THIẾT KẾ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ GIA CÔNG CHI TIẾT MÂM CẶP MÁY TIỆN

THIẾT KẾ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ GIA CÔNG CHI TIẾT MÂM CẶP MÁY TIỆN
MÃ TÀI LIỆU 100400300026
NGUỒN huongdandoan.com
MÔ TẢ 500 MB (tập hợp tất cả các file) Bao gồm tất cả file CAD, file 2D..., file DOC (DOCX), file báo cáo Powerpoint, Bản vẽ chi tiết sản phẩm, lồng phôi, sơ đồ đúc, qui trình công nghệ, sơ đồ kết cấu nguyên công, bản vẽ đồ gá. Bản thuyết minh Cung cấp thêm thư viện dao và đồ gá tiêu chuẩn.... Ngoài ra còn nhiều tài liệu như tra cứu chế độ cắt, tra lượng dư, hướng dẫn làm qui trình công nghệ và làm đồ gá.................
GIÁ 989,000 VNĐ
ĐÁNH GIÁ 4.9 28/04/2024
9 10 5 18590 17500
THIẾT KẾ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ GIA CÔNG CHI TIẾT MÂM CẶP MÁY TIỆN Reviewed by admin@doantotnghiep.vn on . Very good! Very good! Rating: 5

THIẾT KẾ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ GIA CÔNG CHI TIẾT MÂM CẶP MÁY TIỆN, đồ án môn học công nghệ chế tạo máy, bài tập lớn công nghệ chế tạo máy, thiết kế quy trình công nghệ gia công chi tiết


THIẾT KẾ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ GIA CÔNG CHI TIẾT

I. Phân tích sản phẩm:

1. Công dụng:

            Mâm cặp có một vai trò rất quan trọng trong các máy công cụ truyền thống lẫn hiện đại. Ngoài vai trò là một đồ gá vạn năng có tác dụng định vị và kẹp chặt chi tiết, nó còn chuyển động với tốc độ cao khi gia công. Vì vậy mâm cặp phải đươc chế tạo chính xác, đảm bảo các điều kiện làm việc.

2. Xác định yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm:

          a. Độ chính xác về kích thước:

.................................

b. Độ chính xác về vị trí tương quan:

Độ vuông góc giữa mặt trụ và tâm nhỏ hơn  0,06

Độ đồng tâm giữa các bề măt nhỏ hơn 0,04

            c. Độ chính xác về chất lượng bề mặt:

Bề mặt A, E, F, G đạt độ nhám: Ra=0.63

Bề mặt B,H đạt độ nhám: Ra=2.5

Bề mặt  K đạt độ nhám: RZ=20

Bề mặt C,D,M,N,N đạt độ nhám: RZ=40

II. Chọn phương pháp chế tạo phôi:

  1. Vật liệu:

Chọn vật liệu chế tạo phôi là gang GX18-36. vì gang xám có cơ tính tốt như chịu mài mòn, cơ tính tốt, ma sát tốt, và đặc biệt là dễ đúc. Mặt khác phôi để gia công mâm cặp có hình dáng phức tạp lại làm từ gang xám nên không dễ tạo phôi từ các phương pháp khác như rèn, dập.

  1. Phương pháp chế tạo phôi:

Do hình dáng của chi tiết khá phức tạp, khối lượng tương đối lớn,

Sản lượng sản xuất khá lớn vì là dạng sản xuất lọat vừa. nên phương pháp chế tạo phôi phù hợp nhất là đúc trong khuôn cát.

Sơ đồ chế tạo phôi..............

-lượng dư mặt B là: 3,5mm

-lượng dư mặt C là: 3,5mm

-lượng dư mặt D là: 3,5mm

-lượng dư mặt E là: 4mm

-lượng dư mặt F là: 3,5mm

-lượng dư mặt G là: 3,5mm

-lượng dư mặt H là: 3,5mm

-lượng dư mặt T là: 3,5mm

-lượng dư mặt M là: 3,5mm

-lượng dư mặt N là: 3,5mm

III. Bảng quy trình công nghệ:

IV. Biện luận quy trình công nghệ:

          Để tạo được một sản phẩm tốt vừa đảm bảo các yêu cầu kỹ thuât vừa mang tính kinh tế, đặc biệt đối với dạng sản xuất loạt trở lên thì phải có một quy trình hợp lí. Đặc biệt đối với gia công mâm cặp là một chi tiết làm việc ở tốc độ cao thì việc đảm bảo độ song song , vuông góc là một trong những yêu cầu. Đặc biệt là phải đảm bảo dộ đồng đều của chi tiết.

  1. Nguyên công I: Chuẩn bị phôi.

Trong sản xuất hàng loạt vừa trở lên với chi tiết có kích thước 232x92 được sử dụng với môt lọai vât liệu đặc biệt mà ngòai phương pháp đúc ra, các phương pháp khác khó thực hiên được. Ở đây phôi được đúc trong khuôn cát, phôi đúc đạt cấp chính xác II. Phôi sau khi đúc phải được làm sạch lại. phải cắt bỏ những phần thừa ra do đậu ngót, đậu hơi, tại vị trí mặt phân khuôn. Sau khi làm sạch phôi ta tiến hành kiểm tra phôi có phù hợp với yêu cầu đặt ra về kích thước, hình dáng hình học, vị trí tương quan, độ chính xác bề mặt.

  1. Nguyên công II:

-Tiện thô mặt A

-Tiện thô lỗ B

Ta tiến hành vát mặt A và lỗ B để đảm bảo độ vuông góc giữa tâm lỗ và mặt ngoài. Ngoài ra còn chuẩn bị dùng mặt A và lỗ B làm chuẩn định vị sau này.

  1. Nguyên công III:

-Tiện thô mặt G

-Tiên thô mặt D

Dùng mặt A và lỗ B vừa gia công xong làm chuẩn tinh để gia công trở lại mặt G và D để đảm bảo độ song song và vuông góc là nhỏ nhất.

  1. Nguyên công IV:

Tiện tinh mặt G

Tiện tinh mặt D

Sau khi tiện thô ta tiến hành nguyên công tiếp theo là tiện tinh để lấy bề mặt này làm chuẩn gia công tinh trở lại đối với A và B.

  1. Nguyên công V:

Tiên tinh mặt A và lỗ B

Doa tinh lỗ B.

Dùng mặt G và D sau khi được gia công tinh, dùng mặt G và D làm chuẩn để gia công tinh trở lại đối với A và B. riêng đối với lỗ B làm chuẩn định vị xuyên suốt trong quá trình gia công nên ta tiến hành doa tinh lỗ B đạt kíhc thước yêu cầu.

  1. Nguyên công VI:

Tiện thô mặt F và mặt E:

Dùng mặt A và lỗ B làm chuẩn tiến hành tiện thô mặt F và mặt E. Vì 2 bề mặt này tương đối giống nhau nên ta tiến hành chung 1 nguyên công.

  1. Nguyên công VII:

Tiện tinh mặt F và mặt E:

Sau khi tiện thô ở nguyên công trước ta tiến hành tiện tinh mặt F và mặt E ở nguyên công này để kết thúc nguyên công.

  1. Nguyên công  VIII:

Tiện thô mặt C và mặt M:

Dùng mặt A và lỗ B làm chuẩn tiến hành tiện thô mặt C và mặt M.

  1. Nguyên công IX:

Tiện tinh mặt F và mặt E:

Sau khi tiện thô ở nguyên công trước ta tiến hành tiện tinh mặt F và mặt E  tiếp tục dùng mặt A và lỗ B làm chuẩn.

10.Nguyên công X:

Khoan-khoét-doa:

.....................................................

13.Nguyên công XIII:

Phay thô rãnh K: dùng mặt D, lỗ B và H để định vị gia công rãnh K 12x30. phay 3 rãnh cách đều nhau 1200. dùng mặt H định vị để đảm bảo độ đồng đều giữa mặt T và K là sai lệch bé nhất.

14.Nguyên công XIV:

Sau khi phay thô rãnh K ở nguyên công trước ta tiến hành phay tinh rãnh K kích thước 14x31 ở nguyên công này, chuẩn định vị không thay đổi.

15.Nguyên công XV:

Tiếp tục dùng chuẩn định vị ở nguyên công trước để gia công thô rãnh K kích thước 24x7.

16.Nguyên công XVI:

Tiếp tục dùng chuẩn định vị ở nguyên công trước để gia công tinh rãnh K kích thước 25x8

17.Nguyên công XVII:

Tiếp tục dùng chuẩn định vị ở nguyên công trước để gia công thô rãnh K kích thước 24x11

18.Nguyên công XVIII:

Tiếp tục dùng chuẩn định vị ở nguyên công trước để gia công tinh rãnh K kích thước 25x12

19.Nguyên công XIX:

Dùng mặt A, mặt B và lỗ H để định vị gia công 6 rãnh T,N. vì đây là 6 rãnh có đường cong phức tạp có thể sử dụng phay CNC. Chất lượng bề mặt không cần cao, chỉ đảm bảo sự đồng đều. nên chỉ cần gia công qua môt lần.

20.Nguyên công XX:

Mài thô mặt F và măt E: ta dùng mặt A và lỗ B để định vị. do mặt F là bề mặt lắp ghép nên cần độ bóng cao.

21. Nguyên công XXI:

Sử dụng mặt định vị như ở nguyên công trước, để tiến hành mài tinh mặt F và E.

22.Nguyên công XXII:

Mài thô mặt G: tiếp tục sử dụng , mặt A và lỗ B làm chuẩn định vị để gia công măt G.

23. Nguyên công XXIII:

Mài tinh măt G: mặt G đòi hỏi phải có độ sáng bóng vì đây là mặt ngoài của chi tiết có ảnh hưởng đến tính kinh tế.

24.Nguyên công XXIV:

Sử dụng mặt D và lỗ B làm chuẩn định vị để gia công thô mặt A

25.Nguyên công XXV:

Sử dụng mặt D và lỗ B làm chuẩn định vị để gia công tinh mặt A

26. Nguyên công XXVI:

Tổng kiểm tra lại chi tiết gia công, đảm bảo độ đồng tâm giữ các bề mặt là <0.04 và độ vuông góc là 0.06

THIẾT KẾ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ GIA CÔNG CHI TIẾT MÂM CẶP MÁY TIỆN, đồ án môn học công nghệ chế tạo máy, bài tập lớn công nghệ chế tạo máy, thiết kế quy trình công nghệ gia công chi tiết



  • Tiêu chí duyệt nhận xét
    • Tối thiểu 30 từ, viết bằng tiếng Việt chuẩn, có dấu.
    • Nội dung là duy nhất và do chính người gửi nhận xét viết.
    • Hữu ích đối với người đọc: nêu rõ điểm tốt/chưa tốt của đồ án, tài liệu
    • Không mang tính quảng cáo, kêu gọi tải đồ án một cách không cần thiết.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

doantotnghiep.vn@gmail.com

Gửi thắc mắc yêu cầu qua mail

094.640.2200

Hotline hỗ trợ thanh toán 24/24
Hỏi đáp, hướng dẫn