THIẾT KẾ TỐT NGHIỆP MÁY XÚC GẦU NGƯỢC CỠ NHỎ, q=0,025m
MỤC LỤC
Chương 1: Tổng quan về máy xúc gầu ngược cỡ nhỏ 7
1.1 Tình hình sử dụng máy xúc ở nước ta 7
1.2 Công dụng và phân loại 8
1.2.1 Công dụng 8
1.2.2 Phân loại 8
Chương 2: Giới thiệu về Công Ty Môi Trường Đô Thị 10
2.1 Chức năng 11
2.2 Nhiệm vụ 11
2.3 Hoạt động kinh doanh khác 11
2.4 Sơ đồ tổ chức công ty 12
2.5 Xí nghiệp vận chuyển số 1 14
2.6 Xí nghiệp vận chuyển số 2 15
2.7 Xí nghiệp vận chuyển số 3 16
2.8 Xí nghiệp dịch vụ môi trường 17
2.9 Xí nghiệp xử lý chất thải 19
2.10 Quá trình hình thành 20
Chương 3: Cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy 23
3.1 Cấu tạo 23
3.2 Đặc điểm làm việc 24
3.3 Nguyên lý làm việc 24
Chương 4: Đặc tính kỹ thuật của máy thiết kế 27
Chương 5: Xác định các thông số cơ bản của máy và các bộ phận chính 26
5.1 Các thông số cơ bản 26
5.2 Trọng lượng và kích thước các bộ phận chính 27
5.3 Các thông số khác 29
Chương 6: Tính cân bằng bàn quay 31
Chương 7: Tính ổn định và năng suất máy 35
7.1 Tính ổn định máy 35
7.2 Tính năng suất máy 42
Chương 8: Tính lực cản lên cơ cấu di chuyển và công suất máy 43
8.1 Tính lực cản lên cơ cấu di chuyển 44
8.2 Tính công suất cơ cấu di chuyển 46
Chương 9: Tính toán cơ cấu điều khiển thiết bị làm việc 46
9.1 Xác định lực trong cơ cấu điều khiển bộ công tác ngược 46
9.2 Xác định lực trong cơ cấu điều khiển thiết bị ủi 56
9.3 Xác định lực trong cơ cấu điều khiển chân chống 61
Chương 10: Tính toán thiết kế bộ công tác gầu ngược của máy 63
10.1 Tính toán thiết kế tay gầu 63
10.2 Tính toán thiết kế cần 75
10.3 Tính toán thiết kế gầu 83
10.4 Tính sức bền chốt cần liên kết với bàn quay 88
10.5 Tính sức bền chốt tay gầu liên kết với cần 90
10.6 Tính sức bền mối hàn 92
Chương 11: Tính chọn thiết bị hệ thống thủy lực 99
11.1 Tính chọn xylanh cho bộ công tác gầu ngược 99
11.2 Tính chọn xylanh nâng hạ lưỡi ủi 101
11.3 Tính chọn xylanh nâng hạ chân chống 102
11.4 Tính chọn bơm thủy lực 103
Chương 12: Quy trình công nghệ chế tạo chốt cần liên kết với bàn quay 107
12.1 Giới thiệu chung 107
12.2 Giới thiệu về chi tiết chế tạo 108
12.3 Quy trình công nghệ chế tạo 109
12.4 Tính lượng dư gia công 118
Chương 13 Bảo dưỡng kỹ thuật cho máy 121
9
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MÁY XÚC GẦU NGƯỢC CỠ NHỎ
1.1 Tình hình sử dụng máy xúc ở nước ta hiện nay.
Ngày nay ở nước ta, máy xúc một gầu truyền động thủy lực đang được sử dụng rất rộng rãi. Chúng có mặt ở hầu hết các công trình xây dựng, thủy lợi cầu đường, khai thác mỏ và các lĩnh vực khác. Do có nhiều ưu điểm vượt trội như: kết cấu nhỏ gọn mà lại cho công công suất lớn, rất dễ điều khiển, thích nghi với nhiều điều kiện làm việc.
Hình 1.1
Máy xúc gầu ngược cỡ nhỏ đang được sứ dụng phổ biến tại các thành phố, chúng phục vụ các công tác như: đào kênh mương, đào rãnh lắp đặt các dây điện, điện thoại, ống nước ngầm… do có kết cấu nhỏ nên thuận tiện trong việc di chuyển máy và cần ít không gian làm việc.
1.2 Công dụng và phân loại:
1.2.1 Công dụng:
Máy xúc 1 gầu dùng để đào và khai thác đất phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng trong các lĩnh vực xây dựng dân dụng, xây dựng công nghiệp, khai thác mỏ, thủy lợi và xây dựng các công trình giao thông.
- Đào hố móng.
- Đào rãnh thoát nước, điện, điện thoại
- Bóc lớp đất để khai thác mỏ lộ thiên.
- Đào để đắp đê, đập.
- Đào đất cung cấp cho làm đường.
- Bạt taluy.
- Đào mới và nạo vét kênh mương.
1.2.2 Phân loại:
Được phân loại theo các đặc điểm sau:
- Theo thiết bị làm việc.
+ Máy xúc gầu thuận.
+ Máy xúc gầu nghịch.
+ Máy xúc gầu kéo.
+ Máy xúc gầu ngoạm.
+ Máy xúc gầu bào.
+ Máy xúc lật.
- Theo hệ thống dẫn động.
+ Dẫn động bằng cơ khí.
+ Dẫn động bằng thủy lực.
- Theo hệ thống di chuyển .
+ Máy xúc bánh hơi.
+ Máy xúc bánh xích.
+ Máy xúc bánh sắt.
+ Máy xúc đặt trên phao.
+ Máy xúc bước.
- Theo động cơ.
+ Máy xúc dẫn động chung.
+ Máy xúc dẫn động riêng.
+ Máy xúc dẫn động tổ hợp.
- Theo dung tích gầu.
+ Loại nhỏ: q < 1 m
+ Loại trung bình: 1 < q < 2 m
+ Loại lớn: q > 2 m
- Theo công dụng.
+ Máy xúc 1 gầu thông dụng: xúc được nhiều loại vật liệu.
+ Máy xúc chuyên dùng: chỉ xúc được một loại vật liệu.
- Theo cơ cấu quay.
+ Quay toàn vòng.
+ Quay không toàn vòng.
Chương 3: CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA MÁY
3.1 Cấu tạo:
Hình 3.1 Tổng thể máy xúc
1. 1. Gầu
2. Thanh liên kết xylanh và gầu
3. Xy lanh điều khiển gầu
4. Tay gầu
5. Xylanh điều khiển tay gầu
6. Cần
7. Xylanh điều khiển cần
8. Bánh xe chủ động
9. Bộ phân phối thủy lực trên
10. Bộ phận quay
11. Ghế ngồi
12. Bộ phân phối thủy lực dưới
13. Cần điều khiển nâng hạ lưỡi ủi
14. Cần điều khiển di chuyển
15. Bánh lái
16. Đèn chiếu sáng
17. Xylanh điều khiển lưỡi ủi
18. Bánh xe chủ động
19. Bộ công tác ủi
Kết cấu máy gồm hai phần chính: phần máy cơ sở và phần thiết bị công tác
- Phần máy cơ sở: cơ cấu di chuyển bánh hơi có thể di chuyển rất linh động trong địa thành phố. Cơ cấu quay (10) dùng để thay đổi vị trí của gầu trong mặt phẳng nằm ngang trong quá trình đào và xả đất. Trên bàn quay người ta bố trí động cơ, các bộ phận truyển động cho các cơ cấu,… Tại vị trí ghế ngồi (11) là nơi tập trung các cơ cấu điều khiển toàn bộ máy.
- Phần thiết bị công tác: cần (6) một đầu được lắp khớp trụ với bàn quay còn đầu kia dược lắp với khớp tay gầu. Cần được nâng lên hạ xuống nhờ xylanh(7), tay gầu co duỗi nhờ xylanh (5), xylanh (3) quay gầu thực hiện quá trình xúc và đổ đất. Gầu được lắp thêm các răng để dễ cắt đất và làm việc trên nền đất cứng.
3.2 Đặc điểm làm việc:
- Xúc đất ở nơi thấp hơn mặt bằng máy đứng.
- Đất được xả qua miệng gầu.
- Máy làm việc trên từng chỗ đứng.
- Có thể xúc đất cấp 1-3.
- Máy làm việc theo chu kì.
3.3 Nguyên lý làm việc:
Hình 3.2
Máy thường làm việc ở nền đất thấp hơn mặt bằng máy đứng của máy (cũng có trường hợp máy làm việc ở nơi cao hơn, nhưng nền đất mềm và chỉ có xy lanh quay gầu để cắt đất). Đất được xả qua miệng gầu. Máy làm việc theo chu kỳ và trên từng chỗ đứng. Một chu kỳ của máy gồm những nguyên công sau: máy đến vị trí làm việc, đưa gầu vươn ra xa và hạ xuống, răng gầu tiếp xúc với nền đất, gầu tiến hành cắt đất và tích đất vào gầu từ vị trí số I đến II nhờ xylanh co duỗi tay gầu hoặc kết hợp với xylanh nâng hạ cần.
Quỹ đạo chuyển động của răng gầu trong quá trình cắt đất là một đường cong. Chiều dày phoi cắt thông thường thay đổi từ bé đến lớn. Vị trí II gầu đầy đất và có chiều dày phoi lớn nhất. Đưa gầu ra khỏi tầng đào và nâng lên nhờ xylanh nâng hạ cần. Quay máy đến vị trí xả đất nhờ cơ cấu quay. Đất có thể xả thành từng đống hoặc xả vào thiết bị vận chuyển. Đất được xả ra miệng gầu nhờ xylanh quay gầu. Quay máy về vị trí làm việc tiếp theo với một chu kỳ tương tự.
31
Chương 6: TÍNH CÂN BẰNG BÀN QUAY.
Xác định mômen cản quay:
Điều kiện tính toán:
- Tại vị trí kết thúc giai đoạn đào và tích đất, gầu đã chứa đầy đất.
- Xylanh nâng cần làm việc để nâng thiết bị làm việc và gầu đầy đất thoát khỏi tầng đào.
- Bắt đầu quay máy đến vị trí đổ đất.
- Máy làm việc trên bề mặt nghiêng so với phương ngang một góc
Hình 6.1
Mômen cản quay được xác định theo công thức tổng quát (1.73).[5].
(6.1)
Trong đó:
: mômen cản do lực ma sát sinh ra.
: mômen cản do lực quán tính gây ra.
: mômen cản do tải trọng gió gây ra.
: mômen cản do độ dốc mặt đường nơi máy làm việc.
- Xác định theo công thức (1.74)[5]
(6.2)
Trong đó:
: hệ số ma sát mặt đầu bánh tựa.
: tổng tải trọng tĩnh theo phương thẳng đứng
: tổng tải trọng hướng tâm(theo phương ngang)
: đường kính trung bình vòng lăn.
: đường kính ngoài vòng lăn.
: đường kính ngỗng trục.
: hệ số ma sát trượt trong ổ đỡ.
: hệ số ma sát lăn giữa vòng tựa và các bánh tựa.
Trong đó:
: dung tích gầu
: trọng lượng riêng của đất tra bảng (1.II.1).[1].
- Xác định theo công thức (1.75).[5]
(6.3)
Trong đó:
: tốc độ quay của bàn quay
: thời gian gia tốc
: gia tốc trọng trường.
: trọng lượng của bộ phận thứ i quay cùng bàn quay.
: khoảng cách tương ứng từ các điểm đặt lực đến tâm bàn quay.
- Xác định theo công thức (1.78).[5].
Mômen này được xác định theo công thức gần đúng:
(6.4)
Trong đó:
: lực gió tác dụng lên bộ phận thứ i của máy quay cùng bàn quay.
: khoảng cách tưng ứng từ trọng tâm diện tích chắn gió thứ i đến tâm quay của bàn quay.
- Xác định
(6.5)
: áp suất gió tại nơi máy đang làm việc, thường ,
chọn
: diện tích chắn gió của bộ phận thứ i.
+ Đối với cần:
+ Đối với tay gầu:
+ Đối với gầu:
- Xác định theo công thức (1.79)[5].
(6.6)
Trong đó:
: trọng lượng của bộ phận thứ i quay cùng bàn quay.
: khoảng cách tương ứng từ các điểm đặt lực đến tâm bàn quay.
: góc nghiêng của mặt nền nơi máy làm việc so với phương ngang.
Vậy:
Cơ cấu quay sử dụng thanh răng bánh răng ăn khớp với nhau.
Chọn bánh răng có môđun của răng , số răng trên bánh răng là
Thanh răng có môđun răng , chiều dài thanh răng có răng .
Lực vòng tác dụng lên bánh răng
Với : đường kính vòng lăn của bánh răng.
127
Chương13: BÃO DƯỠNG KỸ THUẬT CHO MÁY
13.1 Chăm sóc bên ngoài.
Do đặc thù của máy là tiếp xúc trực tiếp với đất khi làm việc nên viẹc vệ sinh máy và chăm sóc hằng ngày là rất cần thiết để nâng cao tuổi thọ và phát hiện được các hư hỏng tiềm ẩn.
Vì vậy mà sau mỗi ngày làm việc xong cần thực hiện các công việc sau:
- Lau chùi vệ sinh bàn điều khiển.
- Kiểm tra dầu diesel.
- Kiểm tra sự rò rỉ dầu của hệ thống thủy lực.
- Lau chùi các vết dầu rò.
- Kiểm tra áp suất lốp của bốn bánh hơi.
- Kiểm tra các cụm máy trong quá trình làm việc.
- Kiểm tra hằng ngày: kiểm tra xung quanh và bên dưới máy. Kiểm tra lỏng các bulông, bùn đất bám trên máy, dầu rò rỉ, các chi tiết bị vỡ, mòn. Các nắp mái che và tấm bảo vệ đều phải được cố định chắc chắn.
13.2 Bộ công tác xúc.
- Kiểm ttra các đường dầu vào và ra xylanh điều khiển bộ công tác xúc.
- Kiểm tra rò rỉ ử các khớp nối ống dầu.
- Kiểm tra độ rạn nứt của các ống dầu.
- Kiểm tra các bulông khớp nối giữa cần và bàn quay, khớp nối giữa cần và tay gầu, giữa gầu và tay gầu, giữa các thanh nối liên kết với tay gầu. Đánh dấu vị trí các đai ốc cần thiết.
- Kiểm tra các mối liên kết hàn trên bộ công tác xúc.
13.3 Bộ công tác ủi.
- Kiểm tra khớp liên kết giữa xylanh điều khiển nâng hạ lưỡi ủi. Kiểm tra khớp liên kết giữa thanh đẩy và khung bệ máy.
- Các cần điều khiển: kiểm tra độ bôi trơn tại khớp nối liên kết cần điều khiển bộ công tác xúc, cần điều khiển bộ công tác ủi, cần điều khiển di chuyển, cần điều khiển chân chống, bàn đạp phanh.
13.4 Kiểm tra bình ắc quy.
- Luôn phục hồi lai bình ắc quy theo định kỳ. Làm sạch các bề mặt của bình, giữ cho các cực của ắc quy luôn sạch và được bảo vệ bằng một lớp vazlin. Lắp nắp cực sau khi đã phủ vazlin. Chắc chắn là các cáp được bắt chặt vào các điện cực.
13.5 Kiểm tra và thay thế răng cắt của gầu đào.
- Nâng gầu, đặt khối chèn xuống bên dưới gầu.
- Hạ gầu xuống chi tiết đỡ, không được chén qúa cao, độ cao chỉ vừa đủ để tháo các bulông liên kết.
- Tháo các bulông đóng chốt ra khỏi tai, gỡ các vòng giữ. Đặt gầu xuống đất.
- Làm sạch bề mặt ghép, chốt và vòng giữ.
- Lắp gầu mới nếu thay mới hoặc gầu đã được phục hồi. Đóng chốt giữ xuyên qua tai lắp, lắp bulông và chốt giữ.
- Nâng gầu, bỏ khối chèn ra.
- Sau vài giờ làm việc, kiểm tra lỏng tại các bulông.
- Công tác điều chỉnh: khi quá trình kiểm tra đã được thực hiện đúng quy tắc thì sẽ dễ dàng cho công tác điều chỉnh, vì sau khi kiểm tra ta đánh dấu lạ các vị trí cần điều chỉnh hoặc thay thế đã được khẳng định ở khâu kiểm tra. Do đó ở khâu điều chỉnh người công nhân cần xác định các dụng cụ cần thiết và đến các vị trí đã đánh dấu để điều chỉnh cho thích hợp.
13.5 Công tác bôi trơn.
- Các ổ bi khớp quay vòng máy-bơm mỡ.
- Làm sạch các vú mỡ trước khi bơm mỡ.
- Để bôi trơn cho các ổ bi này cần bơm mỡ cho các vú mỡ.
- Các ổ bi đỡ cầu-bơm mỡ.
- Làm sạch các vú mỡ bôi trơn từ xa trước khi bơm mỡ.
- Các vú mỡ bôi trơn từ xa cho các ổ bi trục dao động cầu được đặt ở phần giữa bên trái máy.
- Để bôi trơn cho các ổ bi này cần bơm mỡ cho các vú mỡ.
- Các ổ đỡ của liên kết trên bộ công tác.
- Các vú mỡ của bộ liên kết trên bộ công tác.
- Làm sạch các vú mỡ trước khi bơm mỡ.
- Bơm mỡ cho các vú mỡ trên bộ công tác theo một bên sau đó tháo chốt ra và đảo chiều đóng trở lại để bơm mỡ cho bên còn lại.
13.6 Kiểm tra – thay thế dầu hộp giảm tốc bên và vi sai.
13.6.1 Kiểm tra dầu.
- Trước khi lấy mẫu dầu cho máy vận hành trong vài phút. Điều này sẽ giúp trộn dầu kỹ hơn để đảm bảo mẫu dầu được chính xác.
- Khi lấy mẫu phải sử dụng bơm hút chân không hoặc dụng cụ tương tự.
- Hút dầu qua nắp đổ đang mở.
13.6.2 Thay dầu.
- Lau sạch các nắp và bề mặt quanh các lỗ trước khi kiểm tra mức dầu hoặc bổ xung dầu.
- Tháo ốc đổ dầu, thăm đầu của vi sai.
- Tháo các ốc xả của cụm vi sai và bộ truyền động cuối, tháo dầu vào mmột bình chứa thích hợp.
- Đổ dầu mới cho cầu.
- Làm sạch các ốc dầu.
- Lắp các ốc dầu và cây thăm dầu và vi sai cho bộ truyền cuối.
- Cho máy hoạt động vài phút để dầu lưu thông qua toàn bộ các cầu.
13.7 Kiểm tra thay thế dầu động cơ.
13.7.1 Kiểm tra:
- Trước khi lấy mẫu dầu cho máy vận hành trong vài phút. Điều này sẽ giúp trộn dầu kỹ hơn để đảm bảo mẫu dầu được chính xác.
- Mở và rút cây thăm dầu động cơ và lau bằng giẻ sạch. Sau đó lắp cây thăm dầu và lại rút ra ( điều này nhằm xác định chính xác mức dầu động cơ ).
- Duy trì mức dầu ở giữa các dấu trên cây thăm dầu.
- Tháo ốc đổ dầu và bổ xung dầu qua ống đỏ dầu nếu cần thiết.
- Làm sạch và lắp lại ốc dầu, kiểm tra lại.
13.7.2 Thay dầu động cơ.
- Không được xả dầu khi động cơ nguội. Khi dầu nguội các phần tử cặn bẩn lơ lửng trong cac-te sẽ lăng xuông đáy. Khi đó các phần tử cặn bẩn này sẽ không được xả cùng với dầu.
- Xả dầu trong cac-te khi động cơ đã ngừng vào một bình chứa thích hợp.
- Sau khi dầu đã được xả, nút xả dầu phải được làm sạch và lắp lại, thay gioăng làm kín trên ốc xả nếu cần.
13.8 Tháo bầu lọc dầu và kiểm tra bầu lọc.
- Làm sạch đế bắt bầu lọc và vòng gioăng ( hoặc thay vòng mới nếu cần).
- Làm sạch bề mặt làm kín của đế bắt đầu lọc.
- Bôi một lớp mỡ lỏng dầu động cơ sạch lên bề mặt gioăng làm kín của bầu lọc.
- Lắp bầu lọc vào, sau khi gioăng làm kín tiếp xúc với đế bầu lọc thì vặn thêm ¾ vòng nữa để tạo độ kín khít.
- Đổ dầu mới vào, lắp ốc đổ dầu.
Chú ý: nếu không theo quy trình này chất bẩn sẽ tiêp tục được tuần hoàn trong hệ thồng bôi trơn cùng dầu mới thay. Không được đổ dầu vào bầu lọc trước khi lắp, lượng dầu này không được lọc sẽ bị bẩn, dầu bẩn sẽ làm mòn nhanh chóng các chi tiết động cơ.
- Trong quá trình kiểm tra, bảo dưỡng và điều chỉnh máy, phải chứa tất cả các chất lỏng thaira trong thùng chứa thích hợp.
- Chuẩn bị thùng chứa thích hợp để hứng chất lỏng chảy ra trước khi mở van xả của bộ phận chứa chất lỏng.
- Hủy chất lỏng được xả ra theo đúng quy định của địa phương.
13.9 Bầu lọc và bộ tách nước của hệ thống nhiên liệu
13.9.1 Xả nước
- Tiếp cận bộ tách nước lắp một đường ống vào đáy van xả . đặt đầu cuối của đường ống vào đường chứa thích hợp.
- Mở van xả của bầu lọc tách nước. Để mở van xả xoay van xả theo chiều kim đồng hồ khi bạn đang nhìn từ phái trên của bộ tách nước.
- Cho nước và cặn bẩn chảy vao thùng chứa thích hợp.
- Đóng van xả.
Chú ý: bộ tách nước không phải là một bầu lọc. Bộ tách nước tách nước khỏi nhiên liệu. Động cơ không bao giờ được phép hoạt dộng khi bộ tách nước chứa nước nhiều hơn một nửa. Khi động cơ hoạt động, bên trong bộ tách nướ xuất hiện chân không, để tránh không cho không khí xâm nhập vào hệ thống nhiên liệu, phải chắc chắn rằng đã vặn chặt van xả.
13.9.2 Thay bầu lọc và bộ tách nước.
- Mở van xả, cho nước và cặn bẩn chảy vao thùng chứa thích hợp.
- Đỡ bộ tách nước và xoay vòng khóa để văn đai ốc tháo bộ tách nước.
- Tháo bầu lọc tách nước ra khỏi đế bắt.
- Tháo bầu chứa nước ra khỏi bầu lọc, làm sạch bầu dưới của bộ tách nước và rãnh vòng đệm.
- Kiểm tra hư hỏng vòng làm kín của bình đựng nước, thay vòng làm kín nếu cần thiết.
- Bôi lên bề mặt vòng làm kín một lớp nhiên liệu diesel sạch hoặc dầu motor. Đặt vòng làm kín lên bầu chứa bộ tách nước.
- Xoay vòng khóa để vặn đai ốc để bắt bộ tách nước vào đế.
- Kiểm tra và vệ sinh thùng chứa nhiên liệu.
- Mở nắp đậy và tiếp cận thùng nhiên liệu.
- Mở nắp thùng nhiên liệu.
- Kiểm tra hư hỏng gioăng làm kín, thay thế nếu cần thiết.
- Tháo lưới lọc ra khỏi miệng đổ nhiên liệu.
- Kiểm tra hư hỏng lưới lọc, thay thế lưới lọc nếu cần thiết.
- Làm sạch lưới lọc và nắp nhiên liệu trong dung dịch sạch và không có khả nng cháy.
- Láp lưới lọc.
- Lắp nắp thùng nhiên liệu.
- Để xả hết áp suất vặn ra từ từ nắp thùng nhiên liệu.
- Nới lỏng ốc xả, cho nứoc và cặn bẩn chảy vào một thùng chứa thích hợp.
- Vặn chặt ốc xả.
13.10 Thay dầu hệ thống thủy lực.
- Cho máy chạy vài phút để làm ấm dầu cho hệ thống thủy lực.
- Máy phải ở trên bề mặt bằng phẳng. Hạ và cho gầu hơi tỳ xuống đất. Dừng động cơ.
- Mở nắp đổ dầu của thùng chứa dầu thủy lực.
- Mở van xả ở dưới đáy của thùng chứa dầu, cho dầu chảy vào một thùng chứa thích hợp.
- Đóng van xả.
- Đổ dầu thủy lực cho thùng chứa dầu thủy lực.
- Kiểm tra hư hỏng gioăng làm kín của nắp đỏ dầu, thay thế nếu cần thiết. Lắp nắp đổ dầu lại.
- Khởi động và cho động cơ chạy vài phút.
- Duy trì mức dầu ở khoảng giữa các đường bên trên và đường dưới trên mắt báo dầu của thùng dầu thủy lực. Bổ xung dầu nếu cần thiết.
- Dừng đông cơ.
Chú ý: dầu thoát ra phải không có bọt khí. Nếu có bọt khí trong dầu, không khí sẽ đi vào hệ thống thủy lực làm cho hệ thống làm việc không ổn định, cần kiểm tra lại đường ống.