LỜI NÓI ĐẦU
Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật hiện nay, những kĩ sư chế tạo máy trong tương lai phải nắm vững được những kiến thức cơ bản trong nhà trường để có nền tảng kiến thức vững chắc mới mong tiếp nhận được những công nghệ khoa học tiên tiến trong thời đại hiện nay. Trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước của nước ta ngành cơ khi chế tạo máy chiếm một vị thế hết sức quan trọng. Nhận thấy được điều này Đảng và Nhà nước ta có những chính sách hết sức đúng đắn cho nghành này. Một trong những chính sách đó là đào tạo ra một lực lượng lao động có trình độ trong ngành chế tạo máy.
Môn học Công nghệ chế tạo máy là một môn học rất quan trọng đối với sinh viên ngành cơ khí. Để củng cố kiến thức đã được học của môn học em được giao cho đề tài đồ án môn học Công nghệ chế tạo máy.
Sau một thời gian nghiên cứu và làm đồ án em đã hoàn thành được đồ án này.
Qua đồ án này Em đã tổng hợp được nhiều kiến thức chuyên môn, giúp em hiểu rõ hơn những công việc của một kỹ sư chế tạo máy tương lai. Song với những hiểu biết còn hạn chế cùng với kinh nghiệm thực tế chưa nhiều nên đồ án của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự chỉ bảo của các thầy trong bộ môn Công nghệ chế tạo máy để đồ án của em được hoàn thiện hơn .
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm chỉ bảo của các thầy trong bộ môn đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo TS. Lê Viết Bảo.
Phần I
PHÂN TÍCH CHI TIẾT GIA CÔNG
1.1.Tính năng sử dụng và điêù kiện làm việc của chi tiết
Bạc côn là một chi tiết thuộc dạng bạc. Nó được dùng để nối hai trục và truyền mômen giữa hai trục đó, bạc côn có đIũu kiện làm việc phụ thuộc vào điều kiện làm việc xủ trục nối với nó.
Chi tiết rên bản vẽ được lắp trên trục cán lệch tâm.
Bạc có lỗ côn với góc côn nhỏ, trên bạc có xẻ 4 rãnh dùng ta dầu. Mặt trụ ngoài bạc có phần bánh răng trụ răng thẳng dùng lắp ráp bạc với chi tiết khác, mặt trụ trong có bề mặt lỗ then hoa. Ngoàiẩc bạc còn có các mặt trụ ngoài, mặt truc trong khác, các mặt vát mép, các góc lượn có bán kính khác nhau và các lỗ phụ để tra dầu và giảm ứng suất của rãnh.
Vật liệu chế tạo chi tiết là CuAl11Fe4Ni4 là hợp kim đồng 11%Al
4%Fe
4%Ni
còn lại là Cu
1.2. Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp gia công tinh lần cuối
Từ bản vẽ chi tiết xác định được: bề mặt lỗ côn, bề mặt răng trụ răng thẳng, bề mặt lỗ then hoa và bề mặt lỗ trụ trong f86 là khó gia công và yêu cầu độ chính xác cao.
- Bề mặt lỗ côn yêu cầu độ nhẵn bề mặt Ra = 0,8 góc côn nhỏ và yêu cầu rất chính xác 2°23¢9¢¢, bề dày thành gần 3mm,đạc biệt là với chi tiết bạc côn thành mỏng nên chọn phương pháp gia công tinh lần cuối là phương pháp tiện chép hình trên máy tiện vạn năng.
- Với bề mặt lỗ then hoa với yêu cầu về độ chính xác như sau :
Dchân = f92,2
Dngoài = f98,2
b =
lỗ then hoa thông, không đòi hỏi cao về chất lượng bề mặt nên chọn phương pháp gia công lần cuối là xọc.
- Bề mặt răng trụ răng thẳng với các yêu cầu kỹ thuật sau :
Z = 83 răng
Dchia = 124,5
Dchân = 121,5
Dđỉnh = 126,9
nên chọn phương pháp gia công là phay bao hình.
- Với bề mặt lỗ f86 với yêu cầu kỹ thuật cần đạt là ; bề mặt trụ ngoài f120 với yêu cầu độ chính xác Rz =3,2, chọn phương pháp gia công là tiện tinh trên máy tiện. Bên cạnh đó còn có những bề mặt vát 45°, 30° phương pháp gia công cũng là tiện.
- Chi tiết dạng bạc nên khi gia công các bề mặt cần đảm bảo yêu cầu chính của bạc đó là:
+ Độ đồng tâm giữa mặt ngoài và mặt lỗ
+ Độ vuông góc giữa mặt đầu và mặt ngoài bạc.
Để đạt được thực hiện theo phương pháp sau: gia công các bề mặt trên một lần gá; lấy mặt nọ làm chuẩn để gia công mặt kia; sử dụng chuẩn tinh thống nhất.
1.3.Tính công nghệ trong kết cấu
Tính công nghệ trong kết cấu có ý nghĩa quan trọng đối với việc gia công đảm bảo độ chính xác yêu cầu. Đối với bạc côn ta có :
- Tỷ số giữa chiều dài bạc với đường kính lớn nhất D là :
thuộc khoảng 0,5 ¸ 3,5, do đó bạc có sự cân đối về kích thước, hợp lý về hình dáng.
- Kích thước lỗ bạc không có lỗ nào là khó gia công
- Bề dày thành bạc hơi quá mỏng, bề dày nhỏ nhất đạt gần 3mm, vật liệu chế tạo bạc là hợp kim đồng do vậy để tránh biến dạng khi gia công không nhiệt luyện mà chọn phương pháp tiện tinh.
Phần II
XÁC ĐỊNH DẠNG SẢN XUẤT
Dạng sản xuất là một khái niệm kinh tế-kỹ thuật tổng hợp phản ánh mối quan hệ qua lại giữa các đặc trưng về kỹ thuật, công nghệ của các nhà máy với các hình thức tổ chức sản xuất, hoạch toán kinh tế được sử dụng trong quá trình đó nhằm tạo ra các sản phẩm đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật.
Xác định được đúng dạng sản xuất có một vai trò hết sức quan trọng trong việc chọn phương pháp gia công, đồ gá, dao, hệ thống công nghệ. Do đó quá trình gia công sẽ đạt hiệu quả kinh tế- kỹ thuật cao.
2.1.Tính sản lượng cơ khí
Số lượng chi tiết tổng cộng được chế tạo trong một năm được xác định theo công thức :
Trong đó :
N1 _ số lượng sản phẩm cần chế tạo trong năm theo kế hoạch.
N1 = 35000 chi tiết/năm.
m _ số lượng chi tiết trên một sản phẩm.
m = 1
a _ lượng sản phẩm tính đến phế phẩm, a = 1%¸3%
Chọn a = 1%
b _ số chi tiết được chế tạo thêm để dựphòng, b = 1%¸3%
Chọn b = 3%
Suy ra: (chi tiết)
Vậy tổng số chi tiết phải chế tạo trong một năm là : 36050 ( chi tiết).
2.2.Tính khối lượng chi tiết
Tính thể tích chi tiết :
Vậy thể tích chi tiết là :
Trọng lượng riêng vật liệu chi tiết là
Khối lượng chi tiết : Q = V´g = 0,43.8,52 =3,75 (kg).
2.3.Xác định dạng sản xuất
Với Q = 3,75 kg
Sản lượng hàng năm là 35000 chi tiết.
Tra bảng 2_[1] xác định được dạng sản xuất là loạt lớn .
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1] : Thiết kế đồ án công nghệ chế tạo máy
[2] : Sổ tay công nghệ chế tạo máy tập 1 (bộ 3 tập)
[3] : Sổ tay công nghệ chế tạo máy tập 2 (bộ 3 tập)
[4] : Sổ tay công nghệ chế tạo máy tập 2 (bộ 3 tập)
[5] : Sổ tay nhiệt luyện
[6] : Công nghệ chế tạo máy tập 1
[7] : Sổ tay công nghệ chế tạo máy tập 1 (bộ 7 tập)
[8] : Sổ tay công nghệ chế tạo máy toàn tập (trường ĐHBK