ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ XÂY DỰNG Nhà đa năng tại thi trấn Đông Triều

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ XÂY DỰNG Nhà đa năng tại thi trấn Đông Triều
MÃ TÀI LIỆU 301400500027
NGUỒN huongdandoan.com
MÔ TẢ 100 MB Bao gồm tất cả file..., thiết kế CAD ( mặt bằng, móng,khung, thi công cọt và đào đất, thi công móng và bảng tiến độ công trình, ..... , file thuyết minh, hình ảnh...Ngoài ra còn cung cấp thêm nhiều tài liệu liên quan tham khảo của ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ XÂY DỰNG Nhà đa năng tại thi trấn Đông Triều
GIÁ 959,000 VNĐ
ĐÁNH GIÁ 4.9 29/03/2024
9 10 5 18590 17500
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ XÂY DỰNG Nhà đa năng tại thi trấn Đông Triều Reviewed by admin@doantotnghiep.vn on . Very good! Very good! Rating: 5

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ XÂY DỰNG Nhà đa năng tại thi trấn Đông Triều 

-         Nhà nhịp lớn dùng kết cấu thép là loại nhà mà các cấu kiện như cột, dầm giàn là các kết cấu thép. Hệ chịu lực của các cấu kiện này chủ yếu là các loại thép hình cán nóng hoặc tổ hợp được liên kết với nhau để cùng chịu lực. Loại kết cấu này dùng hợp lí khi xây dựng các nhà vượt nhịp lớn mà kết cấu bê tong không thế làm được.

-         Trong những năm gần đây loại kết cấu này được sử dụng nhiều ở các nước như Mỹ, Anh, Pháp, Nhật Bản, Úc…và nhất là các nước đang phát triển như Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore… do đó đã có nhiều tài liệu và tiêu chuẩn thiết kế cho kết cấu liên hợp của các nước khác nhau. Ở Việt Nam loại kết cấu này cho đến nay cũng đã được đưa và ứng dụng trong nhiều công trình công nghiệp và với tốc độ phát triển của ngành xây dựng của nước ta hiện nay, do các ưu điểm của kết cấu thép, trong tương lai sau này kết cấu này chắc chắc sẽ được ứng dụng rỗng rãi.

-         Được sự hướng dẫn của thầy Hoàng Tuấn Nghĩa (Bộ môn Công trình Thép-Gỗ-Trường Đại học Xây dựng) và thầy Trịnh Đình Thám chúng em đã có được điều kiện tốt nhất để tìm hiểu một công trình đã được thi công ngoài thực tế sử dụng kết cấu thép là Nhà đa năng tại thi trấn Đông Triều tỉnh Quảng Ninh.

-         Do thời hạn thời gian không được nhiều để có tìm hiểu được tất cả nên chúng em chỉ trình bày được những kiến thức nhất định về kiến trúc, kết cấu và thi công trong đồ án này, chúng em mong nhân được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giúp em hoàn thành được đồ án tốt nghiệp tốt hơn. Xin chân thành cảm ơn thầy cô.

PHẦN 1: KIẾN TRÚC

A. KIẾN TRÚC VÀ GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TRÌNH

I.                    TỔNG QUAN

  1. Tên công trình

Nhà thể thao đa năng.

  1. Địa điểm xây dựng

Đông Triều- Quản Ninh

  1. Mục tiêu xây dựng công trình

Việc xây dựng phải đáp ứng được hai tiêu chí sau: nhu cầu về sử dụng và yêu cầu về kiến trúc của công trình.

  1. Nhu cầu về sử dụng

-                     Công trình phục vụ cho việc tập luyện, thi đấu và tổ chức các sự kiện thể thao.

-                     Tầng 1 dùng để xe phục vụ cho các hoạt động thể thao  .

  1. Yêu cầu về kiến trúc

-                     Kiến trúc đơn giản và có thể kết hợp tốt với cảnh quan và các công trình khác trong khu vực.

  1. Các thông số xây dựng của công trình
  2. Qui mô, kích cỡ xây dựng công trình

-                     Công trình có Chiều dài 66m x Chiều rộng 37m x Chiều cao 22,65m.

-                     Diện tích mặt bằng xây dựng công trình 2442.

  1. diện tích sàn

Tổng diện tích sàn là 6886,8 với 3844,8 là diện tích cho khu vực thi đấu và tổ chức các sự kiện thể thao

  1. Số tầng (3 tầng )
  2. Hệ thống cung cấp và thoát nước
  3. Hệ thống cấp nước

II.HỆ THỐNG KĨ THUẬT

-         Nước sinh hoạt lấy từ hệ thống nước sạch của thành phố được chuyển qua các đường ống chính của thành phố vào các bể chứa của tòa nhà.

-         Các đường dẫn nước nằm dưới sàn nhà.

-         Ống nước dẫn vào các tầng thông qua các đường ống lớn đặt trong các hộp kĩ thuật.

  1. Hệ thống xả nước thải

-         Hệ thống nước thải được bố trí liên tục. Nước mưa và nước thải được vận chuyển tới các mạng thoát nước. Cửa xả chất thải của nhà vệ sinh được đi vào bể tự hoại sau đó được dẫn tới hệ thống cống rãnh.

-         Các bể tự hoại được phân chia thành các bể chứa và bể lọc riêng biệt, các bể này có thể thông được với nhau. Nước được vân chuyển từ bể tự hoại tới các ống ngầm vận chuyển nước thải bằng các bơm thủy lực.

  1. Hệ thống điện trong công trình
  2. Nguồn điện

-         Tòa nhà này được cung cấp điện từ lưới điện của thành phố với hệ thống điện ba pha với điện áp 15÷22kV.

-         Khi mất điện từ lưới điện của thành phố do trục trặc, sự cố, thì tòa nhà sẽ được cung cấp điện bởi một máy phát điện đủ phát điện cho mọi hoạt động của tòa nhà.

-         Tòa nhà được cung cấp một máy phát điện cung cấp nguồn điện cho các máy bơm và thang máy, thang cuốn…

  1. Hệ thống phân phối điện

-         Hệ thống phân phối điện được kiểm soát hoàn toàn thông qua các hộp điện trung tâm điều khiển được đặt dưới tầng 1. Các tầng đều được trang bị các hộp điện kĩ thuật đặc biệt và được liên kết với hộp điện trung tâm.

  1. Hệ thống thông gió và ánh sáng
  2. Hệ thống thông gió

-         Thông gió tự nhiên nhân tạo được sử dụng cung một lúc. Hệ thống thông gió tự nhiên là thông qua các cửa sổ và việc bố trí lỗ ánh sáng, bố trí các vật dụng trong nhà khi không có chướng ngại xung quanh tòa nhà. Hệ thống thông gió nhân tạo được điều khiển bởi một hệ thống trung tâm đặt dưới tầng 1. Tất cả hệ thống này nhằm tạo ra một không gian thoáng mát, môi trường làm việc lí tưởng nâng cao chất lượng cuộc sống và tăng năng suất làm việc.

  1. Hệ thống chiếu sáng

-         Trong khu thi đấu ánh sáng đảm bảo hai yêu cầu: đầy đủ và không gây ảnh hưởng vậy nên ánh sáng đèn huỳnh quang với ánh sáng khuếch tán được sử dụng.

-         Trong phòng chờ thang máy, sử dụng đèn phát ánh sáng màu vàng để tăng tính thẩm mĩ cho căn phòng.

-         Cần lưu ý rằng các căn phòng vẫn sử dụng ánh sáng tự nhiên một cách tối đa nhất.

  1. Cảnh báo nguy hiểm và hệ thống bảo vệ, chống cháy

-         Mỗi ngày có một lượng lớn người đi lại hoạt động trong tòa nhà nên việc cảnh báo nguy hiểm và hệ thống phòng cháy chữa cháy là rất quan trọng. Vì vậy chúng tôi đề xuất phương án sau:

  1. Hệ thống cảnh báo

-         Sử dụng một công nghệ đặc biệt, một hộp thoại có khả năng cảnh báo vị trí chính xác nơi bắt nguồn hỏa hoạn. Hộp trung tâm bảo vệ được đặt dưới tầng trệt trong phòng bảo vệ.

  1. Hệ thống chữa cháy

-         Nó bao gồm các phụ kiện sau:

  • Hộp cảnh báo tự động
  • Hộp cứu hỏa để dập tắt đám cháy
  • Các bình bọt  cứu hỏa được đặt tại vị trí chân cầu thang và tại vị trí các hành lang. Các ống cứu hỏa có đường kính 13cm và chiều dài thông thường là 30cm có thể tiếp cận những khu vực dành riêng cho xe cứu hỏa.
  • Cung cấp các vòi nước bên ngoài để dập tắt đám cháy bằng cách sử dụng các vòi nước bên ngoài
  1. Giải pháp về kết cấu

-         Ta sử dụng kết cấu Thép để xây dựng tòa nhà. Cấu trúc này giúp phát huy được tối ưu khả năng làm việc của vật liệu trong kết cấu nhà nhịp lớn.

  

PHẦN 2: KẾT CẤU

  

CHƯƠNG I .GIẢI PHÁP KẾT CẤU VÀ QUY TRÌNH TÍNH TOÁN

 

I. CƠ SỞ TÍNH TOÁN KẾT CẤU

- TCVN 2737-1995 : Tiêu chuẩn về tải trọng và tác động .

- TCVN 356 – 2005 : Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép.

- TCVN 5574-1991 : Tiêu chuẩn thiết kế bê tông

- TCVN 205-1998 : Tiêu chuẩn thiết kế móng cọc.

- Kết cấu bêtông cốt thép ( phần kết cấu nhà cửa) – GS TS Ngô Thế Phong, PGS Lý Trần Cường, Pts Trịnh Kim Đạm, PGS Nguyễn Lê Ninh.

- Kết cấu bêtông cốt thép Phần cấu kiện cơ bản – PGS Phan Quang Minh ,GS Ngô Thế Phong ,GS Nguyễn Đình Cống.

- Kết cấu thép …

II. GIẢI PHÁP KẾT CẤU

Sự lựa chọn giải pháp kết cấu phụ thuộc vào nhu cầu về kiến trúc, khả năng chịu lực, sự ổn định, công nghệ và kinh tế.

  1. Các yêu cầu của kết cấu đỡ tòa nhà:
  2. Yêu cầu về kiến trúc`:

-                     Đòi hỏi công trình phải có một không gian lớn để có thể đáp ứng các công năng như đã nói ở trên với tính linh động cao, sử dụng diện tích sàn và chiều cao các tầng một cách hợp lí và hiệu quả nhất.

  1. Khả năng chịu lực và sự ổn định:

-                     Tải trọng tác động lên tòa nhà bao gồm tải trọng đứng (tĩnh tải, hoạt tải) và tải trọng ngang.

-                     Tải trọng ngang tác động lên tòa nhà bao gồm tải trọng gió và động đất, địa chấn.

  1. Yêu cầu vệ công nghệ.

-                     Đây là công trình sử dụng yêu cầu về công nghệ cao, vì nó là dạng kết cấu yêu cầu về độ chính xác lớn và phương pháp thi công hiện đại. Chủ đầu tư nên chọn lựa những nhà thầu có năng lực và kinh nghiệm cao.

  1. Yêu cầu về kinh tế

-                     Ngoài yêu cầu chất lượng của công trình thì giải pháp cho kinh tế cũng rất quan trọng. Vì vậy khi thiết kế cũng như lập biện pháp thi công nên tính toán tới việc tiết kiệm giảm chi phí xây dựng công trình một cách hợp lí tới mức thấp nhất có thể mà vẫn đảm bảo chất lượng của công trình.

  1. Giải pháp về kết cấu.

a)                 Mặt đứng khung

-                    Tầng 1 dùng để chứa xe nên không cần vượt nhịp lớn, ta sử dụng hệ cột BTCT để đỡ sàn nhằm giảm nhịp tính toán cho dầm chính

-                    Tầng 2,3 dùng làm dịch vụ, thương mại lên cần không gian sử dụng lớn và yêu cầu kiến trúc cao lên sử dụng dàn phẳng vượt nhịp lớn

-                    Tòa nhà có 3 tầng cao 22,65m và tải trọng lớn, ta sử dụng cột rỗng làm kết cấu chính  để chịu tải

b)                 Mặt bằng tầng 1

-  Mặt bằng tầng 1 là kết cấu khung nhiều nhịp với 2 nhịp biên 3,8m; nhịp giữa có 2 nhịp 8,7m và 1 nhịp giữa 9m.

- Sử dụng  sàn bê tông cốt thép kê lên các dầm phụ với mỗi ô sàn là 1,5x6m lúc này xem sàn làm việc như dầm liên tục đặt trên các gối tựa là dầm phụ.

- Khoảng cách giữa 2 cột xa nhất là 9m, bước của khung là 6m, ta sử dụng hệ kết cấu đỡ sàn là kết cấu thép để vượt nhịp lớn, sử dụng các dầm phụ kê lên dầm chính và dầm chính kê lên cột.  

 - Dầm chính bao gồm dầm chính nhịp biên liên kết khớp với cột 2 đầu; dầm chính nhịp giữa liên kết cứng với cột C21 và kê lên các cột trục D,E, cột nhịp B và F chịu tải trọng lớn truyền từ mái, sàn tầng 2 và sàn tầng 3 truyền xuống nên nội lực rất lớn, ta sử dụng kết cấu cột rỗng cho cột để làm kết cấu chịu lực vì cột rỗng vật liệu sẽ nằm xa trục trung hòa làm tăng khả năng chịu lực giảm vật liệu và khối lượng cột giảm thuận tiện cho vận chuyển và lắp dựng .

- Cột đỡ sàn tầng 1 sử dụng cột BTCT do cột chủ yếu chịu tải do sàn và hệ dầm truyền xuống không phải là kết cấu chịu lực chính nên dùng cột BTCT sẽ kinh tế hơn so với cột thép tổ hợp.

 

c)                 Mặt bằng tầng 2

-  Tầng 2 với chiều cao tầng là 9,4m, nhịp dàn là 26,4 m, sàn tầng 2 vượt nhịp lớn và chịu được tải trọng lớn,

- Theo yêu cầu kiến trúc sử dụng dàn phẳng hai cánh song song, tính sơ bộ được chiều cao dàn hdàn=3m để tăng không gian sử dụng  và hợp lý về mặt kiến trúc chọn hdàn=2,5m

- Sử dụng sàn BTCT kê lên các dầm phụ làm bằng thép hình  I27 nhịp 1,5m và dầm phụ được kê lên dàn truyền tải tập trung vào các nút dàn

- Giàn được cấu tạo liên kết cứng với cột khung nhằm giảm nội lực trong giàn

d)                 Mặt bằng tầng mái

- Tầng 3 với chiều cao tầng là 9m, nhịp 26,4m, kết cấu mái là tôn và hoạt tải mái không lớn, vì thế, giải pháp kết cầu cho mái là hệ giàn phẳng để đỡ mái và vượt nhịp lớn; tải trọng tác dụng lên cột không lớn nên sử dụng cột rỗng có tiết diện nhỏ hơn cột tầng 1 và tầng 2, liên kết cột và giàn là liên kết cứng để giảm nội lực trong giàn.

III. GIẢI PHÁP NỀN MÓNG

      Đối với công trình này, tổng khối lượng của công trình lớn. Các ứng suất nén dưới chân cột là lớn. Nên giải pháp móng nông là không hợp lý. Giải pháp tốt nhất là ta nên sử dụng móng sâu để xây dựng lớp đất chắc chắn hơn làm hệ thống truyền tải sau này.

IV. QUY TRÌNH TÍNH

  1. Lựa chọn phần mềm tính

       Hiện nay, có rất nhiều phần mềm hoạt động theo phương pháp phần tử hữu hạn có thể phân tích chính xác các cấu trúc phức tạp. Vì vậy, để xác định nội lực và phân tích cấu trúc kết cấu và xác định các phản lực, chúng tôi sử dụng phần mềm SAP (ver 14). Phần mềm này sử dụng rộng rãi tại Việt Nam và cho kết quả đáng tin cậy.

     Ta lựa chọ sơ đồ tính là dạng khung phẳng và giả thiết rằng liên kết cột với đất là liên kết cứng, các nút khung là cứng.

  2.Tính toán nội lực

a.Tổ hợp tải trọng

     Tải trọng tác động lên công trình bao gồm tải thường xuyên và tải tạm thời (hoạt tải và tải trọng gió). Theo hướng dẫn trong tiêu chuẩn TCVN 2737-1995, có hai tổ hợp cơ bản như sau:

-Tổ hợp cơ bản 1:     1 Tải thường xuyên + 1 Tải tạm thời

-Tổ hợp cơ bản 2:     1 Tải thường xuyên + 0.9 Hoạt tải + 0.9 Tải gió

  1. Tính toán các cấu kiện và thể hiện trên bản vẽ

Khung được tính toán từ tiêu chuẩn TCVN 338-2005.

CHƯƠNG II. TÍNH TẢI TRỌNG SƠ BỘ VÀ SƠ ĐỒ CHẤT TẢI

I..CHỌN SƠ BỘ TIẾT DIỆN

       1.Lựa chọn chiều dày của tấm sàn

     Ở đây ta dùng sàn BTCT kê lên kết cấu chịu lực.

Sàn kê lên dầm phụ, dầm phụ kê lên dầm chính là dầm chính liên kết với cột, sử dụng hệ dầm phụ với khoảng cách các dầm là 1,5m.

     Chiều dày sàn phụ thuộc chủ yếu vào nhịp bản (chiều dài l1), tải trọng tác dụng lên bản và liên kết. Chiều dày sàn phải thỏa mãn điều kiện về độ bền, độ cứng và kinh tế.

Công thức tính sơ bộ chiều dày sàn:

Trong đó:

-                      là chiều dày sàn.

-                     D là hệ số phụ thuộc tải trọng D=0,8÷1,4

-                      là nhịp sàn

-                     m là hệ số phụ thuộc vào loại sàn ở đây ta có thể thấy là bản làm việc theo một phương vậy m=30÷35

-                     Nhịp sàn:    L1= 1,5m

−                   Ta có chiều dày sàn dao động từ  6 – 7 cm.    hmin= 8cm

−                   Ta chọn chiều dày sàn là: hb= 10cm.

       2.Tải trọng tác dụng

Tải trọng chính mà công trình phải chịu là tải trọng thẳng đứng (tĩnh tải, hoạt tải) và tải trọng ngang (tải trọng gió, động đất).

Các thông số tải trọng và qui trình boc được tham khảo trong Tiêu chuẩn Việt Nam

TCVN 2737-1995 về tải trọng và tác động.

v    Tĩnh tải

  • Tĩnh tải sàn tầng 2, 3.

            -Cấu tạo các lớp sàn:

  1. Sàn BTCT dày 10cm

                 Psàn = 2500.0.1 = 250 daN/m2

  1. Tải trọng dầm phụ:

                 Pd.phụ == 22,67 daN/m2

  1. Gạch ceramic dày 8mm, γ0=2000 daN/m3:

                 Pgạch =2000.0,008=16 daN/m2

  1. Vữa lát dày 30mm, γ0=2000 daN/m3:

                 Pvữa =2000.0,03=60 daN/m2

  1. Trần treo và đường ống kĩ thuật:

                 Ptrần,htkt = 100 daN/m2

STT

Cấu tạo các lớp sàn

g

Dày

TTTC

Hệ số vượt tải

TTTT

(daN/m3)

(mm)

(daN/m2)

(daN/m2)

1

Sàn betong cốt thép

2500

100

250

1.1

275

2

Dầm phụ thép hình I33

22,67

1.1

24,94

3

Gạch ceramic,  γ0=2000 daN/m3

2000

8

16

1.1

17,6

4

Vữa lát gạch, γ0=2000 daN/m3

2000

30

60

1.3

78

5

Trần treo và đường ống kĩ thuật

100

1.2

120

 

Tổng cộng

 

 

448,67

 

513,7

 

ð    Tĩnh tải tính toán phân bố đều trên chiều dài dàn tầng 2, dầm tầng 1 :

                          Ptt,t.toan  = 513,7.6 = 3082,2 daN/m

     - Tĩnh tải tính toán tập trung tại vị trí dầm phụ kê lên: Pt.trung = 3082,4.1,5 = 4623,3 daN

  • Tĩnh tải sàn hành lang.

            -Cấu tạo các lớp sàn:

  1. Sàn BTCT dày 10cm

                 Psàn = 2500.0.1 = 250 daN/m2

  1. Tải trọng dầm phụ I16:

                 Pd.phụ == 8,3 daN/m2

  1. Đường ống kĩ thuật:

                 Pđ.ông kt = 50 daN/m2

 

 

STT

Cấu tạo các lớp sàn

g

Dày

TTTC

Hệ số vượt tải

TTTT

(daN/m3)

(mm)

(daN/m2)

(daN/m2)

1

Sàn betong cốt thép

2500

100

250

1.1

275

2

Dầm phụ thép hình I16

8,3

1.1

9,13

3

Đường ống kĩ thuật

50

1.2

60

 

Tổng cộng

 

 

308,8

 

344,13

ð    Tĩnh tải tính toán phân bố đều trên chiều dài dầm hành lang :

                          Ptt,t.toan  = 344,13.6 = 2064,78 daN/m

     - Tĩnh tải tính toán tập trung tại vị trí dầm phụ kê lên: Pt.trung = 2064,78.1,267 = 2616 daN

  • Tĩnh tải mái.
  1. Tải trọng mái tôn, hệ giằng, xà gồ lấy 15 daN/m2 mb mái

                            P1 = = 15,02 daN/m2 mb

2. Tải trong trần treo,hệ thống kĩ thuật :

                   P2 = 100 daN/m2

STT

Cấu tạo mái

TTTC

Hệ số vượt tải

TTTT

(daN/m2)

(daN/m2)

1

Mái tôn, hệ giằng, xà gồ

15,02

1.1

16,52

2

Trần treo, đường ống kĩ thuật

100

1.2

120

 

Tổng cộng

115,02

 

136,52

 

ð    Tĩnh tải tính toán phân bố đều trên chiều dài dàn mái 1 :

                          Pttm,t.toan  = 136,52 = 819,13 daN/m

     - Tĩnh tải tính toán tập trung tại vị trí xà gồ kê lên nút dàn mái:

                           Pt.trung = 819,13.1,312 = 1074,7 daN

v    Hoạt tải

  • Hoạt tải sàn tầng 2, 3:

Hoạt tải sàn tiêu chuẩn dùng cho dịch vụ, thương mại lấy: Pc = 500 daN/m2

Hoạt tải tính toán : Pc, t.toan = 500.1,2 = 600 daN/m2

    ( khi tải trọng tiêu chuẩn lớn hơn hoặc bằng 200 daN/m2 thì hệ số độ tin cậy lấy n = 1,2)

ð    Tĩnh tải tính toán phân bố đều trên chiều dài dàn tầng 2, dầm tầng 1 :

                          Ptt,t.toan  = 600.6 = 3600 daN/m

     - Tĩnh tải tính toán tập trung tại vị trí dầm phụ kê lên: Pt.trung = 3600.1,5 = 5400 daN

  • Hoạt tải nhịp biên tầng 1:

Hoạt tải sàn tiêu chuẩn với trần BT đổ tại chỗ không có người đi lại,chỉ có người sửa chữa, chưa kể các thiết bị điện nước, thông hơi nếu có : Pc = 500 daN/m2

Hoạt tải tính toán : Pc, t.toan = 30.1,3 = 39 daN/m2

    ( khi tải trọng tiêu chuẩn nhỏ hơn 200 daN/m2 thì hệ số độ tin cậy lấy n = 1,3)

v    Tĩnh tải tính toán tập trung tại vị trí dầm phụ kê lên: Pt.trung = 39.6.1,267 = 296,5 daN

  • Hoạt tải mái:
  1. Hoạt tải sửa chữa mái:

    Theo tiêu chuẩn tải trọng và tác động, TCVN 2737-1995, với mái tôn không sử dụng có hoạt tải sửa chữa mái tiêu chuẩn là 30 daN/m2

-                     Tải trọng phân bố theo xà: P = 30.6.cosα = 179,75 daN/m

                                                  Ptt = 179,75.1,3 = 233,68 daN/m

v    Tải trọng tính toán tại vị trí xà gồ lk với dàn mái:

                         Ptt = 233,68.1,312 = 306,59 daN

Loại

Tải trọng t.chuan

HS vượt tải

tải trọng t.toan

Bước khung

khoảng cách xà gồ

Tải trọng tập trung tại nút giàn

 

(daN/m2)

 

(daN/m2)

(m)

(m)

(daN/m)

Sửa chữa mái

30

1.3

39

6

1,350

306,59

  1. Hoạt tải gió:

      Công trình được xây dựng tại đông triều Quảng Ninh, tra bảng phân vùng áp lực gió theo địa danh hành chính:

Quảng Ninh vùng gió IIIB, giá trị áp lực gió Wo = 125 daN/m2

Công trình cao dưới 40m nên chỉ xét đến tĩnh tải của tải trọng gió. Tải trọng gió truyền lên khung sẽ được tính theo công thức:

Gió đẩy:     qđ = Wo.n.ki.Ce.B   (daN/m)

Gió hút:      qh = Wo.n.ki.Ce3.B   (daN/m)

         Trong đó:   B- bước khung, m

                            Ce, Ce3- hệ số khí động phía đón gió và phía hút gió lấy theo phụ lục 1

                            k- hệ số thay đổi áp lực gió theo độ cao và dạng địa hình.    

                            n- hệ số độ tin cậy của tải trọng gió.    

                            Wo- áp lực gió tiêu chuẩn.   

a) Trường hợp gió thổi ngang nhà:

- Xác định hệ số Ce:

 Tra trong TCVN 2737-1995 phụ thuộc góc α, tỉ lệ∑B/L ( ∑B là chiều dài toàn nhà) và H/L

-                     Hệ số k phụ thuộc chiều cao công trình (tra bảng 5 trong TCVN 2337-1995)

 

                                                               Bảng tính hệ số k

Tầng

H tầng (m)

Z (m)

k

 1

4,25

4,25

0,85

2

9,4

13,65

1,06

3

9

22,65

1,154

                                      Bảng tính tải trọng gió 

Tầng 

H tầng (m) 

 Z (m)

 k

B (m) 

Cđ 

Ch

qđ  (daN/m)

qh  (daN/m)

 1

4,25

4,25

0,85

 1,2

 6

 0,8

 -0,5

612 

 382,5

h.lang

4,25

4,25

0,85

 1,2

 6

0,7

 

535,5

382,5

2

9,4

13,65

1,06

 1,2

 6

 0,7

 -0,5

 667,8

 447

3

9

22,65

1,154

 1,2

  6 

 0,7

   -0,5 

 728

519,3 

Do phương của gió vuông góc với mặt mái nên phân tích gió thành hai thành phần: thành phần ngang S gây chuyển vị ngang cho khung, thành phần đứng gây kéo nén cho cột.

                              S = n.Wo.k.B. ∑Ci.hi    (daN) 

            ( hi là chiều cao của từng đoạn có hệ số khí động Ci )

Sđ = 1,2.1,154.125.6.(0,66.0,664) = 455 (daN)

Sh = 1,2.1,154.125.6.(0,66.0,472) = 323,4 (daN)

b) Trường hợp gió thổi dọc nhà:

Tầng 

H tầng (m) 

 Z (m)

 k

B (m) 

Ch

qh  (daN/m)

 1

4,25

4,25

0,85

 1,2

 6

 -0,4

306

h.lang

4,25

4,25

0,85

 1,2

 6

-0.7

535,5

2

9,4

13,65

1,06

 1,2

 6

 -0,4

381,6

3

9

22,65

1,154

1,2

6

-0,4

415,4

Mái

9

22,65

1,154

 1,2

  6 

   -0,7 

727 

Chọn dầm thép hình I22 , Có Wx=232 cm3 > 149,24 cm3

+ Dầm chính:

Chịu lực tập trung từ dầm phụ truyền xuống

 

 

Mgiữa dầm=4327,6.(1,9 – 1.267) = 2339,37daN.m

+                    Momen kháng uốn cần thiết:

-                    Chọn dầm I22 có Wx=232 cm3 > 130,45cm3

  1. Lựa chọn sơ bộ kích thước giàn.

a, Chọn giàn mái.

Theo yêu cầu về kiến trúc, giàn mái là giàn phẳng hai cánh song song.

-Theo điều kiện vận chuyển chọn chiều cao dàn hợp lý:

, với L=26,4m nhịp dàn

=>        h= (2,94÷3.77)m

-Do mái lợp tôn 0,51mm (mái nhẹ) nên tải chủ yếu là gió  vì vậy tải tác dụng lên dàn mái không quá lớn : Chọn

Lực dọc tác dụng lên thanh cánh của giàn là:

Chọn tiết diện thanh cánh theo:

Chọn hai thép góc đều cạnh:    2V75x6. Có A= 17,46cm2

Chọn tiết diện thanh xiên theo độ mảnh : độ mảnh giới hạn thanh nén [λ]=120.

độ mảnh giới hạn thanh kéo [λ]=400.

Gọi khoảng cách giữa 2 nút giàn là l, chiều dài tính toán trong mặt phẳng dàn là lx và chiều dài tính toán ngoài mặt phẳng dàn là ly, với l=2,2mm

Với thanh bụng chéo có :lx=ly =2,2m

Bán kính quán tính cần thiết là:

Chọn 2 thép góc đều cạnh 2V50x6. Có ix= 2,46cm > iyc,ct = 1,83cm

Với thanh bụng đứng : Chọn V50x5

b, Chọn giàn dầm đỡ sàn tầng 2.

Theo yêu cầu về kiến trúc, giàn phẳng 2 cánh song song :

Chiều cao dàn  ,   Với L=26.4m là nhịp giàn.

Chọn hdàn= 2.5m. tăng chiều cao thông thủy (tăng không gian sử dụng) hợp lý về mặt kiến trúc.

Tải trọng tác dụng lên 1m dài dàn là:

 

Liên kết dàn mái với cột là nút cứng nên mômen lớn nhất trong giàn là:

Lực dọc tác dụng lên thanh cánh của giàn là:

Chọn tiết diện thanh cánh theo:

.

v    Chọn thanh cánh thượng, cánh hạ : 2C40 có a=61,5x2 = 123cm2

Chọn tiết diện thanh xiên theo độ mảnh : độ mảnh giới hạn thanh nén [λ]=120.

độ mảnh giới hạn thanh kéo [λ]=400.

Với thanh bụng xiên có :lx= ly = 2,33m

Bán kính quán tính cần thiết là:

Chọn 2 thép góc đều cạnh V90x90x7. Có ix= 2,75cm

  1. Với thanh bụng đứng chọn theo độ mảnh : V70x6
  2. Lựa chọn sơ bộ kích thước cột.

a, Chọn cột biên tầng 1(  sử dụng cột BTCT, bêtong B20 có Rb=115daN/cm2.)

-Lực dọc tác dụng lên cột: N= (344,13+30.1,3).6.1,9 = 4367,68 daN

Diện tích cột sơ bộ: 

Chọn tiết diện: 15x20 cm2 =300 cm2 > 205cm2

Độ mảnh của cột vừa chọn để đảm bảo sự ổn định:        

trong đó:

r là bán kính quán tính của tiết diện, với tiết diện chữ nhật có b là cạnh nhỏ r=0,288b

r = 0,288.15 = 4,32cm

λgh là độ mảnh giới hạn, λgh = 120

Chiều cao cột tính toán: lo=0,7.4,25=2,98m=298cm

b)  Chọn cột đỡ sàn tầng 1.

Tải trọng dầm sàn tầng 1: Nmax = (513,7+ 500.1,2).6. 9= 60139,8 daN

Chọn tiết cột theo: .

Chọn cột BTCT 40x35 cm2 , có A=1400 cm2  > 1225,1cm2

Độ mảnh của cột vừa chọn để đảm bảo sự ổn định:        

trong đó:

r là bán kính quán tính của tiết diện, với tiết diện chữ nhật có b là cạnh nhỏ r=0,288b

r = 0,288.35 = 10,08cm

λgh là độ mảnh giới hạn, λgh = 120

Chiều cao cột tính toán: lo=0,7.4,25=2,98m=298cm

=> Cột đã chọn đảm bảo độ mảnh cho phép.

c) Chọn cột trên.

Kích thước cột được chọn sơ bộ theo công thức:

-                    Chiều cao cột với cột rỗng:

Với L = 9m, ta có chiều cao cột nằm trong khoảng: (0.65÷1,13)m

Chọn h = 1,2m

Do tải mái tác dụng lên cột trên không quá lớn nên ta chọn tiết diện theo độ mảnh giới  hạn      [λ]= 120

Cột trên có sơ đồ tính là một đầu ngàm một đầu khớp µ=0,7

Chiều dài tính toán  l0=µ .lc =0,7 . 9= 6,3m

Bán kính quán tính :

Chọn nhánh 1 là C40 có:ix=3,23cm, nhánh 2 là I40 có ix=3,03

 

Chọn tiết diện thanh xiên theo độ mảnh : độ mảnh giới hạn thanh nén [λ]=120.

độ mảnh giới hạn thanh kéo [λ]=400.

Với thanh bụng có :lx= ly =  1,47m

Bán kính quán tính cần thiết là:

Chọn 2 thép góc đều cạnh 2V65x6. Có ix= 3,1cm

b, Chọn cột dưới.

  Tải trọng truyền xuống chân cột tầng 1:

-Tải tầng mái: N1=(344,13+30.1,3).6.13,2 = 30343,9 daN

-Tải tầng 2: N2=(513.7+500.1,2).6.13,2 = 88205,04 daN

-Tải tầng 3: N2=(513.7+500.1,2).6.13,2 = 88205,04 daN

-Tải kính bao ngoài: N4 = 75.6.(9+9,4) = 8280 daN

Tổng lực  N= 30343,9+88205,04+88205,04+8280 = 215034,58 daN.

v    Lực dọc 1 nhánh cột: Nnhánh =

Chọn tiết diện nhánh cột theo: .

v    Chọn nhánh cột I40: A=72,6 cm2

Chiều cao cột với cột rỗng:

Với L = 13,73m, ta có chiều cao cột nằm trong khoảng: (0.98÷1.7)m

Chọn h = 1,5m

Chọn tiết diện thanh giằng theo độ mảnh giới hạn [ λ] =120

Thanh giằng có hai đầu là khớp nên µ= 1.

Chiều dài thanh giằng là 1,7m

Bán kính quán tính: 

Chọn thanh giằng làthép góc2 V75x6 có ix=3,5 cm

II. Sơ đồ chạy sáp

  a) Mô hình khung

  b) Điều kiện biên.

....................................

PHẦN 5: THIẾT KẾ TỔNG MẶT BẰNG THI CÔNG

  1. Cung ứng công trường

1.xác định lương vật liệu dự trữ

 Thời gian nhận vật liệu và vận chuyển đến công trường là T1 = 1 ngày

Thời gian bốc và xếp hàng là T2 = 1 ngày

Thời gian thử và phân loại vật là T3 = 1 ngày

Thời gian giữa các lần nhận T4 = 1 ngày

Thời gian dự trữ T5 = 1 ngày

ðTổng thời gian dự trữ  là 6 ngày.

   Lượng vật liệu được dự trữ xác định theo công thức.

       Qdt = qng.Tdt

Trong đó:

 Qdt: Lượng vật liệu dự trữ

 qng: Lượng vật liệu tiêu thụ lớn nhất trong ngày

 Tdt: Số ngày dự trữ, lấy tùy thuộc vào mức độ cung ứng vật liệu, vật liệu có sẵn ở địa phương hay không.

- Cốt thép: 2,9 tấn/ngày

-Betong: 2,96 m3. Trong 1m3 betong có Mac300 có 0,35 tấn xi măng, 0,42 m3 cát, 0,85 m3 đá, như vậy khối lượng vật liệu trong 1 ca là.

Đá: 2,96.0,85 = 2,52(m3/ngày)

Cát vàng: 2,96.0,42 = 1,24 (m3/ngày)       

Xi măng:  2,96.0,35 = 1,04 (m3/ngày )     

-Công tác xây: 53,9  (m3/ngày ) . Trong 1m3 tường xây có 0,28m3 vữa, 0,3m3 cát xây,550 viên gạch

Vvữa = 53,9 . 0,28 = 15,09 (m3/ngày )

Vcát đen  =  53,9 . 0,3 = 16,17 (m3/ngày)

Gạch: 550.53,9 = 29645 viên.

-Trong vữa Mac75 có lượng ximang là 0,36 (tấn): 15,09.0,36 = 5,43 tấn

vCông tác cop pha:

-Ván khuôn:369m2 =>  11,07m3

-Kể đến cột chông lấy Vvk = 2.11,07 = 22,14 m3

=> Dựa vào lượng vật liệu sử dụng ta có khối lượng vật liệu dự trữ:

 Đá : 2,52.2 = 5,04 (m3)

Cát vàng: 1,24.2 = 2,48(m3)

Cát đen: 16,17.2 = 32,34(m3)

Xi măng:1,04.2 = 2,08 (tấn)

Thép: 2,9.2 = 5,8 (tấn)

Gạch: 29645.2 = 59290 (viên)

Cốp pha: 22,14.2 = 44,28 (m3)

2.Tính toán diện tích kho bãi chứa vật liệu:

  -Căn cứ lượng vật liệu dự trữ để tính diện tích kho bãi:

Trong đó:

Stt : Diện tích kho bãi tính toán

Qo :Tiêu chuẩn chất kho phụ thuộc loại vật liệu

-Diện tích kho xây dựng:

  Trong đó: α là hệ số phụ thuộc loại vật liệu hay hệ số sử dụng kho .

 

 

3. Tính toán thiết kế đường tạm cho công trình.

  Đường tạm từ cổng và bao quanh công trình mép đường cách hệ dàn giáo quanh công trình 4m > 3m (là khoảng cách tối thiểu theo bảng 3.8 _ giáo trình_TQT).

   Bề rộng nền đường : B = b + 2c , với đường 1 làn xe trong điều kiện bình thường

   b_ bề rộng mặt đường, b = 3,75m

   c_bề rộng lề đường, c = 1,25m

ðB = 3,75 + 2.1,25 = 6,75m

Bán kính cong nhỏ nhất: Rmin = 15m ( Theo giáo trình_tr81_TQT)

 4. Tính toán lán trại tạm trên công trường.

   Công nhân trên công trường được chia thành 5 nhóm:

-     Nhóm A: Nhóm công nhân xây dựng cơ bản dựa trên biểu đồ tiến độ thi công ta có số nhân công lao động lớn nhất trên công trường.

           Nmax = A = 139 (người)

-     Nhóm B: Nhóm công nhân làm trong các xưởng gia công phụ trợ  .

           B = 25%.A = 0,25.139 = 35 (người)

-  Nhóm C nhóm cán bộ công nhân viên kĩ thuật

           C = 6%( A + B)  = 0,06.(139 + 35) = 11 người

-          Nhóm D nhóm quản lý hành chính:

           D = 5%.(A + B + C) = 0,05.(139 + 35 + 11) = 10 người

-          Nhóm E nhóm nhân viên phục vụ:

          E= 10%.(A + B + C + D) = 0,1.(139 + 35 + 11 + 10 ) = 20 người

ðTổng số người trên công trường kể đến 4% ốm, 2% nghỉ vì lí do khác .

 N = 1,06.(A + B +C + D + E) = 1,06.(139 + 35 +11 + 10 + 20) = 228 người

  Gỉa sử số công nhân có nhu cầu ở lại lán trại là 50% do số công nhân tại địa phương khi làm xong sẽ về (không ở lại công trường)

 

4.1.Diện tích xây dựng nhà tạm.

- Nhà ở cho công nhân: S1 = (139.0,5.4 = 278 (m2)

- Nhà làm việc cho nhân viên cán bộ hành chính:S2 = (11 + 10).4 = 84 (m2)

- Nhà tắm:Tiêu chuẩn 1 phòng tắm cho 25 người => 8 phòng tắm có:

   S3 = 8.2,5 = 20 (m2)

- Nhà ăn:tổ chức ăn 2 đợt , N = 228 người

Gỉa thiết 85% số công nhân ăn tại công trường:

ð  S4 = 228.0,85.0.8 = 155 (m2)

-        Nhà vệ sinh:

S5 = 228.0,1 = 23 (m2)

-        Phòng y tế:

S6 = 226.70/1000 = 16( m2)

-             Phòng bảo vệ :S7 = 12 (m2)

-             Phòng làm việc cho chỉ huy trưởng: S8 = 18 (m2)

5.cung cấp nước cho công trường

5.1.Lượng nước dùng cho sả xuất.

                              

Trong đó:

n: số lượng các điểm dùng nước

Ai: lượng nước tiêu chuẩn cho 1 điểm dùng nước, l/ngày

+) 1 trạm trộn betong: 2,96 .300 = 888 (l/ca)

+) 1 trạm trộn vữa: 15,09.250 = 3772,5 (l/ca)

+) 1 trạm bảo dưỡng betong: 2,96.200 = 592 (l/ca)

+) 1 trạm rửa đá: 2,52.600 = 1512 (l/ca)

+) 1 trạm tưới gạch:  29645.200/1000 = 5929 (l/ca)

Kg: hệ số sd nước không điều hào trong giờ (kg = 2 : 2,5), l/ngày

1,2 lượng nước cần dùng chưa tính hết

8 : số giờ làm việc trong 1 ngày ở công trường

3600: đổi từ giờ sang giây

ð    

 

5.2.Lượng nước dùng cho sinh hoạt trên công trường.

                       

Trong đó:

N: số công nhân trong ca đông nhất 139 người

B: Lượng nước tiêu chuẩn dùng cho 1 người ở công trường.

                         B = 20 (l/nguoi/ngay)

Kg = 1,2 ; n = 8

ð       

  5.3.Lượng nước dùng ở khu lán trại công nhân

 

Trong đó:

Nd : số người ở trong lán trại 70 người

Sd : lượng nước tiêu chuẩn dùng cho 1 người ở khu vực lán trại 25 (l/nguoi)

            

5.4.lượng nước dùng cho cứu hỏa

  Ta có: Q1 + Q2 + Q3 = 1,1 +0,12 + 0,0194 = 1,239 (l/s) < Q4  = 10(l/s)  

ðQ4 = 70% (Q1 + Q2 + Q3) + Q4 = 0,7.1,239 + 10 = 10,867 (l/s)

 5.5. Tính đường ống dẫn nước tạm:

  => chọn D = 150 (mm)

5.6. Tính đường kính ống dẫn nước cho lán trại công nhân.

 => chọn D = 20(mm)

5.7 tính đường kính ống trực tiếp dẫn nước cho công trình:

  => chọn D = 120(mm)

 

+ Thiết kế mạng lưới đường ống dẫn :

- Mạng lưới đường ống phụ  : dùng loại ống có đường kính D = 50 mm.

- Nước lấy từ mạng lưới thành phố, đủ điều kiện cung cấp cho công trình.

Bố trí tổng mặt bằng thi công.

Nguyên tắc bố trí :

- Tổng chi phí là nhỏ nhất.

- Tổng mặt bằng phải đảm bảo các yêu cầu.

+ Đảm bảo an toàn lao động.

+ An toàn phòng chống cháy, nổ.

+ Điều kiện vệ sinh môi trường.

- Thuận lợi cho quá trình thi công.

- Tiết kiệm diện tích mặt bằng.

Tổng mặt bằng thi công :

Đường xá công trình :

- Để đảm bảo an toàn và thuận tiện cho quá trình vận chuyển, vị trí đường tạm trong công trường không cản trở công việc thi công, đường tạm chạy bao quanh công trình, dẫn đến các kho bãi chứa vật liệu.

Mạng lưới cấp điện :

- Bố trí đường dây điện dọc theo các biên công trình, sau đó có đường dẫn đến các vị trí tiêu thụ điện. Như vậy, chiều dài đường dây ngắn hơn và cũng ít cắt các đường giao thông.

Mạng lưới cấp nước :

- Dùng sơ đồ mạng nhánh cụt, có xây một số bể chứa tạm đề phòng mất nước.

Như vậy thì chiều dài đường ống ngắn nhất và nước mạnh.

Bố trí kho, bãi:

- Bố trí kho bãi cần gần đường tạm, cuối hướng gió, dễ quan sát và quản lý.

- Những cấu kiện cồng kềnh (ván khuôn, thép) không cần xây tường  mà chỉ cần làm mái bao che.

- Những vật liệu như ximăng, chất phụ gia, sơn, vôi... cần bố trí trong kho khô ráo.

- Bãi để vật liệu khác : gạch, cát cần che, chặn  để không bị dính tạp chất, không bị cuốn trôi khi có mưa.

Bố trí lán trại, nhà tạm :

- Nhà tạm để ở : bố trí đầu hướng gió, nhà làm việc bố trí gần cổng ra vào công trường để tiện giao dịch.

- Nhà bếp, vệ sinh : bố trí cuối hướng gió.

Tuy nhiên các tính toán trên chỉ là lý thuyết, thực tế áp dụng vào công trường là khó vì diện tích thi công bị hạn chế bởi các công trình xung quanh, tiền đầu tư cho xây dựng lán trại tạm đã được nhà nước giảm xuống đáng kể. Do đó thực tế hiện nay ở các công trường, người ta hạn chế xây dựng nhà tạm.

Chỉ xây dựng những khu cần thiết cho công tác thi công. Biện pháp để giảm diện tích lán trại tạm là sử dụng nhân lực địa phương.

Mặt khác với các kho bãi cũng vậy: cần tiện thể lợi dụng các kho, công trình cũ, cũng có thể xây dựng công trình lên một vài tầng, sau đó dọn vệ sinh cho các tầng dưới để làm nơi chứa đồ, nghỉ ngơi cho công nhân.

Với các công tác sau có thể sử dụng kho bãi của công tác trước. Ví dụ như công tác lắp kính ngoài thực tế thi công sau các công tác ván khuôn, cốt thép, xây. Do đó diện tích kho chứa kính có thể dùng ngay kho chứa xi măng, thép ( lúc này đã trống) để chứa.

 

BIỆN PHÁP THI CÔNG VÀ AN TOÀN LAO ĐỘNG

I - BIỆN PHÁP THI CÔNG

1 .Biện pháp thi công cột

a - Xác định tim, trục cột

Dùng 2 máy kinh vĩ đặt theo 2 phương vuông góc để định vị vị trí tim cốt của cột, các mốc đặt ván khuôn, sơn và đánh dấu các vị trí này để các tổ, đội thi công dễ dàng xác định chính xác các mốc, vị trí yêu cầu.

b - Lắp dựng cốt thép

- Yêu cầu của cốt thép dùng để thi công là:

+ Cốt thép phải được dùng đúng số liệu, chủng loại, đường kính, kích thước, số lượng và vị trí.

+ Cốt thép phải sạch, không han rỉ, không dính bẩn, đặc biệt là dầu mỡ.

+ Khi gia công: Cắt, uốn, kéo hàn cốt thép tránh không làm thay đổi tính chất cơ lý của cốt thép.

- Lắp dựng cốt thép:

Cốt thép được gia công ở phía dưới, cắt uốn theo đúng hình dáng và kích thước thiết kế, xếp đặt theo từng chủng loại, buộc thành bó để thuận tiện cho việc dùng cần cẩu vận chuyển lên vị trí lắp đặt.

Việc lắp dựng cốt thép phải đảm bảo:

+ Các bộ phận lắp dựng trước không gây ảnh hưởng, cản trở đến các bộ phận lắp dựng sau.

+ Có biện pháp giữ ổn định vị trí cốt thép, đảm bảo không biến dạng trong quá trình thi công.

+ Sau khi luồn và buộc xong cốt đai, cố định tạm ta lắp ván khuôn cột.

Để thi công cột thuận tiện, quá trình buộc cốt thép phải được thực hiện trước khi ghép ván khuôn .Cốt thép được buộc bằng các dây thép mềm d=1mm, các khoảng nối phải đúng yêu cầu kỹ thuật .Phải dùng các con kê bằng bê tông nhằm đảm bảo vị trí và chiều dày lớp bảo vệ cho cốt thép.

- Nối cốt thép (buộc hoặc hàn) theo tiêu chuẩn thiết kế: Trên một mặt cắt ngang không nối quá 25% diện tích tổng cộng của cốt thép chịu lực với thép tròn trơn và không quá 50% với thép có gờ .Chiều dài nối buộc theo TCVN 4453-95 và không nhỏ hơn 250mm với thép chịu kéo và 200mm với thép chịu nén.

c - Ghép ván khuôn cột

- Yêu cầu chung:

+ Đảm bảo đúng hình dáng, kích thước theo yêu cầu thiết kế.

+ Đảm bảo độ bền vững ổn định trong khi thi công .

+ Đảm bảo độ kín thít, tháo dỡ dễ dàng.

- Biện pháp: Do lắp ván khuôn sau khi đặt cốt thép nên trước khi ghép ván khuôn cần làm vệ sinh chân cột, chân vách.

+ Đổ trước một đoạn cột có chiều cao 10-15 cm để làm giá, ghép ván khuôn được chính xác.

+ Ván khuôn cột được gia công theo từng mảng theo kích thước cột .Ghép hộp 3 mặt, luồn hộp ván khuôn vào cột đã được đặt cốt thép sau đó lắp tiếp mặt còn lại.

+ Dùng gông để cố định hộp ván, khoảng cách các gông theo tính toán.

+ Điều chỉnh lại vị trí tim cột và ổn định cột bằng các thanh chống xiên có ren điều chỉnh và các dây neo.

d - Đổ bê tông cột

Việc vận chuyển và đổ bê tông tại công trường được thực hiện bằng cần trục tháp có nhược điểm là tốc độ chậm, năng suất thấp. Do đó muốn sử dụng có hiệu quả việc đổ bê tông bằng cần trục tháp phải tổ chức thật tốt, công tác chuẩn bị phải đầy đủ, không để cần trục phải chờ đợi.

Tại đầu tập kết vữa bê tông: Vữa bê tông được xe chở bê tông chở đến và đổ vào thùng chứa vữa (dung tích 0,8m3). Sử dụng ít nhất 2 thùng chứa vữa để trong khi cần trục cẩu thùng này thì nạp vữa vào cho thùng kia. Khi cần trục hạ thùng thứ nhất xuống tháo móc cẩu ra thì thùng thứ hai đã sẵn sàng có thể móc cẩu vào và cẩu được luôn, không phải chờ đợi. Phải chuẩn bị mặt bằng và công nhân để điều chỉnh hạ thùng xuống đúng vị trí, tháo lắp móc cẩu được nhanh.

Tại đầu đổ bê tông: Phải có sự nhịp nhàng và ăn khớp giữa người đổ bê tông và người lái cẩu. Đầu tiên là định vị vị trí đổ bê tông của thùng vữa đang cẩu lên, sau đó là cách đổ như thế nào, đổ một chỗ hay nhiều vị trí, đổ dầy hay mỏng, phạm vi đổ vữa bê tông. Việc này được thực hiện nhờ sự điều khiển của một người hướng dẫn cẩu.

Thùng chứa vữa bê tông có cơ chế nạp bê tông vào và đổ bê tông ra riêng biệt, điều khiển dễ dàng. Công nhân đổ bê tông đứng trên các sàn công tác thực hiện việc đổ bê tông.

Để tăng khả năng thao tác và đưa bê tông xuống gần vị trí đổ, tránh cho bê tông bị phân tầng khi rơi tự do từ độ cao hơn 3,5m xuống, có thể lắp thêm các thiết bị phụ như phễu đổ, ống vòi voi, ống vải bạt, ống cao su.

Bê tông được đổ thành từng lớp, chiều dày mỗi lớp đổ 30-40cm, đầm kỹ bằng đầm dùi sau đó mới đổ lớp bê tông tiếp theo.

Khi đổ cũng như khi đầm bê tông cần chú ý không đi lại trên cốt thép tránh làm sai lêch vị trí cốt thép.

Khi đổ bê tông xong cần làm vệ sinh sạch sẽ thùng chứa bê tông để chuẩn bị cho lần đổ sau.

Chú ý: Phải kiểm tra lại chất lượng và độ sụt của bê tông trước khi sử dụng.

e - Công tác bảo dưỡng bê tông và tháo ván khuôn.

Ván khuôn cột là loại ván khuôn không chịu lực do đó sau khi đổ bê tông được 1 ngày ta tiến hành tháo ván khuôn cột, vách.

Tháo ván khuôn cột xong mới lắp ván khuôn dầm, sàn, vì vậy khi tháo ván khuôn cột ta để lại một phần phía trên đầu cột (như trong thiết kế) để liên kết với ván khuôn dầm.

Ván khuôn được tháo theo nguyên tắc: “Cái nào lắp trước thì tháo sau, cái nào lắp sau thì tháo trước”.

Việc tách, cậy ván khuôn ra khỏi bê tông phải được thực hiện một cách cẩn thận tránh làm hỏng ván khuôn và làm sứt mẻ bê tông.

Để tháo dỡ ván khuôn được dễ dàng, người ta dùng các đòn nhổ đinh, kìm, xà beng và những thiết bị khác.

Chú ý: Cần nghiên cứu kỹ sự truyền lực trong hệ ván khuôn đã lắp để tháo dỡ được an toàn.

2 . Biện pháp thi công dầm sàn

a - Lắp dựng ván khuôn dầm, sàn

            - Lắp dựng ván khuôn dầm: Dựng cột chống, xà gồ (khoảng cách như đã tính toán trong phần thiết kế) lắp ván khuôn đáy sau đó lắp dựng ván khuôn thành. Cố định chắc chắn ván thành bằng các con bọ và thanh chống xiên. Cột chống được cố định bằng các giằng chân cột.

            - Lắp dựng ván khuôn sàn: Dựng cột chống và xà gồ vào đúng các vị trí như đã thiết kế sau đó rải ván khuôn sàn. Khi ván khuôn sàn đặt lên ván khuôn tường, nẹp đỡ dầm phải liên kết với sườn ván khuôn tường. Hoặc thay bằng dầm gỗ tựa lên hàng cột đặt song song sát tường để đỡ ván khuôn sàn (áp dụng khi ván khuôn tường cần tháo dỡ trước ván khuôn sàn)

            Ván khuôn yêu cầu phải bằng phẳng, phải kín khít tránh khe hở làm mất nước xi măng.

b - Công tác cốt thép dầm, sàn

  Trước khi đổ bê tông cần kiểm tra lại xem cốt thép đã đủ số lượng, đúng chủng loại, đúng vị trí hay chưa, vệ sinh cốt thép, tưới nước cho ẩm bề mặt ván khuôn.

c - Đổ bê tông dầm, sàn

  Đổ bê tông bằng cần trục tháp tương tự như khi thi công bê tông cột. Đầm bê tông sàn bằng đầm bàn và đầm bê tông dầm bằng đầm dùi.

Một số chú ý:

+  Đổ bê tông phải đổ từ xa về gần, lớp sau phải phủ lên lớp trước để tránh bị phân tầng.

+  Khi vận chuyển vữa bê tông cần đảm bảo đồng nhất của vữa, thời gian vận chuyển phải ngắn nhất phải nhỏ hơn thời gian ninh kết của xi măng.

Việc ngừng đổ bê tông phải đảm bảo đúng mạch ngừng thiết kế

Trước khi đổ bê tông phân khu tiếp theo cần làm vệ sinh mạch ngừng, làm nhám, tưới nước xi măng để tăng độ dính kết rồi mới đổ bê tông.

d - Công tác bảo dưỡng bê tông và tháo ván khuôn.

 Bê tông sau khi đổ phải có quy trình bảo dưỡng hợp lý, phải giữ ẩm ít nhất là 7 ngày đêm. Hai ngày đầu cứ 2 giờ đồng hồ tưới nước một lần. Lần đầu tưới sau khi đổ bê tông 4-7 giờ. Những ngày sau khoảng 3-10 giờ tưới một lần tuỳ theo nhiệt độ không khí (mùa đông tưới ít nước). Việc đi lại trên bê tông chỉ cho phép khi bê tông đạt cường độ 24kG/cm2 (mùa hè 1 ngày).

Việc tháo ván khuôn chịu lực được tiến hành khi bê tông đạt 70% cường độ thiết kế (khoảng 120 ngày với nhiệt độ 2050C).(Dầm nhịp <8m)

Tháo ván khuôn theo các nguyên tắc như đã nói ở phần tháo ván khuôn cột.

II - BIỆN PHÁP AN TOÀN LAO ĐỘNG - VỆ SINH MÔI TRƯỜNG

1. Biện pháp an toàn lao động

  1. An toàn lao động trong công tác ván khuôn đà giáo:

Dàn giáo phải có cầu thang lên xuống, lan can an toàn cao hơn 0,9 m và được liên kết chặt chẽ với nhau và liên kết với công trình .

Khi lắp ván khuôn cho từng cấu kiện phải tuân theo nguyên tắc ván khuôn phẳng trên chỉ được lắp  khi ván khuôn phần dưới đã được lắp cố định. Việc lắp ván khuôn cột, dầm được thực hiện trên các sàn thao tác có lan can bảo vệ. Khi làm việc ở trên cao thì phải có dây an toàn dàn giáo lan can vững chắc.

  1. An toàn lao động trong công tác cốt thép

Phải đeo găng tay khi cạo gỉ khi gia công cốt thép, khi hàn cốt thép phải có kính bảo vệ. Việc cắt cốt thép phải tránh gây nguy hiểm. Đặt cốt thép trên cao phải được đặt cố định chặt tránh rơi. Không đi lại trên cốt thép khi đã lắp đặt. Khi thi công thép ở những chỗ nguy hiểm công nhân cần phải được đeo dây an toàn .

c. An toàn lao động trong công tác đổ bê tông:

Khi đổ bê tông ở độ cao lớn, công nhân đầm bê tông phải được đeo dây an toàn và buộc vào điểm cố định. Công nhân đổ bê tông đứng trên sàn công tác để điều chỉnh thùng vừa đổ bê tông tránh đứng dưới thùng đề phòng đứt dây thừng. Công nhân khi làm việc phải đeo ủng, găng tay trong quá trình đổ bê tông.

  1. An toàn lao động trong sử dụng điện thi công:

            - Việc lắp đặt và sử dụng các thiết bị điện và lưới điện thi công tuân theo các điều dưới đây và theo tiêu chuẩn “An toàn điện trong xây dựng“ TCVN 4036 - 85.

            - Công nhân điện, công nhân vận hành thiết bị điện đều có tay nghề và được học tập an toàn về điện, công nhân phụ trách điện trên công trường là người có kinh nghiệm quản lý điện thi công.

            - Điện trên công trường được chia làm 2 hệ thống động lực và chiếu sáng riêng, có cầu dao tổng và các cầu dao phân nhánh.

            - Trên công trường có niêm yết sơ đồ lưới điện; công nhân điện đều nắm vững sơ đồ lưới điện. Chỉ có công nhân điện - người được trực tiếp phân công mới được sửa chữa, đấu, ngắt nguồn điện.

            - Dây tải điện động lực bằng cáp bọc cao su cách điện, dây tải điện chiếu sáng được bọc PVC. Chỗ nối cáp thực hiện theo phương pháp hàn rồi bọc cách điện, nối dây bọc PVC bằng kép hoặc xoắn đảm bảo có bọc cách điện mối nối.

            - Thực hiện nối đất, nối không cho phần vỏ kim loại của các thiết bị điện và cho dàn giáo khi lên cao.

2. Biện pháp vệ sinh môi trường

            Trên công trường thường xuyên thực hiện vệ sinh công nghiệp. Đường đi lối lại thông thoáng, nơi tập kết và bảo quản ngăn nắp gọn gàng. Đường đi vào vị trí làm việc thường xuyên được quét dọn sạch sẽ đặc biệt là vấn đề vệ sinh môi trường vì trong quá trình xây dựng công trình các khu nhà bên cạnh vẫn làm việc bình thường.

            Cổng ra vào của xe chở vật tư, vật liệu phải bố trí cầu rửa xe, hệ thống bể lắng lọc đất, bùn trước khi thải nước ra hê thống cống thành phố.

            Có thể bố trí hẳn một tổ đội chuyên lằm công tác vệ sinh, thu dọn mặt bằng thi công.

            Do đặc điểm công trình là nhà cao tầng lại nằm tiếp giáp nhiều trục đường chính và nhiều khu dân cư nên phải có biện pháp chống bụi cho toàn nhà bằng cách dựng giáo ống, bố trí lưới chống bụi  xung quanh bề mặt công trình

            Đối với khu vệ sinh công trường có thể ký hợp đồng với Công ty môi trường đô thị để đảm bảo vệ sinh chung trong công trường.  

            Trong công trình cũng luôn có kế hoạch phun tưới nước 2 đến 3 lần/ngày (có thể thay đổi tuỳ theo điều kiện thời tiết) làm ẩm mặt đường để tránh bụi lan ra khu vực xung quanh. Xung quanh công trình theo chiều cao được phủ lưới ngăn bụi để chống bụi cho người và công trình.

Tại khu lán trại, qui hoạch chỗ để quần áo, chỗ nghỉ trưa, chỗ vệ sinh công cộng sạch sẽ, đầy đủ, thực hiện đi vệ sinh đúng chỗ. Rác thải thường xuyên được dọn dẹp, không để bùn lầy, nước đọng nơi đường đi lối lại, gạch vỡ ngổn ngang và đồ đạc bừa bãi trong văn phòng. Vỏ bao, dụng cụ hỏng... đưa về đúng nơi qui định.

            Hệ thống thoát nước thi công trên công trường được thoát theo đường ống thoát nước chung qua lưới chắn rác vào các ga sau đó dẫn nối vào đường ống thoát nước bẩn của thành phố. Cuối ca, cuối ngày yêu cầu công nhân dọn dẹp vị trí làm việc, lau chùi, rửa dụng cụ làm việc và bảo quản vật tư, máy móc. Không dùng xe máy gây tiếng ồn hoặc xả khói làm ô nhiễm môi trường. Xe máy chở vật liệu ra vào công trình theo giờ quy định, đi đúng tuyến, thùng xe có phủ bạt dứa chống bụi, không dùng xe máy có tiếng ồn lớn làm việc trong giờ hành chính.

            Cuối tuần làm tổng vệ sinh toàn công trường. Đường chung lân cận công trường được tưới nước thường xuyên đảm bảo sạch sẽ và chống bụi.



  • Tiêu chí duyệt nhận xét
    • Tối thiểu 30 từ, viết bằng tiếng Việt chuẩn, có dấu.
    • Nội dung là duy nhất và do chính người gửi nhận xét viết.
    • Hữu ích đối với người đọc: nêu rõ điểm tốt/chưa tốt của đồ án, tài liệu
    • Không mang tính quảng cáo, kêu gọi tải đồ án một cách không cần thiết.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

doantotnghiep.vn@gmail.com

Gửi thắc mắc yêu cầu qua mail

094.640.2200

Hotline hỗ trợ thanh toán 24/24
Hỏi đáp, hướng dẫn