hướng dẫn tại Bảng 1.4 sau:

 

Bảng 1.4 : Định mức chi phí nhà tạm để ở và điều hành thi công

Đơn vị tính: %

STT

Loại công trình

Chi phí  xây dựng trước thuế trong tổng mức đầu tư của dự án được duyệt (tỷ đồng)

≤15

≤100

≤500

≤1000

>1000

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

1

Công trình xây dựng theo tuyến

2,2

2.0

1.9

1.8

1.7

2

Công trình xây dựng còn lại

1.1

1.0

0.95

0.9

0.85

- Đối với các trường hợp đặc biệt khác ( như công trình có quy mô lớn, phức tạp, các công trình trên biển, ngoài hải đảo, các công trinh sử dụng vốn ODA lựa chọn nhà thầu theo hình thức đấu thầu quốc tế) nếu khoản mục chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công tính theo tỷ lệ phần trăm (%) Bảng 1.4 không phù hợp thì chủ đầu tư căn cứ điều kiện thực tế tổ chức xây dựng phương án nhà tạm để ở và điều hành thi công, lập và phê duyệt dự toán chi phí này.

- Dự toán chi phí nhà tạm để ở và điều hành thi công lập theo thiết kế xây dựng được xác định như chi phí xây dựng (không tính chi phí nhà tạm để ở và điều hành thi công). Định mức tỷ lệ chi phí chung, chi phí một số công việc không xác định được khối lượng từ thiết kế, thu nhập chịu thuế tính trước áp dụng theo công trình dân dụng.

 c. Chi phí một số công việc không xác định được khối lượng từ thiết kế

   1. Nội dung chi phí một số công việc không xác định được từ thiết kế:Chi phí một số công việc không xác định được từ thiết kế gồm: chi phí an toàn lao động; chi phí thí nghiệm vật liệu của nhà thầu; chi phí di chuyển lực lượng lao động trong nội bộ công trường; chi phí bơm nước, vét bùn không thường xuyên.

    2. Chi phí một số công việc không xác định được khối lượng từ thiết kế được xác định bằng tỷ lệ phần trăm (%) nhân với chi phí trực tiếp trong chi phí xậy dựng. Định mức tỷ lệ phần trăm (%) chi phí một số công việc không xác định được khối lượng từ thiết kế được quy định tại Bảng 1.5 sau:

Bảng 1.5: Định mức chi phí một số công việc không xác định được khối lượng từ thiết kế

Đơn vị tính: %

STT

LOẠI CÔNG TRÌNH

TỶ LỆ(%)

(1)

(2)

(3)

1

Công trình dân dụng

2,5

2

Công trình công nghiệp

2,0

 

Riêng công tác xây dựng trong đường hầm thủy điện, hầm lò

6,5

3

Công trình giao thông

2,0

 

Riêng công tác xây dựng trong đường hầm giao thông

6,5

4

Công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn

2,0

 

Riêng công tác xây dựng trong đường hầm

6,5

5

Công trình hạ tầng kỹ thuật

2,0

a) Đối với công trình có chi phí trực tiếp trong dự toán xây dựng dưới 45 tỷ đồng, thì định mức chi phí một số công việc không xác định được khối lượng từ thiết kế quy định tại Bảng 1.5 trên chưa bao gồm chi phí xây dựng phòng thí nghiệm hiện trường.

 b) Riêng chi phí một số công việc thuộc chi phí gián tiếp của các công tác xây dựng trong hầm giao thông, hầm thủy điện, hầm lò đã bao gồm chi phí vận hành, chi phí sửa chữa thường xuyên hệ thống cấp thoát nước, cấp gió (nhưng không bao gồm chi phí vận hành, chi phí sửa chữa thường xuyên hệ thống cấp gió cục bộ của các công tác thi công trong mỏ than, hầm lò), cấp điện phục vụ thi công trong hầm và không bao gồm chi phí đầu tư ban đầu cho hệ thống thông gió, chiếu sáng, hệ thống điện, cấp thoát nước, giao thông phục vụ trong hầm.

          c) Đối với công trình xây dựng thủy điện, thủy lợi thì định mức tỷ lệ trên không bao gồm các chi phí:

- Chi phí đầu tư ban đầu hệ thống nước kỹ thuật để thi thi công công trình;

- Chi phí đầu tư ban đầu cho công tác bơm nước, vét bùn, bơm thoát nước hố móng ngay sau khi ngăn sông, chống lũ, hệ thống điện phục vụ thi công;

 - Chi phí bơm thoát nước hố móng ngay sau khi ngăn xong, chống lũ;

 - Chi phí thí nghiệm tăng thêm của thí nghiệm thi công bê tông đầm lăn (RRC)

 d) Trường hợp cần thiết bổ sung các chi phí chưa được tính tại các điểm a,b,c ở trên, thì các chi phí này được tính vào chi phí khác của tổng mức đầu tư xây dựng.

d. Xác định tỷ lệ chi phí gián tiếp đối với công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng phục vụ quốc phòng, an ninh

 Tùy theo loại công trình tương ứng để áp dụng quy định tại Bảng 1.2, Bảng 1.3, Bảng 1.4, Bảng 1.5 cho phù hợp.

 1.2.5.2.3. Thu nhập chịu thuế tính trước

 Thu nhập chịu thuế tính trước được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp trong dự toán chi phí xây dựng.

Bảng 1.6. Định mức thu nhập chịu thuế tính trước

                                                                                                                     Đơn vị tính: %

STT

LOẠI CÔNG TRÌNH

THU NHẬP CHỊU THUẾ TÍNH TRƯỚC

1

Công trình dân dụng

5,5

2

Công trình công nghiệp

6,0

3

Công trình giao thông

6,0

4

Công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn

5,5

5

Công trình hạ tầng kỹ thuật

5,5

6

Dự toán lắp đặt thiết bị công nghệ trong các công trình xây dựng; xây lắp đường dây tải điện và trạm biến áp; thí nghiệm hiệu chỉnh điện đường dây và trạm biến áp; thí nghiệm vật liệu, cấu kiện và kết cấu xây dựng

6,0

   - Trường hợp nhà thầu thi công xây dựng công trình phải tự tổ chức khai thác và sản xuất các loại vật liệu đất, đá, cát sỏi để phục vụ thi công xây dựng công trình thì thu nhập chịu thuế tính trước tính trong dự toán xác định giá vật liệu bằng tỷ lệ 3% trên chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp.

   - Đối với công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng phục vụ quốc phòng, an ninh thì tùy theo loại công trình tương ứng để áp dụng quy định Bảng 1.6 cho phù hợp.

1.2.5.2.4. Tổng hợp dự toán chi phí xây dựng

  1. Chi phí xây dựng tính theo khối lượng và đơn giá xây dựng chi tiết không đầy đủ và giá xây dựng tổng hợp không đầy đủ được xác định và tổng hợp theo Bảng 1.7 dưới đây:

Bảng 1.7. Tổng hợp dự toán chi phí xây dựng

Dự án:...................................................................................................................

Công trình:...................................................................................................................

Đơn vị tính:...

STT

NỘI DUNG CHI PHÍ

CÁCH TÍNH

GIÁ TRỊ

KÝ HIỆU

I

CHI PHÍ TRỰC TIẾP

 

 

 

1

Chi phí vật liệu

+ CLVL

 

VL

2

 Chi phí nhân công

+ CLVL

 

NC

3

 Chi phí máy và thiết bị thi công

+ CLM

 

M

 

 Chi phí trực tiếp

VL + NC + M

 

T

II

CHI PHÍ GIÁN TIẾP

 

 

 

1

Chi phí chung

T x Tỷ lệ

(NC x Tỷ lệ)

 

C

2

Chi phí nhà tạm để ở và điều hành thi công

T x Tỷ lệ

 

LT

3

Chi phí một số công việc không xác định được khối lượng từ thiết kế

T x Tỷ lệ

 

TT

 

Chi phí gián tiếp

C + LT + TT

 

GT

III

THU NHẬP CHỊU THUẾ TÍNH TRƯỚC

(T + GT) x Tỷ lệ

 

TL

 

 Chi phí xây dựng trước thuế

(T + GT + TL)

 

G

V

THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG

G x TGTGT

 

GTGT

 

Chi phí xây dựng sau thuế

G + GTGT

 

GXD

 

               NGƯỜI LẬP                                                   NGƯỜI CHỦ TRÌ

                 (Ký, họ tên)                                                              (Ký, họ tên)

 

 

                                         Chứng chỉ hành nghề định giá XD hạng..., số...

Trong đó:

a) Chi phí trực tiếp:

- Trường hợp chi phí vật liệu, nhân công, máy và thiết bị thi công được xác định theo khối lượng và giá xây dựng tổng hợp không đầy đủ:

+ Qj là khối lượng nhóm, loại công tác xây dựng, đơn vị kết cấu, bộ phận thứ j của công trình;

+ Djvl, Djnc, Djm là chi phí vật liệu, nhân công, máy và thiết bị thi công trong giá xây dựng tổng hợp không đầy đủ của nhóm, loại công tác xây dựng, đơn vị kết cấu, bộ phận thứ j của công trình.

- Trường hợp chi phí vật liệu, nhân công, máy và thiết bị thi công được xác định theo khối lượng và đơn giá xây dựng chi tiết không đầy đủ của công trình;

+ Qj là khối lượng công tác xây dựng thứ j;

+ Djvl, Djnc, Djm là chi phí vật liệu, nhân công, máy và thiết bị thi công trong đơn giá xây dựng chi tiết không đầy đủ của công trình đối với công tác xây dựng thứ j.

- Chi phí vật liệu (Djvl), chi phí nhân công (Djnc), chi phí máy và thiết bị thi công (Djm) trong đơn giá xây dựng chi tiết của công trình không đầy đủ và giá xây dựng tổng hợp không đầy đủ được xác định trên cơ sở đơn giá xây dựng công trình do địa phương công bố; hoặc tính toán và xác định theo phương pháp tại Phụ lục IV Thông tư 11/2021/TT-BXD.

- CLVL,CLNC,CLM: Chênh lệch chi phí vật liệu (nếu có), chi phí nhân công (nếu có), chi phí máy và thiết bị thi công (nếu có) so với mặt bằng giá tại thời điểm công bố đơn giá xây dựng công trình (trường hợp Djvl, Djnc, Djm vận dụng đơn giá xây dựng công trình do địa phương công bố).

-  Knc: hệ số nhân công làm đêm (nếu có) và được xác định như sau:

 Knc = 1 + tỷ lệ khối lượng công việc phải làm đêm x 30% (đơn giá nhân công của công việc làm việc vào ban đêm).

- Km: hệ số máy thi công làm đêm (nếu có) và được xác định như sau:

Km = 1+ g x (Knc -1)

Trong đó: g là tỷ lệ tiền lương bình quân trong giá ca máy.

        Khối lượng công việc phải làm đêm được xác định theo yêu cầu tiến độ thi công xây dựng của công trình và được chủ đầu tư thống nhất.

b) Chi phí gián tiếp: Định mức tỷ lệ chi phí gián tiếp được quy định tại Bảng 1.2, Bảng 1.3, Bảng 1.4, Bảng 1.5.

+ C: chi phí chung

+ LT: chi phí nhà tạm để ở và điều hành thi công

+ TT: chi phis một số công việc không xác định được khối lượng từ thiết kế;

c) TL: thu nhập chịu thuế tính trước xác định theo bảng 1.6

d) G: chi phí xây dựng công trình, hạng mục công trình, bộ phận, phần việc, công tác trước thuế;

e) TGTGT : mức thuế suất GTGT quy định cho công tác xây dựng;

2. Chi phí xây dựng tính theo khối lượng và đơn giá xây dựng chi tiết của công trình đầy đủ và giá xây dựng tổng hợp đầy đủ được xác định và tổng hợp theo Bảng 1.8.

Bảng 1.8. Tổng hợp dự toán chi phí xây dựng

Dự án:..........................................................................................................................................

Công trình:..........................................................................................................................................

    Đơn vị tính:...

STT

KHOẢN MỤC CHI PHÍ

CÁCH TÍNH

GIÁ TRỊ

KÝ HIỆU

1

Chi phí xây dựng trước thuế

 

G

2

Thuế giá trị gia tăng

G x TGTGT

 

GTGT

3

Chi phí xây dựng sau thuế

G + GTGT

 

GXD

                NGƯỜI LẬP                                                   NGƯỜI CHỦ TRÌ

                 (Ký, họ tên)                                                              (Ký, họ tên)

 

Trong đó:

a) Trường hợp chi phí xây dựng được xác định trên cơ sở khối lượng và giá xây dựng tổng hợp đầy đủ:

+ Qi là khối lượng nhóm, loại công tác xây dựng, đơn vị kết cấu, bộ phận thứ i của công trình (i=1¸n);

+ Di là giá xây dựng tổng hợp đầy đủ (bao gồm chi phí trực tiếp về vật liệu, nhân công, máy thi công, chi phí gián tiếp và thu nhập chịu thuế tính trước) để thực hiện nhóm, loại công tác xây dựng, đơn vị kết cấu, bộ phận thứ i của công trình.

b) Trường hợp chi phí xây dựng được xác định trên cơ sở khối lượng và đơn giá xây dựng chi tiết đầy đủ:

+ Qi là khối lượng công tác xây dựng thứ i của công trình (i=1¸n);

+ Di là đơn giá xây dựng công trình đầy đủ (bao gồm chi phí trực tiếp về vật liệu, nhân

...

Sau mỗi hạng mục phải được nghiệm thu chi tiết mới được thi công hạng mục tiếp theo. Tất cả những hạng mục thi công phải tuân thủ theo quy trình và nghiệm thu hiện hành. Quá trình thi công phải có phương án đảm bảo vệ sinh môi trường

3.2.4. Thi công đường hai đầu cầu và tứ nón chân khay mố

 

3.2.4.1 Các yêu cầu vật liệu và thi công đất đắp đối với đoạn đường chuyển tiếp giữa đường và cầu

* Yêu cầu về kỹ thuật đối với vật liệu đất đắp:

Đoạn gần mố L1:

- Đất sử dụng là loại đất có chọn lọc, không có chất hữu cơ hay có các vật liệu có hại khác có các chỉ tiêu cơ lý yêu cầu sau:

+ Chỉ số dẻo ( PI ) nhỏ hơm 15

+ Hệ số đồng đều ( Cu ) lớn hơn 3

+ Cấp phối hạt vật liệu phải đảm bảo theo yêu cầu sau đây:

Thứ tự

Cỡ sàng

Tỷ lệ lọt sàng ( % )

1

90 mm

100

2

19 mm

70-100

3

4.75 mm

30-100

4

425 µm

15-100

5

150 µm

5-65

6

75 µm

0-15

Trong phạm vi đắp đoạn gần mố ( đoạn L1 ) phải dùng các vật liệu có tính thoát nước tốt, tính nén lún nhỏ như đất lẫn sỏi cuội, cát lẫn đá dăm, cát hạt vừa, cát hạt thô. Không được dùng đất có tính thoát nước kém và cát mịn. Không được đắp bằng các loại đá phong hóa và không đắp lân lộn các loại vật liệu khác nhau

-        Đối với đoạn từ cuối đoạn gần mố đến đoạn đường thông thường ( đoạn L2)

-        Yêu cầu về vật liệu đắp phải tuân thủ theo điều 5 của tiêu chuẩn TCVN 9436:2012 Nền đường ô tô, thi công nghiệm thu

3.2.4.2  Yêu cầu về thi công :

Đối với đoạn gần mố ( đoạn L1):

Tuân thủ nghiêm túc quy định của tiêu chuẩn TCVN 9436:2012. Đặc biệt lưu ý các vấn đề sau đây:

+ Trước khi đắp đất mố đoạn ( L1 ) phải hoàn thành tốt các lớp phòng nước thấm vào thân mố và các lớp phòng nước thấm ra từ cống cùng hệ thống thoát nước dọc và ngang sau công trình theo đúng thiết kế.

+ Trong mọi trường hợp đắp đoạn gần mố phải rải và đầm nén từng lớp dần từ dưới lên bề mặt dày lớp đầm nén chỉ nên từ 10cm đến 20 cm ( kể cả khi dùng lu nặng ). Nếu dùng dụng cụ đầm nén nhỏ, bề dày lớp đầm nén chỉ nên dưới 10cm.

+ Độ chặt yêu cầu trong toàn phạm vi đắp đoạn gần mố phải đạt ≥ 0,95 đồng thời phải lớn hơn hoặc bằng nồng độ chặt đầm nén yêu cầu đối với các bộ phận nền đường khác nhau.

+ Không được để lọt bất kì vùng nào không được đầm nén kể cả các vùng thành vách công trình. Tại các vùng sát thành vách công trình phải dùng đầm bản nặng hơn 100KN hoặc mở rộng diện thi công sau mố để đủ diện thi công cho máy đầm nén hoạt động

+ Tại các chỗ lu hoặc đầm bản không thao tác phải dùng đầm chấn động bằng tay đạt yêu cầu quy định

+ Việc kiểm tra chất lượng đầm nén phải theo quy định

+ Nên đồng thời thi công phạm vi đắp đoạn gần mố và phạm vi đắp các phần tứ nón. Đắp trong phạm vi khu vực tác dụng cũng nên thực hiện đồng thời với đắp khu cực tác dụng trên đoạn đường nối tiếp liền kề

+ Trường hợp đắp đoạn gần mố bằng đấ gia cố hoặc vật liệu khác thì phải tuân thủ chỉ dẫn kỹ thuật trong hồ sơ thiết kế

+ Thi công các kết cấu khác như bản quá độ nằm trong phạm vi đắp toàn bộ gần mố phải tuân theo chỉ dẫn bản vẽ thiết kế

+ Đất đắp chọn lọc yêu cầu phải có chất lượng cao về độ bền, góc ma sát lớn và thoát nước tốt

Trong phạm vi mố cầu , vật liệu đắp được đầm chặt tối thiểu đạt 98%

Đối với đắp đoạn từ cuối đoạn gần mố đến đoạn đường thông thường ( đoạn L2 )

- Tuân thủ theo điều 6 và điều 7 của tiêu chuẩn TCVN 9436:2012

Vị trí tiếp giáp đoạn L1 và L2 yêu cầu bố trí chuyển tiếp

    3.2.4.3. Yêu cầu kỹ thuật về thoát nước sau mố:

Thoát nước mặt cầu

- Thiết kế thoát nước mặt cầu đảm bảo thoát nước nhanh, nếu có bố trí ống thoát nước xuống mặt cầu thì không xả trực tiếp lên bề mặt và chân mái dốc nền đường sau mố.

- Khe hở giữa bản quá độ và tường cánh mố phải được chèn bằng vật liệu ngăn nước, không để nước trên mặt đường thấm qua khe hở xuống đất đắp sau mố

Thoát nước trong phạm vi lòng mố:

 - Vật liệu đất đắp sau mố đảm bảo thóa nước theo yêu cầu của mục 6.1.1 ( QĐ số 3095/ QĐ-GTVT ngày 07/10/2013 của bộ GTVT ) .

- Mái dốc nền đường được bảo vệ và gia cố không gây mất hạt đất đắp

 - Đối với mố cầu không nằm trong vùng ngập nước thường xuyên và có chiều cao tường thân mố ≤ 3m, sử dụng các ống thoát nước lòng mố trực tiếp ra ngoài trên tường thân mố như sau:

+ Bố trí đầu ra của ống cao hơn mực nước ngập thường xuyên hoặc mặt đất tự nhiên tối thiểu 150mm, khoảng cách giữa các ống theo phương ngang 2m

+ Ống có đường kính tối thiểu D50, bịt đầu bằng vải địa kỹ thuật và đặt theo tốc độ dốc 10% đảm bảo thoát nước ra ngoài.

3.2.5.  Thi công nền đường, đường hai đầu cầu:

- Thi công công tác đất theo tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu TCVN 4447-2012 và các quy trình tiêu chuẩn, quy định hiện hành

Trình tự thi công đường hai đầu cầu:

- Đào xử lý vét bùn, vét hữu cơ, rẫy cỏ, đánh cấp. Tiến hành đắp đất nền đường theo từng lớp đạt tiêu chuẩn độ chặt thiết kế, khi đạt yêu cầu thì mới thi công lớp tiếp theo, những đoạn đắp lấn không dùng máy lu được thì dùng các loại đầm nhỏ, đầm cóc và tiến hành lu lèn lần lượt từng lớp một đạt độ chặt yêu cầu.

               + Thi công lớp móng CPĐD loại II dày 30cm

               + Thi công lớp móng CPĐD loại I dày 15cm

               + Tưới nhựa thấm bám 1kg/m2

               + Láng nhựa dày 2.5cm 3kg/m2

Một số lưu ý về vật liệu, công tác thi công nền đường hai đầu cầu:

  Công tác lu lèn và chiều dày đất đắp:

- Trước khi bắt đầu đất đắp nền đắp, Nhà thầu phải trình bằng văn bản về cách đầm nén đất đắp sẽ được sử dụng trong việc đắp nền để Tư vấn thông qua. Những đề xuất này phải đề cập đến mối quan hệ giữa các loại thiết bị đầm nén, số lần qua lại đạt yêu cầu và phương pháp điều chỉnh độ ẩm. Nhà thầu phải tiến hành thử nghiệm đầm nén , sử dụng tự đầm nén theo đề xuất của mình hoặc một số điều chỉnh thêm để đảm bảo các yêu cầu quy định về độ chặt đầm nén và chiều dày tối đa các lớp vật liệu để đầm nén.

 - Trong mọi trường hợp đắp đoạn tiếp giáp với thân, tường cánh mố hoặc cạnh cống phải rải và đầm nén từng lớp dần từ dưới lên với bề dày lớp đầm nén từ 100cm đến 20cm đối với đầm nén nhỏ thì chiều dày chỉ nên dưới 10cm

- Tại các vùng sát vành vách công trình lưu ý không để sót vùng không được đầm nén và phải dùng đầm bản nặng lớn hơn 100KN hoặc mở rộng diện thi công sau mố để đủ diện thi công cho máy đầm nén hoạt động. Nếu lu hoặc đầm bản không thao tác được thì phải dùng đầm chấn động bằng tay đạt yêu cầu quy định

- Nên thi công thực hiện cùng lúc phạm vi đất đắp đoạn gần mố hoặc cống và phạm vi các phần tứ nón.

 - Trước khi đầm nén, đất đã rải thải phải có độa ẩm tốt nhất, Wo tương ứng với kết quả đầm nén tiêu chuẩn. Sai số chấp nhận về độ ẩm là ± 2% so với Wo. Nếu đất có độ ẩm vượt quá độ ẩm tốt nhất hoặc khô hơn độ ấm 2% thì nên hong khô hoặc tưới nước xới đều để đạt tiêu chuẩn

- Thiết bị đầm nén phải là loại hiện đại, tiêu chuẩn và hiệu quả được Tư vấn chấp thuận. Thiết bị đầm phải có khả năng đầm từng lớp vật liệu như quy định và đáp ứng được các yêu cầu :

       + Các lu chân cừu, lu dầm, lu lưới phải có khả năng tạo một lực 45N/mm chiều dài chống lăn.

       + Các lu bánh thép rung phải có trọng lượng tối thiếu là 10 tấn, phần đầm phải được trang bị điều khiển tần số và biên độ và được thiết kế đặc biệt để đầm nén các loại vật liệu mà chúng được sử dụng để đầm

       + Các lu bánh thép không rung phải có khả năng tác dụng một lực không nhỏ hơn 45N/mm của chiều rộng bánh ( vòng ) nén hoặc trục lăn.

       + Lu bánh hơi phải có các lốp bề mặt nhẫn với kích thước bằng nhau tạo ra một lực đầm nén đều trên toàn bộ bề rộng của lu và có khả năng tác dụng một áp lực lên bề mặt ít nhất là 550kPa

       + Có thể sẽ yêu cầu các loại máy đầm nặng hơn để đạt được độ chặt quy định của nền đắp

Bất kể dùng loại phương tiện đầm nén nào cũng phải tuân thủ theo quy định sau:

       + Phải đầm nén đồng đều suốt bề rộng nền đường từng lượt trên mỗi đoạn thi công theo trình tự từ chỗ thấp đến chỗ cao ( Từ hai bên vào giữa trục tim nền đường ở đoạn thẳng và từ phía bụng lên phía lưng ở các đoạn đường cong )

       + Các vệt lu liên tiếp phải đè lên nhau từ 15cm đến 20cm, vệt đầm liên tiếp phải đè lên nhau ít nhất 1/3 bề rộng vệt đầm.

-  Kiểm tra chất lượng đắp trong quá trình thi công:

  + Mỗi lớp đất đầm nén xong đều phải kiểm tra độ chặt với mật độ ít nhất là hai vị trí trên 1000m2, nếu không đủ thì kiểm tra lại hai vị trí, khi cần có thể tăng thêm mật độ kiểm tra và kiểm tra độ chặt các vị trí gần mặt taluy, sat tường cánh, tường ngực của mố cầu

 + Kết quả thẩm tra phải đạt số độ chặt K tối thiểu theo hồ sơ thiết kế. Nếu chưa đạt thì tiếp tục phải đầm nén hoặc xới cho chặt.

- Ô tô vận chuyển đất phải có bạt che, qua khu dân cư phải tưới nước thường xuyên tránh bụi

- Để đảm bảo an toàn cho các phương tiện đi trên đường, đường vận chuyển nhất thiết phải được duy tu sửa chữa kịp thời. Thời gian vận chuyển nên bố trí tránh giờ cao điểm ở những khu vực có mật độ giao thông cao.

 - Khi thi công xong từng hạng mục công trình, tổ chức nghiệm thu đưa vào sử dụng hoặc chuyển tiếp giai đoạn thi công. Dọn dẹp, trả lại mặt bằng, đảm bảo mỹ quan, đảm bảo vệ sinh môi trường.

 - Vữa xây dựng, bê tông xi măng, nhựa đường,.. được chứa trong nên các thùng, tấm tôn để vận chuyển đến công trường.

 - Trong phạm vi công trường phải có chứng chỉ không có bom mìm hoặc khu vực đã được rà phá bom mìm khi thi công

 - Trên công trường, ở các mũi thi công được trang bị các bình xịt CO2 kịp thòi xử lý ngay các sựu cố cháy nổ trong quá trình thi công

- Các biện pháp đảm bảo an toàn công trình, phòng cống cháy nổ, bảo vệ môi trường thực hiện theo các văn bản pháp luật hiện hành.

3.2.6. Thi công gia cố mái và tứ nón hai bên mố:

   Mái kênh (từ tím về mỗi bên thượng, hạ lưu kênh 25m) được gia cố bằng bê tông M200, dày 15cm đặt trực tiếp trên lớp vải địa kỹ thuật AR-T12. Chận khay bằng bê tông M150 dày 0,5m, h=1m trên lớp đá dăm đệm dày 10cm, móng chân khay gia cố bằng cọc tre L=2.5m , mật độ 225 cọc.m2. Mái bê tông được chia 3m/đoạn có khe lún 1cm.

-        Đào đất, đóng cọc tre, thi công chân khay BT M150.

-        Đắp đất mái kênh, thi công lớp Nilon tái sinh và đổ bê tông M200 gia cố mái kênh.

3.2.7. Thi công hệ thống an toàn giao thông

- Thi công lắp đặt biển báo tên cầu theo điều lệ báo hiệu đường bộ QCVN 41:2019/BGTVT

3.2.8. Các biện pháp đảm bảo an toàn và bảo vệ môi trường:

- Không bố trí các công trình phục vụ thi công như trạm trộn bê tông, trạm cung cấp nhiên liệu ( Xăng dầu ), trạm rửa xe,... gần nguồn cung cấp nước sinh hoạt. Phải có biện pháp xử lý nước thải ở các cơ sở đó trước khi thải ra sông, hồ,...

- Không dễ các chất thải rắn, hóa chất dùng cho thi công nhất là dầu, mỡ của thiết bị xe máy thải ra hòa lẫn vào nước gây ô nhiễm môi trường

 - Dọn dẹp ngay phế thải xây dựng trong thi công. Chứa các phế thải trong bao bố, vận chuyển đến đổ tại nơi quy định bằng các xe vận tải nhỏ

 - Bentonite sau khi thi công cọc khoan nhồi được vận chuyển và đổ thải nơi quy định

 - Các phương án thi công chi tiết của nhà thầu cần có biện pháp bảo vệ an toàn cho lực lượng thi công, cho dân địa phương và các công trình đã có ở gần nơi xây dựng

 - Nếu dùng các phương tiện vận tải lớn cần có biện pháp hữu hiệu để bảo vệ nhà cửa dân cư

- Ô tô vận chuyển đất phải có quạt che, qua khu dân cư phải tưới nước thường xuyên tránh bụi

- Để đảm bảo an toàn giao thông cho các phương tiện đi trên đường vận chuyển nhất thiết phải được duy tu sửa chữa kịp thời. Thời gian vận chuyển nên bố trí tránh giờ cao điểm ở những khu vực có mật độ giao thông cao.

- Khi thi công có khối lượng đất cát loại ra, khi thiết kế tổ chức thi công cần chọn những nơi đổ phù hợp, tránh làm hại đến cây cối, đất đai, nguồn nước sinh hoạt hoặc canh tác của dân quanh vùng.

- Sau khi thi công xong từng hạng mục công trình, tổ chức nghiệm thu đưa vào sử dụng hoặc chuyển tiếp giai đoạn thi công. Dọn dẹp, trả lại mặt bằng, đảm bảo mỹ quan, đảm bảo vệ sinh môi trường.

- Vữa xây, bê tông xi măng, nhựa đường,.. được chứa trong/trên các thùng, tấm tôn để vận chuyển đến công trường

- Trong phạm vi công trường phải có chứng chỉ không có bom mìn hoặc khu vực đã được rà phá bom mìm đến công trường

- Trên công trường, ở các mũi thi công được trang bị các bình xịt C02 kịp thời xử lý ngay các sự cố cháy nổ, liên hệ trước với chính quyền, công an địa phương cùng làm tốt công tác cháy nổ trong quá trình thi công

- Các biện pháp đảm bảo an toàn công trình, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường thực hiện theo các văn bản pháp luật hiện danh.



  • Tiêu chí duyệt nhận xét
    • Tối thiểu 30 từ, viết bằng tiếng Việt chuẩn, có dấu.
    • Nội dung là duy nhất và do chính người gửi nhận xét viết.
    • Hữu ích đối với người đọc: nêu rõ điểm tốt/chưa tốt của đồ án, tài liệu
    • Không mang tính quảng cáo, kêu gọi tải đồ án một cách không cần thiết.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

doantotnghiep.vn@gmail.com

Gửi thắc mắc yêu cầu qua mail

094.640.2200

Hotline hỗ trợ thanh toán 24/24
Hỏi đáp, hướng dẫn