Tính toán THIẾT KẾ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ GIA CÔNG CHI TIẾT KHUÔN BÓNG ĐÈN A18

Tính toán THIẾT KẾ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ GIA CÔNG CHI TIẾT KHUÔN BÓNG ĐÈN A18
MÃ TÀI LIỆU 100400600073
NGUỒN huongdandoan.com
MÔ TẢ 500 MB (tập hợp tất cả các file) Bao gồm tất cả file CAD, file 2D, thuyết minh...., Bản vẽ chi tiết sản phẩm, lồng phôi, sơ đồ đúc, qui trình công nghệ, sơ đồ kết cấu nguyên công, bản vẽ đồ gá. .Cung cấp thêm thư viện dao và đồ gá tiêu chuẩn.... Ngoài ra còn nhiều tài liệu như tra cứu chế độ cắt, tra lượng dư, hướng dẫn làm qui trình công nghệ và làm đồ gá.................
GIÁ 989,000 VNĐ
ĐÁNH GIÁ 4.9 12/12/2024
9 10 5 18590 17500
Tính toán THIẾT KẾ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ GIA CÔNG CHI TIẾT KHUÔN BÓNG ĐÈN A18 Reviewed by admin@doantotnghiep.vn on . Very good! Very good! Rating: 5

LỜI MỞ ĐẦU

          Cơ khí là nghành luôn đóng vai trò quyết định trong sự nghiệp công nghiệp hoá và hiên đại hoá của đất nước, việc phát triển công nghiệp cơ khí đang là mối quan tâm đặc biệt của Đảng và nhà nước ta. Do vậy kỹ thuật cơ khí ngày càng hiện đại độ chính xác cao nên đòi hỏi kĩ sư cơ khí và cán bộ kĩ thuật cơ khí được đào tạo ra phải có kiến thức cơ bản vững chắc và tương đối rộng đồng thời phải biết vận dụng những kiến thức lý thuyết để giải quyết những vấn đề cụ thể trong sản xuất thường gặp.

            Đồ án tốt nghiệp môn công nghệ chế tạo máy có vị trí quan trọng trong chương trình đào tạo kĩ sư và cán bộ kĩ thuật về thiết kế, đồng thời tóm lại tất cả kiến thức đã được học trong lý thuyết để chế tạo ra các loại máy và khuôn, các thiết bị cơ khí phục vụ cho các ngành kinh tế trong nền kinh tế quốc dân.

Sau một thời gian nghiên cứu tìm hiểu: “Tính toán, thiết kế quy trình công nghệ gia công chi tiết nửa khuôn dưới bóng đèn A18” với sự nỗ lực của bản thân và sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của cô Đoàn Thị Hương và thầy Nguyễn Trung Thiên đã giúp em hoàn thành đồ án tốt nghiệp. Trong quá trình thiết kế em đã cố gắng tìm hiểu các tài liệu liên quan và trong thực tế, tuy nhiên không tránh khỏi những thiếu sót, do vậy em rất mong được sự chỉ bảo của các thầy cô trong khoa cơ khí và sự đóng góp ý kiến của các bạn để em hoàn thiện tốt đồ án tốt nghiệp của mình cũng như hoàn thiện vốn kiến thức của riêng em .

“Nhân đức, nhân tài, nhân trí thức

        Sáng tạo tương lại, phục vụ nhân dân”

         Qua đây em xin chân thành cảm ơn Trường đại học sư phạm kỹ thuật Hưng Yên toàn thể các thầy cô trong trường và đặc biệt tới cô Đoàn Thị Hương và thầy Nguyễn Trung Thiên đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo cho em hoàn thiện đồ án tốt nghiệp của mình.

Em xin chân thành cảm ơn !                           Hưng yên, ngày 10 tháng 06 năm 2012

                                                                                                Sinh viên thực hiện

                                                          LỜI CẢM ƠN

          Sau thời gian thực hiện đề tài “Tính toán, thiết kế quy trình công nghệ gia công chi tiết nửa khuôn dưới bóng đèn A18 đến nay em đã hoàn thành đề tài của mình. Để có được kết quả như hôm nay, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ và chỉ đạo nhiệt tình của các thầy, các cô trong khoa.

    Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy, các cô trong khoa cơ khí. Bằng sự yêu nghề, lòng nhiệt huyết của mình, các thầy, cô đã trang bị cho em những kiến thức quý báu trong suốt thời gian qua. Đó là hành trang để em thực hiện ước mơ của mình.

    Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới cô ..... và thầy ..........., người đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em trong suốt thời gian qua, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho em trong quá trình thực hiện đề tài.

    Mặc dù em đã rất cố gắng trong quá trình làm đồ án, song đề tài của em không thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý chân thành từ các thầy, cô và các bạn để đồ án của em được hoàn thiện hơn.

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU.. 1

LỜI CẢM ƠN.. 2

MỤC LỤC.. 3

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ.. 6

PHẦN I. MỞ ĐẦU.. 7

1.   MỤC ĐÍCH Ý NGHĨA CỦA VIỆC CHỌN ĐỀ TÀI. 7

1.1.         Lí do chọn đề tài 7

1.2.         Khách thể và đối tượng nghiên cứu. 8

1.3.         Giới hạn và phạm vi nghiên cứu. 8

1.4.         Mục đích nghiên cứu. 8

1.5.         Nhiệm vụ  nghiên cứu. 8

1.6.         Phương pháp nghiên cứu. 9

1.7.         Quy trình thực hiện đồ án. 9

1.8.         Ý nghĩa lý luận thực tiễn của đề tài 9

1.9.         Môi trường thực hiện đề tài 9

PHẦN II.      NỘI DUNG.. 10

Chương 1: XÂY DỰNG BẢN VẼ TỪ CHI TIẾT CỤ THỂ.. 10

Chương 2: PHÂN TÍCH CHỨC NĂNG LÀM VIỆC VÀ KẾT CẤU.. 11

Chương 3:  XÁC ĐỊNH DẠNG SẢN XUẤT VÀ PHƯƠNG ÁN CHẾ TẠO PHÔI. 14

3.1. Tính trọng lượng của chi tiết 14

3.2 Tính sản lượng chi tiêt 15

3.3 Dạng sản xuất 16

3.4. Chọn phương án chế tạo phôi 17

3.5. Đặc điểm và công dụng của gang cầu. 17

3.6.  Phương pháp chế tạo phôi 18

Chương IV. THIẾT KẾ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ GIA CÔNG CHI TIẾT KHUÔN BÓNG ĐÈN   21

4.1.  Xác định đường lối công nghệ. 21

4.2. Chọn phương pháp gia công. 21

4.3.  Thiêt kế các nguyên công theo quy trình công nghệ. 23

Chương V. TÍNH LƯỢNG DƯ GIA CÔNG.. 35

5.1. Tính lượng dư cho bề mặt của nguyên công 1. 35

5.2. Tra bảng lượng dư của các nguyên công. 39

Chương VI.  TÍNH TOÁN CHẾ ĐỘ CẮT.. 42

6.1. Tính chế độ cắt cho Nguyên công 1: Phay mặt đế khuôn F104 (mm). 42

6.2.  Nguyên công II: Phay mặt đầu khuôn F80(mm). 43

6.3. Nguyên công III: Phay mặt phẳng khuôn 168x104 (mm), lòng khuôn F37, F68 (mm), khoan lỗ F 6(mm). 46

6.4.  Nguyên công IV: Khoan tâm F10 (mm). 58

6.5.  Nguyên công V. Tiện kích thước ngoài khuôn F80, F104(mm). 58

6.6. Nguyên công 6: Rãnh 5 , Vát mép đầu khuôn. 64

6.7.  Nguyên công 7. Khoan 2 lỗ F10 (mm). 65

Chương VII.  XÁC ĐỊNH THỜI GIAN VÀ SỐ LƯỢNG MÁY.. 67

7.1. Nguyên công I: Phay mặt đế khuôn  F104 ±0.1 (mm). 67

7.2.  Nguyên công II: Phay mặt đầu khuôn F 80(mm). 68

7. 3.  Nguyên công 3: Phay mặt phẳng khuôn 168x104 (mm), lòng khuôn khoan lỗ F6 (mm)  69

7.4. Nguyên công IV: Khoan tâm F10 (mm). 71

7.5.  Nguyên công V. Tiện kích thước ngoài khuôn F104, F 80, 12, 25, 17(mm)Tiện kích thước 104  (mm), L = 12 (mm). 71

7.6.  Nguyên công VI. Tiện rãnh sâu 7 và vát mép. 75

7.7.  Nguyên công VII. Khoan 2 lỗ định vị F10 (mm). 76

Chương VIII. TÍNH TOÁN THIẾT KẾ ĐỒ GÁ.. 79

8.1. Thiết kế đồ gá cho nguyên công gia công lỗ F 10 (mm). 79

8.2. Phân tích sơ đồ gá đặt và yêu cầu kỹ thuật của nguyên công gia công lỗ F10 (mm). 79

8.3.  Xác định mômen cắt   và lực dọc trục  . 79

8.4.  Tính mômen chống xoay do gây ra, và lực chống trượt do P0  gây ra  khi gia công lỗ F10 (mm). 84

8.5.  Chọn cơ cấu kẹp, dẫn hướng, sinh lực và các cơ cấu khác. 86

8.6.  Xác định sai số chế tạo đồ gá. 87

Chương IX. THIẾT KẾ QUY TRÌNH CHẠY DAO TRÊN PHẦN MỀM CAM ĐỂ GIA CÔNG CHI TIẾT KHUÔN BÓNG ĐÈN.. 90

Trình tự dựng chương trình gia công bằng phần mềm Masttercam X6. 90

KẾT LUẬN.. 100

TÀI LIỆU THAM KHẢO.. 101

 

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ

 

Hình 1.1 Bản vẽ chi tiết khuôn bóng đèn A18. 11

Hình 2.1 Khuôn được vẽ trên đồ họa 3D.. 12

Hình 4.1 Chia thể tích từng phần. 15

Hình 3.6.2 Bản vẽ lồng phôi 21

Hình 4.3.1 Sơ đồ định vị phay đế khuôn. 24

Hình 4.3.2. Sơ đồ định vị mặt đầu khuôn. 25

Hình 4.3.3 Sơ đồ định vị phay mặt, lòng khoan doa lỗ khuôn. 26

Hình 4.3.4 Sơ đồ định vị khoan lỗ chống tâm F 10. 28

Hình 4.3.5 Sơ đồ định vị tiện F 104, F80. 30

Hình 12 Sơ đồ định vị tiện rãnh tiện rãnh 5. 32

Hình 4.3.7 Sơ đồ định vị khoan lỗ F10 định vị đế khuôn. 34

Bảng Tính toán lượng dư và kích thước giới hạn. 40

Hình 6.3.1 Chế độ cắt và hướng cắt. 47

Hình 6.3.2 Chọn lát cắt chế độ cắt. 48

Hình 6.3.3 Mô phỏng gia công. 49

Hình 6.3.4 Chọn lát cắt và chế độ cắt. 50

Hình 6.3.5 Chọn hướng cắt mô phỏng gia công. 51

Hình 6.3.6 Chọn chế độ cắ, lát cắt. 52

Hình 6.3.7 Chọn chọn hướng cắt, mô phỏng gia công. 53

Hình 6.3.8 Chọn chế độ cắt, lát cắt. 54

Hình 6.3.9 Chọn chiều sâu cắt, dung dịch trơn nguội 55

Hình 6.3.10 Mô phỏng gia công, chế độ cắt. 56

Hình 6.3.11 Chọn lát cắt, chiều sâu cắt. 57

Hình 6.3.12 Dung dịch trơn nguội mô phỏng gia công. 58

Hình 8.6 Sơ đồ các thành phần lực khi Khoan. 88

Hình 9.1 Sơ đồ các loại dao. 91

Hình 9.2 Dựng mô hình. 92

Hình 9.3 Tính toán đường chạy dao. 94

9.4 Thông số dao. 95

9.5 Kiểu đường chạy dao. 96

9.6 Mô phỏng gia công. 97

9.6 Mô phỏng gia công. 98

............................................

PHẦN I. MỞ ĐẦU

1.   MỤC ĐÍCH Ý NGHĨA CỦA VIỆC CHỌN ĐỀ TÀI

          Vào những năm trước thế kỷ XIX nghành công nghiệp chưa phát triển hầu hết các nước trên thế giới sử dụng đèn dầu. Với sự phát triển không ngừng của các nước trên thế giới đã phát minh ra bóng đèn điện. phát minh ấn tượng này ra đời trong một phòng thí nghiệm nhỏ của Thomas Edison nằm trên một con phố ở New Jersey - Mỹ vào năm 1879. Có thể nói, đèn điện là một trong những phát minh quan trọng và ấn tượng nhất đối với cả nhân loại. Chính phát minh này của Edison đã mang lại ánh sáng và sự văn minh cho cả thế giới loài người, đồng thời đã khai sinh cho ngành công nghiệp điện của thế giới. Sau hơn một thế kỷ sử dụng đèn điện do Edison phát minh ra không ai có thể phủ nhận bóng đèn điện là một trong những 10 phát minh khoa học quan trọng nhất của  lịch sử  nhân loại đưa con người nên một tầm cao mới.

         Bóng đèn điện gồm dây tóc là bộ phận chính để phát ra ánh sáng, thông qua vỏ thủy tinh trong suốt. Các dây tóc - bộ phận phát sáng chính của đèn được bảo vệ bên ngoài bằng một lớp thủy tinh trong suốt hoặc mờ đã được rút hết không khí và bơm vào các khí trơ. Kích cỡ bóng phải đủ lớn để không bị hơi nóng của nhiệt tỏa ra làm nổ. Hầu hết bóng đèn đều được lắp vào trong đui đèn, dòng điện sẽ đi qua đui đèn, qua đuôi đèn kim loại, vào đến dây tóc làm nó nóng lên và đến mức phát ra ánh sáng, hiệu suất phát quang rất thấp (chỉ khoảng 5% điện năng được biến thành quang năng, phần còn lại tỏa nhiệt nên bóng đèn khi sờ vào có cảm giác nóng và có thể bị bỏng). Ánh sáng của đèn sợi đốt chỉ có mầu vàng ấm. Ngày nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, đã chế tạo được rất nhiều loại bóng đèn chiếu sáng phục vụ dân dụng như đèn chiếu sáng trong nhà, đường phố, đèn nước, đèn âm đất, các công trình v.v…

          

 

 

 

 

 

1.1.Lí do chọn đề tài

Trong thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước ngành cơ khí ngày càng phát triển mạnh thì nhu cầu con người càng đỏi hỏi cao hơn nữa độ chính xác cũng cao. Từ khi máy CNC ra đời đã giảm bớt được sức lao động có máy CNC ra đời thì nó đã có thể thay thế dần con người. Công việc không đòi hỏi thợ lành nghề mới có thể làm được mà chỉ cần một thợ công nhân bình thường cũng cũng có thể vận hành máy móc làm ra những sản phẩm đạt độ chính xác cao. Trong cuộc sống con người chúng ta có những nhu cầu không chỉ bền mà còn đẹp.

Lý do mà em chọn đề tài này là nhằm có sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại để đạt độ chính xác lòng khuôn và giảm bớt chi phí gia công. Đồ án giúp cho  em rất nhiều cho công việc chuyên môn về sau này. Củng cố thêm kiến thức về quy trình công nghệ kinh nghiệm về thiết kế các bản vẽ trong thực tế, hơn thế nữa là thông qua đề tài này sẽ cung cấp cho chúng em có thêm cái nhìn sâu hơn nữa về ngành công nghệ chế tạo máy và có thể ứng dụng sâu rộng vào trong thực tế cuộc sống. Và đó cũng là tiêu chí đánh giá kiến thức mà em đã được học trong trường để vận dụng lý thuyết vào thực tế để phục vụ trong sản xuất công nghiệp nói chung và cũng như các nhu cầu sinh hoạt hoạt của các hộ gia đình.

1.2.Khách thể và đối tượng nghiên cứu

  •     Khách thể: sản xuất hàng loạt lớn
  •     Đối tượng nghiên cứu: Khuôn bóng đèn đã được thị trường sử dụng

1.3.Giới hạn và phạm vi nghiên cứu

Ngày nay, sản phẩm được sử dụng rộng rãi trong các nhà máy, trường học điện cao áp, dưới lòng đất...Trong giới hạn đề tài thì chúng em đi sâu vào nghiên cứu và triển khai quy trình công nghệ để gia công chi tiết khuôn bóng đèn.

1.4.Mục đích nghiên cứu

  • Nắm được quy trình công nghệ các bước xây dựng một chi tiết khuôn bóng đèn.
  • Sử dụng thành thạo các kỹ thuật tiêu chuẩn về dung sai độ bóng độ nhám bề mặt.
  • Triển khai được đưa vào sử dụng  trong các nhà máy để sản xuất .

1.5.Nhiệm vụ  nghiên cứu

  •   Tìm hiểu các bước xây dựng chi tiết khuôn bóng đèn
  • Tìm hiểu cách  triển khai khuôn bóng đèn vào thực tế.
  • Tìm hiểu các tiêu chuẩn kỹ thuật nhằm tăng hiệu quả trong sản xuất.
  • Tìm hiểu qua các công ty trong nước đã sản xuất khuôn bóng đèn.

1.6.Phương pháp nghiên cứu

  • Khảo sát thực tế bên ngoài thị trường .
  • Tham khảo các trang có cùng chức năng trên Internet.
  • Hỏi ý kiến các công ty như Phích Nước Rạng Đông các công ty chuyên làm khuôn mẫu.
  • Tham khảo sách, báo, các mẫu ví dụ mô phỏng các chức năng của website.
  • Học hỏi kiến thức từ thầy cô, bạn bè.

1.7.Quy trình thực hiện đồ án

  • Khảo sát và xác định yêu cầu của khuôn bóng đèn
  • Phân tích và thiết kế quy trình công nghệ
  • Thiết kế chi tiết trên đồ họa 3D, và sử dụng các lập trình CAM

1.8.Ý nghĩa lý luận thực tiễn của đề tài

  • Ý nghĩa lý luận: Đề tài được hoàn thành về mặt tài liệu sẽ là nguồn tham khảo dễ hiểu, thiết thực cho những ai yêu thích về các sản phẩm về khuôn.
  • Ý nghĩa thực tiễn: được đưa vào trong sản xuất.

1.9.Môi trường thực hiện đề tài

  • Khoa cơ khí -Trường đại học sư phạm kỹ thuật

PHẦN II.  NỘI DUNG

 

Chương 1: XÂY DỰNG BẢN VẼ TỪ CHI TIẾT CỤ THỂ

 

Chương 2: PHÂN TÍCH CHỨC NĂNG LÀM VIỆC VÀ KẾT CẤU

CỦA CHI TIẾT

        Khi nghiên cứu quá trình công nghệ chế tạo các chi tiết máy khác nhau người ta nhận thấy rằng đối với những chi tiết giống nhau theo đường viền  hình dáng chúng có nhiều điểm chung. Vì vậy đã điển hình hóa quá trình công nghệ. Thực chất của điển hình hóa quá trình công nghệ là những chi tiết máy giống nhau và tương tự nhau về kết cấu công nghệ cần được gia công bằng biện pháp công nghệ như nhau

Chi tiết khuôn bóng đèn là dạng hộp, có hai nửa khuôn nắp ghép với nhau tạo thành khối tròn xoay giống như dạng trục. Trong cơ cấu và máy móc chi tiết dạng hộp thường là chi tiết cơ sở để đảm bảo để đảm bảo vị trí và sự tương quan đúng đắn của tất cả các chi tiết trong cơ cấu. Chi tiết khuôn bóng đèn với hình khối rỗng có thành vách xung quanh. Nên Phải đảm bảo vị trí tương quan chính xác bề mặt trên, đế khuôn đảm bảo độ song song đồng tâm và bề mặt đủ để kẹp chặt chi tiết.

Chi tiết khuôn bóng đèn có những bề mặt chính như mặt đầu, mặt đế, mặt phân lòng khuôn và nó liên quan đến độ chính xác vị trí tương quan của các mặt phẳng  như  F70 và F80  tạo thành 1 rãnh tròn xoay, diện tích rãnh đó phải song song với tâm khuôn và mặt lỗ định vị F10. Chi tiết khuôn bóng đèn gồm 2 nửa khuôn được lắp vào nhau tạo thành một khối tròn xoay trong giá treo. Bề mặt làm việc chính làm việc của khuôn ở 2 bên ngõng tai của khuôn F70 và lỗ định vị F10 ở dưới đế khuôn. Chi tiết có nhiều bề mặt phải gia công như bề mặt đầu khuôn, đế khuôn, mặt phân khuôn, lòng khuôn, các kích thước ngoài, lỗ định vị. Các bề mặt phân bố theo các mặt song song, vuông góc.

Những đặc tính của chi tiết nói trên thì ta một số yêu cầu kỹ thuật của các bề mặt chi tiết như sau:

  • Đảm bảo các kích thước , dung sai của bản vẽ yêu cầu các kích thước F104, F80,168, 25, 12,17, lòng khuôn lỗ định vị F10 rãnh sâu 7 rộng 5.
  • Khuôn được kiểm tra theo một dưỡng khuôn
  • Độ không đối xứng qua tâm của 2 nửa khuôn không quá 0,003
  • Độ không song song mặt A mặt B không quá 0.04
  • Bề Mặt F60 và F70 song song với nhau, đồng tâm với tâm khuôn và vuông góc với mặt A.
  • Làm sạch bavia các bề mặt A, B bên ngoài mặt phân khuôn, trong lòng khuôn trước khi gia công và làm cùng các cạch sắc.

         Chi tiết khuôn bóng đèn gồm 2 nửa khuôn được lắp vào nhau tạo thành một khối tròn xoay trong giá treo. Bề mặt làm việc chính làm việc của khuôn ở 2 bên ngõng tai của khuôn và lỗ định vị ở dưới đế khuôn. Chi tiết có nhiều bề mặt phải gia công, các bề mặt phân bố theo các mặt song song, vuông góc, mặt lòng khuôn nên đòi hỏi có sự kết hợp của máy CNC.

Trong lòng khuôn có bề ngang bằng F37 và chiều rộng  khuôn R34,87 ở đây ta chọn phôi đúc rỗng để đảm bảo giảm giá thành của sản phẩm và giảm thời gian gia công.

Kết cấu của chi gia công cho phép dùng dao tiện, dao phay, mũi khoan, mũi doa thông thường để gia công chi tiết.

Chi tiết có 2 nửa khuôn tạo thành bề mặt tròn xoay các bề mặt A,B,E là măt phẳng được gia công trên máy phay vạn năng.

Bên ngoài F104, F80 ta tiến hành tiện bình thường F60 và F70 tạo thành rãnh vuông bên trong cần rãnh 7 rãnh vuông này lại phải gia công ta cũng tiến hành trên máy tiện vạn năng. tróng trình gia công sẽ gặp khó khăn.

Để gia công bên trong lòng khuôn máy vạn năng rất khó gia công nên ở đây gia công bằng máy phay CNC. Do chi tiết có bề mặt phân lòng khuôn phải gia công, chi tiết là một nửa của chi tiết dạng trục nên ta phải bổ sung kết cấu tập trung nguyên công  gia công thêm 2 lỗ định vị để gia công tiếp các mặt về sau.

Bề mặt gia công cần đảm bảo chính xác nên ta tiến hành thực hiện khoan 2lỗ tâm F6 dưới đế khuôn  để đảm bảo độ đồng tâm, song song cảu các kích thước. Và khoan 2 lỗ F10  để định vị cho khuôn ta dùng máy khoan chuyên dùng để gia công.

...................................................

Chương IV. THIẾT KẾ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ GIA CÔNG CHI TIẾT KHUÔN BÓNG ĐÈN

4.1.  Xác định đường lối công nghệ

        Trong các dạng sản xuất hàng loạt lớn và hàng khối, quy trình công nghệ được xây dựng theo phân tán hoặc tập trung nguyên công. Theo nguyên tắc phân tán nguyên công thì quy trình công nghệ được chia ra các nguyên công đơn giản có thời gian như nhau hoặc bội số của nhịp.

         Khi chọn phương án gia công phải chú ý tới dạng sản xuất. Trong sản xuất hàng khối và nên chọn phương án gia công nhiều vị trí, nhiều dao và gia công song song. Còn với sản xuất hàng loạt nên chon phương án gia công một vị trí, một dao và gia công tuần tự. Với một dạng sản xuất nhất định có thể kết hợp nhiều phương án gia công khác nhau số lượng và tuần tự các bước công nghệ phụ thuộc vào dạng phôi và độ chính xác yêu cầu. Khi tập trung các nguyên công (các bước) cần nên xem kết cấu của chi tiết. Các nguyên công ở đây cần độ chính xác cao nên tách riêng và áp dụng theo phương pháp gia công một vị trí, một dao và tuần tự.

4.2. Chọn phương pháp gia công

        Với dạng sản xuất hàng loạt lớn để đảm bảo độ chuyên môn hóa cao để có thể dạt năng suất cao trong điều kiện sản xuất ở trong nước thì phân tán nguyên công ít bước công nghệ trong một nguyên công. Ở đây ta dùng máy vạn năng, máy chuyên dùng và cả máy CNC để chế tạo.

Sau khi nghiên cứu kỹ chi tiết khuôn bóng đèn ta bắt đầu phân chia các bề mặt gia công và chọn phương pháp gia công thích hợp để đạt độ chính xác và đọ bóng yêu cầu.

Quy trình công nghệ gia công chi tiết khuôn bóng đèn :

  • Nguyên công I: Phay mặt đế khuôn dạt kích thước 168 ± 0.1 (mm).

Phương án 1: phay song song 2 bên cùng 1 lúc dùng dao phay đĩa, thiết kế chiều 1 bạc bằng 168 chiều dài của chi tiết.

Phương án 2: dùng máy phay đứng phay từng bề mặt một.

  • Phương án 3: Dùng máy phay nằm ngang phay bề mặt đế khuôn.
  • Em chon phương án phay nằm ngang là tốt ưu.

Nguyên công II: Phay mặt đầu khuôn đạt kích thước 168 ± 0.1 (mm).

Phương án 1: phay song song 2 bên cùng 1 lúc dùng dao phay đĩa, thiết kế chiều 1 bạc bằng 168 chiều dài của chi tiết.

Phương án 2: dùng máy phay đứng phay từng bề mặt một.

Phương án 3: Dùng máy phay nằm ngang phay bề mặt đầu khuôn.

  • Em chon phương án phay nằm ngang là tốt ưu.
  • Nguyên công III: Phay mặt phẳng, phay lòng khuôn, khoan lỗ F6 +0.05 (mm).

Chọn phương án : dùng máy CNC để gia công .

  • Nguyên công IV: Khoan Lỗ tâm F10 +0. 1 (mm).

Phương án 1 : khoan lỗ trên máy tiện vạn năng

Phương án 2 : khoan lỗ trên máy khoan chuyên dùng

  • Em chọn phương án dùng máy phay chuyên dùng
  • Nguyên công V: Tiện kích thước 12± 0.1,  25± 0.5, 17± 0.1

Phương án 1 : tiện từng bề mặt một

Phương án 2 : dùng bàn xe dao có nhiều dao tự động đạt kích thước

  • Em chọn phương tiện từng bề mặt một
  • Nguyên công VI.Tiện móc rãnh 7± 0.1 vát mép đầu khuôn

Phương án 1: cùng một nguyên công trước tiện luôn kích thước

Phương án 2 : đảo mặt đầu để tiện

Phương án 3: để bề mặt tiện sát với trục chính

  • Nguyên công này em chọn phương án để bề mặt tiện sát với trục chính.
  • Nguyên công VII: Khoan Lỗ định vị F 10 + 0.1 (mm)

Phương án 1 : khoan trên máy CNC

Phương án 2 : khoan trên máy tiện

Phương án 3: khoan trên máy khoan chuyên dùng

  • Em chọn phương án khoan trên máy khoan chuyên dùng.
  • Nguyên công VIII: Tổng kiểm tra.

4.3.  Thiêt kế các nguyên công theo quy trình công nghệ

     4.3.1. Nguyên Công 1: Phay mặt đế A đạt kích thước

 

 

 



  • Tiêu chí duyệt nhận xét
    • Tối thiểu 30 từ, viết bằng tiếng Việt chuẩn, có dấu.
    • Nội dung là duy nhất và do chính người gửi nhận xét viết.
    • Hữu ích đối với người đọc: nêu rõ điểm tốt/chưa tốt của đồ án, tài liệu
    • Không mang tính quảng cáo, kêu gọi tải đồ án một cách không cần thiết.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

doantotnghiep.vn@gmail.com

Gửi thắc mắc yêu cầu qua mail

094.640.2200

Hotline hỗ trợ thanh toán 24/24
Hỏi đáp, hướng dẫn