ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Thiết kế xây dựng công trình: Nhà khách Quân Đội trên đường Nguyễn Tất Thành tại thành phố Đồng Hới

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Thiết kế xây dựng công trình: Nhà khách Quân Đội  trên đường Nguyễn Tất Thành tại thành phố Đồng Hới
MÃ TÀI LIỆU 301400500014
NGUỒN huongdandoan.com
MÔ TẢ 100 MB Bao gồm tất cả file..., thiết kế CAD, file excel tính toán........ , file thuyết minh, hình ảnh...Ngoài ra còn cung cấp thêm nhiều tài liệu liên quan tham khảo của đồ án này....
GIÁ 989,000 VNĐ
ĐÁNH GIÁ 4.9 12/12/2024
9 10 5 18590 17500
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Thiết kế xây dựng công trình: Nhà khách Quân Đội trên đường Nguyễn Tất Thành tại thành phố Đồng Hới Reviewed by admin@doantotnghiep.vn on . Very good! Very good! Rating: 5

ĐỒ ÁN THIẾT KẾ XÂY DỰNG, ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ XÂY DỰNG

LỜI NÓI ĐẦU

            Đồ án tốt nghiệp là một nội dung quan trọng, giúp cho mỗi sinh viên hệ thống lại tất cả những kiến thức đã được học tập ở nhà trường sau 5 năm học. Đồng thời thông qua Đồ án tốt nghiệp, bản thân sinh viên bổ túc thêm những kiến thức cần thiết nhằm đáp ứng những yêu cầu, nhiệm vụ trong thực tế lao động sản xuất sau khi tốt nghiệp ra trường.                 

Dưới sự hướng dẫn tận tình, trách nhiệm của các Thầy Cô giáo trong cùng với sự nỗ lực của bản thân, đến nay Đồ án tốt nghiệp ” Thiết kế xây dựng công trình: Nhà khách Quân Đội  trên đường Nguyễn Tất Thành tại thành phố Đồng Hới” đã cơ bản hoàn thành, với nhiệm vụ thiết kế được giao:

  • Phần I: Kiến trúc 10%; Thiết kế mặt tổng mặt bằng, thiết kế các mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt, các chi tiết cấu tạo chính của công trình do TS. Lê Khánh Toàn hướng dẫn
  • Phần II:Kết cấu 30%; Tính toán các bộ phận chịu lực chính điển hình của công trình do TS. Trần Quang Hưng hướng dẫn.
  • Phần III:Thi công 60%; Thiết kế biện pháp kỹ thuật xây lắp công trình và tổ chức thi công công trình do TS. Lê Khánh Toàn hướng dẫn .
  • ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Thiết kế xây dựng công trình: Nhà khách Quân Đội  trên đường Nguyễn Tất Thành tại thành phố Đồng Hới

Hoàn thành đồ án tốt nghiệp thực sự là lần thử thách đầu tiên với công việc tính toán phức tạp, gặp nhiều khó khăn bởi kiến thức còn hạn hẹp, chưa có nhiều kinh nghiệm nên khi thực hiện đồ án sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong sự chỉ bảo của các Thầy, Cô giáo để em có những kiến thức hoàn thiện hơn sau này. Em xin chân thành cám ơn tất cả các Thầy cô giáo đã cho em những kiến thức vô cùng quí giá, làm hành trang cho em bước vào đời.



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN

KHOA XÂY DỰNG

 

 

PHẦN I

KIẾN TRÚC

(10%)

ĐỀ TÀI:              NHÀ KHÁCH QUÂN ĐỘI

09 NGUYỄN TẤT THÀNH - ĐỒNG HỚI - QUẢNG BÌNH

        

Nhiệm vụ :

                           1. Thiết kế mặt bằng tổng thể.

                           2. Thiết kế mặt bằng các tầng.

                           3. Thiết kế mặt đứng.

                           4. Thiết kế hai mặt cắt ngang và các chi tiết.

1.1.  Sự cần thiết phải đầu tư công trình

- Thành phố Đồng  Hới là một trong những thành phố du lịch, công nghiệp đang phát triển mạnh mẽ.

        Để bắt kịp đà phát triển với các thành phố lớn trong cả nước  thì việc đầu tư vào các khu Công nghiệp, khu chế xuất, mạng lưới cơ sở hạ tầng là một trong những mục tiêu chiến lược để phát triển kinh tế cho thành phố. Với sự phát triển của ngành du lịch trong cả nước, thì thành phố Đồng  Hới đã trở thành điềm đến của khách du lịch. Bởi vì: Phía đông Đồng Hới tiếp xúc với biển, với nhiều bãi biển dài và đẹp như : bãi biển Nhật lê, các bãi biển ở khu resort Sun Spa, dòng sông Nhât Lệ thơ mộng gắn liền với huyền thoại hào hùng Mẹ Suốt,. Phía tây Đồng Hới các địa điễm nổi tiếng như du lịch di sản thiên nhiên thế giới vườn quôc gia  Phong Nha Kẻ Bàng.  Nên nhu cầu ăn ở của khách du lịch là rất lớn. Mặt khác công trình được xây dựng ở vùng trung tâm thành phố trên Đường Nguyễn Tất Thành thuộc phường Nam Lý, gần với trung tâm hành chính, các trụ sở ban ngành của tỉnh Quảng Bình như UBND tỉnh, CA nhân dân... Ngoài việc không chỉ đáp ứng nhu cầu của khách du lịch mà còn đáp ứng nhu câu ăn ở, nghỉ ngơi của các cán bộ, công nhân viên chức trong các chuyến công tác. Do đó việc xây dựng công trình nhà khách của thành phố là cần thiết và cấp bách. Từ đây nhà khách Quân Đội được ra đời. Sự ra đời của công trình làm phong phú đa dạng hệ thống khách sạn, nhà khách, góp phần vào sự tráng lệ của thành phố. Công trình cao 8 tầng, trong đó có 1 tầng tum và 7 tầng phục vụ ăn ở, giải trí.

1.2. Vị trí, điều kiện tự nhiên và hiện trạng khu đất xây dựng

1.2.1.  Vị trí xây dựng công trình

         - Công trình xây dựng phường Nam lý:

         -  Hướng Bắc : giáp đường khu nhà ở

         -  Hướng Nam   : Đường Lê Độ

         - Hướng Tây  : nhà ở gia đình

         - Hướng Đông : giáp đường Nguyễn Tất Thành.

1.2.2.  Điều kiện tự nhiên

a.   Nhiệt độ:

      - Thành phố Đồng Hới nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa mưa khô rõ rệt

            - Nhiệt độ trung bình hàng năm             : 24-250C;

            - Tháng có nhiệt độ cao nhất                  : tháng 6,7,8;

            - Tháng có nhiệt độ thấp nhất                : tháng 12.

        b.  Mùa mưa: từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau:

    - Lượng mưa trung bình hàng năm         : 2000 mm;

- Lượng mưa cao nhất trong năm                       : 2300 mm;

    - Lượng mưa thấp nhất trong năm         : 1400 mm;  

    - Mưa tâp trung vào các tháng               : 9,10,11.

c. Gió:  Theo TCVN  Đông Hới thuộc khu vực IIIB, có hai mùa gió chính:

    - Mùa hè từ tháng 4 đến tháng 8, chủ yếu là gió Tây nam.

    - Mùa đông: từ tháng  đến tháng , chủ yếu là gió lạnh Đông Bắc.

    Tốc độ và hướng gió khu vực Thành phố Đồng Hới thống kê trung bình tháng theo bảng sau:

Tháng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Năm

Tốc độ gió TB

3.4

3.4

3.4

3.3

3.4

3.0

3.0

3.0

3.3

3.6

3.5

3.2

3.3

Hướng gió mạnh nhất

ĐB

ĐB

ĐB

ĐN TTN

TN

TN

TN

TN

TN

ĐB

BTB

ĐB

ĐB

ĐB

Tốc độ gió mạnh nhất

19

18

18

18

18

20

25

25

28

40

40

28

40

         - Tốc độ gió bình thường : 3- 4 m/sec

- Tốc độ gió khẩn cấp tối đa khi có bão : 40.0m/sec

         d. Bão và lũ: thường xảy ra từ tháng 9 đến tháng 11 với sức gió từ 12 đến 85   km/h, trung bình mỗi năm có 0,5 cơn

         e. Độ ẩm: độ ẩm trung bình hàng năm: 75 - 80%

         f. Nắng: tổng số giờ nắng trong năm: 2400 giờ.

1.2.3. Địa chất

Kết quả thăm dò và xử lý địa chất dưới công trình được trình bày trong bảng dưới đây:

  • Cát hạt vừa dày 4.4m.
  • Sét dày 3.2 m
  • Cát hạt vừa dày ∞

Mực nước ngầm: ở độ sâu -3,5m so với cốt thiên nhiên

1.3 Quy mô công trinh

            Công trình thuộc loại công trình vừa  ở thành phố Đông Hới, gồm 7 tầng sử dụng và tầng mái dùng làm phòng kỹ thuật. đặt bồn nước. Công trình có tổng chiều cao là 31.35m kể từ mặt đất tự nhiên (cốt ±0,00 cách mặt đất -0,450m).

  • Chiều cao tầng 1 là 5.7m
  • Chiều cao các tầng 2,3,4,5,6,7 và tầng mái là 3,6m
  • Diện tích xây dựng 1355 m2

Cấp công trình: Công trình lát đá Granite, đá Ceramic nhân tạo và có tuổi thọ trên 70 năm nên cấp công trình là cấp II.

1.4. Các giải pháp thiết kế kiến trúc

1.4.1. Giải pháp thiết kế tổng mặt bằng

 Việc bố trí tổng mặt bằng công trình chủ yếu phụ thuộc vào vị trí công trình, các đường giao thông chính và diện tích khu đất. Mặt bằng của công trình là 1 đơn nguyên liền khối, nhìn thẳng ra đường Nguyễn Tất Thành

Hình thức mặt bằng tương đối đơn giản, không gian bên trong được ngăn chia bởi các tường gạch, các căn hộ độc lập với nhau và liên hệ với nhau bằng hành lang chung. Bố cục và khoảng cách kiến trúc đảm bảo các yêu cầu về phòng chống cháy, chiếu sáng, thông gió, chống ồn, khoảng cách ly vệ sinh.          

Toàn bộ mặt trước công trình trồng cây và để thoáng, khách có thể tiếp cận đễ dàng với công trình.

Giao thông nội bộ bên trong công trình thông với các đường giao thông công cộng, đảm bảo lưu thông bên ngoài công trình. Đường giao thông ra vào công trình gồm hai đường, đường chính vào thẳng sảnh đón và đường phụ đê phục vụ cho việc vâb chuyển rác thực phẫm và các công việc khác.

1.4.2. Giải pháp thiết kế mặt bằng các tầng

Mặt bằng tầng 1: bố trí làm sảnh đón, phòng ăn, phòng tiệc nhỏ, kho, bếp, khu cafe- bar, sảnh giải lao.

  Mặt bằng tầng 2,3,4,5,6: bố trí phòng ngủ

Mặt bằng tầng 7: bố trí phòng họp và hội trường

  Phần mái của toà nhà là dàn mái lợp tôn và mái tum. Tum thang này bao gồm cả phòng kỹ thuật thang máy, nơi đặt bồn nước mái và các hệ thống kỹ thuật khác.

a. Mặt bằng tầng 1:Diện tích 1211.36m2, gồm các phòng có diện tích:

  • Nhà hàng và sảnh: 779.2 m2
  • Bếp: 122.4m2
  • Khu cafe – bar: 64m2
  • Phòng WC: 20m2

Tầng 1 Nhà hàng chiếm diện tích khá lớn nhằm phục vụ cho việc ăn uống cho khách, các phòng ở cho chủ nhà, cho nhân viên và bếp phục vu cho nhà hàng. Thang máy được bố trí đối diện với của vào và kề bên là cầu thang bộ. Bên ngoài có bố trí bồn hoa rộng, vị trí trồng cây xanh tạo mỹ quan cho công trình.

b. Mặt bằng tầng 2 đến tầng 6: Gồm các phòng ngủ

  • Phòng ngủ  đặc biệt (1 phòng): 69.2m2
  • Phòng ngủ 1(5 phòng): 160m2
  • Phòng ngủ 3(7phòng): 224m2
  • Phòng WC sảnh tầng (1 phòng): 20m2
  • Ngoài ra còn bố trí các hộp kỷ thuật

Đây là khu nơi để phục vụ cho việc ăn ở nên cần quan tâm đến việc bố trí các phòng sao cho phù hợp với sơ đồ công năng, tạo cảm giác thoải mái cho người ở . Đặc biệt chú ý đến việc thông gió, chiếu sáng cho các phòng.

            c . Mặt bằng tầng 7: gồm các phòng  sau:

  • Hội trường : 440m2
  • Phòng họp : 64m2
  • Phòng thể dục :151.2 m2
  • Ngoài ra còn có sảnh tầng,WC

Đây là tầng chủ yếu phuc vụ cho phòng hội nghị, nên sảnh tầng phải lớn và dễ liên hệ với các cầu thang nhằm đề phòng khi có sự cố, vì đây là nơi tập trung nhiều người.

e. Mặt bằng tầng áp mái

Phòng giặt ủi, nơi đặt bồn nước mái cứu hỏa và hệ mái tôn cách nhiệt cho phòng hội nghị. Sân phơi được tạo dốc 2% và có mương thu nước. Cần chú ý các biện pháp chống thấm, thoát nước mưa .

1.4.3. Giải pháp thiết kế mặt đứng

            Toàn bộ công trình cao 7 tầng, được xử lí đặt trên một khối đế tạo cảm giác vững chắc. Ngôn ngữ mặt đứng đơn giản, chắt lọc với những mảng kính lớn kết hợp với các phân vị bê tông hợp lý như muốn phô diễn cấu trúc chính của tòa nhà. Về đêm, kết hợp với hệ thống chiếu sáng của công trình tôn thêm vẻ đẹp của công trình trong khu vực.

1.4.4. Giải pháp thiết kế mặt cắt

            Nhằm thể hiện nội dung bên trong công trình, kích thước cấu kiện cơ bản, công năng của các phòng.

            Dựa vào đặc điểm sử dụng và các điều kiện vệ sinh ánh sáng, thông hơi thoáng gió cho các phòng chức năng ta chọn chiều cao các tầng như sau:

            Tầng 1 cao 5.7 m.

            Tầng 2-7 cao 3,6 m

            Tầng mái cao 3,6 m

1.4.5. Giải pháp kết cấu

            Ngày nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam việc sử dụng kết cấu bêtông cốt thép trong xây dựng trở nên rất phổ biến. Đặc biệt trong xây dựng nhà cao tầng, bêtông cốt thép được sử dụng rộng rãi do có những ưu điếm sau:

+ Giá thành của kết cấu bêtông cốt thép thường rẻ hơn kết cấu thép đối với những công trình có nhịp vừa và nhỏ chịu tải như nhau.

            + Bền lâu, ít tốn tiền bảo dưỡng, cường độ ít nhiều tăng theo thời gian. Có khả năng chịu lửa tốt.

            + Dễ dàng tạo được hình dáng theo yêu cầu của kiến trúc.

            Vì vậy công trình được xây bằng bêtông cốt thép.

            Hệ kết cấu chính đư­ợc sử dụng cho công trình này là hệ khung - vách. Vách là hệ lõi thang máy đư­ợc bố trí ở chính giữa công trình suốt dọc chiều cao công trình chịu tải trọng ngang rất lớn. Hệ thống cột và sàn tạo thành các khung tương đương cùng chịu tải trọng thẳng đứng trong diện chịu tải của nó. Hai hệ thống chịu lực này bổ sung và tăng cư­ờng cho nhau tạo thành một hệ chịu lực kiên cố. Hệ sàn tạo thành một vách cứng ngang liên kết các kết cấu với nhau và truyền tải trọng ngang về hệ lõi. Sơ đồ tính toán đúng nhất cho hệ kết cấu của công trình này là sơ đồ không gian.

1.4.6. Giao thông nội bộ công trình

Hệ thống giao thông theo phương đứng được bố trí với 2 thang máy cho đi lại, 2 cầu thang bộ kích thước vế thang lần lượt là 1,3m

         Hệ thống giao thông theo phương ngang với các hành lang được bố trí phù hợp với yêu cầu đi lại.

1.4.7. Các giải pháp thiết kế kỹ thuật khác

a.Hệ thống chiếu sáng

Tận dụng tối đa chiếu sáng tự nhiên, hệ thống cửa sổ các mặt đều được lắp kính. Ngoài ra ánh sáng nhân tạo cũng được bố trí sao cho phủ hết những điểm cần chiếu sáng.

b. Hệ thống thông gió

Tận dụng tối đa thông gió tự nhiên qua hệ thống cửa sổ. Ngoài ra sử dụng hệ thống điều hoà không khí được xử lý và làm lạnh theo hệ thống đường ống chạy theo các hộp kỹ thuật theo phương đứng, và chạy trong trần theo phương ngang phân bố đến các vị trí tiêu thụ.

c. Hệ thống điện

Tuyến điện trung thế 15KV qua ống dẫn đặt ngầm dưới đất đi vào trạm biến thế của công trình. Ngoài ra còn có điện dự phòng cho công trình gồm hai máy phát điện đặt tại tầng hầm của công trình. Khi nguồn điện chính của công trình bị mất thì máy phát điện sẽ cung cấp điện cho các trường hợp sau:

- Các hệ thống phòng cháy chữa cháy.

- Hệ thống chiếu sáng và bảo vệ.

- Hệ thống thang máy.

- Hệ thống máy tính và các dịch vụ quan trọng khác.

d. Hệ thống cấp thoát nước

+ Cấp nước:

            Nước từ hệ thống cấp nước của thành phố đi vào bể ngầm đặt tại tầng hầm của công trình. Sau đó được bơm lên bồn nước mái, quá trình điều khiển bơm được thực hiện hoàn toàn tự động. Nước sẽ theo các đường ống kĩ thuật chạy đến các vị trí lấy nước cần thiết.

+ Thoát nước:

Nước mưa trên mái công trình, ban công, nước thải sinh hoạt được thu vào xênô và đưa vào bể xử lý nước thải. Nước sau khi được xử lý sẽ được đưa ra hệ thống thoát nước của thành phố.

e. Hệ thống phòng cháy, chữa cháy

+ Hệ thống báo cháy:

Thiết bị phát hiện báo cháy được bố trí ở mỗi phòng và mỗi tầng, ở nơi công cộng của mỗi tầng. Mạng lưới báo cháy có gắn đồng hồ và đèn báo cháy, khi phát hiện được cháy phòng quản lý nhận được tín hiệu thì kiểm soát và khống chế hoả hoạn cho công trình.

+ Hệ thống chữa cháy:

Thiết kế tuân theo các yêu cầu phòng chống cháy nổ và các tiêu chuẩn liên quan khác (bao gồm các bộ phận ngăn cháy, lối thoát nạn, cấp nước chữa cháy). Tất cả các tầng đều đặt các bình CO2, đường ống chữa cháy tại các nút giao thông.

f. Hệ thống chống sét

Chọn sử dụng hệ thống thu sét chủ động quả cầu Dynasphere được thiết lập ở tầng mái và hệ thống dây nối đất bằng đồng được thiết kế để tối thiểu hoá nguy cơ bị sét đánh.

g. Xử lý rác thải

Rác thải chủ yếu là rác thải sạch. Sử dụng ống thu rác đặt tại các tầng  để  thu rác về tầng 1 và chuyển theo các xe chuyên dụng vào thời gian định kỳ trong ngày để đưa ra hệ thống thu gom rác của thành phố.

   h. Giải pháp hoàn thiện

- Vật liệu hoàn thiện sử dụng các loại vật liệu tốt đảm bảo chống được mưa nắng sử dụng lâu dài. Nền lát gạch Ceramic, bậc thang lát đá Granite. Tường được quét sơn chống thấm.

            - Các khu phòng vệ sinh, nền lát gạch chống trượt, tường ốp gạch men trắng cao 2m .       

- Vật liệu trang trí dùng loại cao cấp, sử dụng vật liệu đảm bảo tính kĩ thuật cao, màu sắc trang nhã trong sáng tạo cảm giác thoải mái khi nghỉ ngơi.

            - Hệ thống cửa dùng cửa kính khung nhôm.

1.5. Đánh giá các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật

1.5.1. Mật độ xây dựng

K0 là tỷ số diện tích xây dựng công trình trên diện tích lô đất (%).

            K0 = 100% = Trong đó:

SXD = 1335m2 là diện tích xây dựng công trình theo hình chiếu mặt bằng mái công trình.

                               SLD = 8000m2 là diện tích lô đất.

            Ta nhận thấy mật độ xây dựng là không vượt quá 40%. Điều này phù hợp TCXDVN 323:2004.

1.5.2 Hệ số sử dụng đất

- HSD là tỉ số của tổng diện tích sàn toàn công trình trên diện tích lô đất.

             HSD =

            Trong đó: SS = 7189m2 là tổng diện tích sàn toàn công trình không bao gồm diện tích sàn tầng mái.

            Ta nhận thấy hệ số sử dụng đất là 1.03 không vượt quá 5. Điều này cũng phù hợp với TCXDVN 323:2004.

Kết luận và kiến nghị:

            Qua đánh giá về mặt thẩm mỹ kiến trúc, khả thi về mặt kết cấu và sự phù hợp của các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật công trình, cũng như ý nghĩa về mặt kinh tế xã hội mà công trình đem lại. Cho thấy việc xây dựng công trình là hoàn toàn hợp lý và hết sức cần thiết về nhu cầu hiện tại cũng như trong tương lai

...................................................................

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN

KHOA XÂY DỰNG

 

PHẦN II

KẾT CẤU

( 30% )

 

ĐỀ TÀI:              NHÀ KHÁCH QUÂN ĐỘI

09 NGUYỄN TẤT THÀNH - ĐỒNG HỚI - QUẢNG BÌNH

 

Nhiệm vụ :

                           1. Thiết kế sàn tầng 3.

                           2. Thiết dầm phụ giữa trục C-D và E-F.

                           3. Thiết kế cầu thang trục 1-2 tầng 3 lên tầng 4.

 

CHƯƠNG I - TÍNH TOÁN SÀN TẦNG 3

1.1. Sơ đồ sàn

 

 

                                               

H1.1- Sơ  đồ sàn tầng 3

1.2. Chọn vật liệu

     -   Bêtông B25 có

          Rn = 14,5 MPa , Rbt = 1,05 MPa.

  • Thép AI có :
  • R= 225 MPa ,           RSC = 225 MPa , RSW = 175 MPa.

     Thép AII có :

          R= 280 MPa , RSC = 280 MPa , RSW = 280 MPa

1.3. Phân loại bản sàn

 Dựa vào kích thước , cấu tạo và chức năng của từng ô sàn ta chia sàn tầng 3 thành các loại ô sàn như sau :

    Dựa vào kích thước của từng ô sàn L2 , L1 để xác định loại ô sàn. Để đơn giản cho tính toán ta lấy L2 , L1 là các kích thước lấy từ trục tim các dầm đỡ sàn.

    Xét tỉ số :

         L2 / L1 < 2 : loại bản kê làm việc theo 2 phương

         L2 / L1 ≥ 2 : loại bản dầm làm việc theo 1 phương cạnh ngắn

 

Bảng 1.1: Bảng phân loại ô sàn

 

Tên

L1 (mm)

L2 (mm)

L2 / L1

loại bản sàn

S1

4000

10200

2.55

Bản dầm

S2

4000

10200

2.55

Bản dầm

S3

4000

8000

2

Bản dầm

S4

4000

4000

1

Bản kê

S4A

4000

4000

1

Bản kê

S5

2200

8000

3.64

Bản dầm

S6

4000

5000

1.25

Bản kê

S7

900

1100

1.22

Bản kê

S8

3300

4000

1.21

Bản kê

S9

4000

8000

2

Bản dầm

S10

4000

5500

1.38

Bản kê

S11

1300

2200

1.69

Bản kê

S12

1300

4000

3.08

Bản dầm

S13

1300

8000

6.15

Bản dầm

S14

2200

4000

1.82

Bản kê

S15

2200

4000

1.82

Bản kê

S15A

2200

4000

1.82

Bản kê

 

 

1.4. Lựa chọn chiều dày bản sàn

Sơ bộ lựa chọn chiều dày sàn theo công thức:

 với h b ³ h min = 6cm

                    Trong đó :

                hb :  chiều dày bản sàn

                 m  :   hệ số phụ thuộc vào loại bản

                           Bản dầm :         m = (30 ÷ 35) chọn m = 35

                           Bản kê :            m = (40 ÷ 45) chọn m = 45

                           Bản công son : m = (10 ÷ 18) chọn m = 15

D : Hệ số phụ thuộc vào tải trọng . D = (0,8 ÷ 1,4) chọn D = 1

 L1 : Chiều dài cạnh ngắn của ô bản

hmin : chiều dày tối thiểu của bản sàn : TCXDVN 356 : 2005

           hmin = 50mm : đối với sàn nhà ở và công trình công cộng

           hmin = 40mm : đối với sàn mái

           hmin = 60mm : đối với sàn giữa các tầng nhà sản xuất

   lấy hmin = 60mm

Bảng 1.2: tính chiều dày các ô sàn

 

Tên

loại bản sàn

L1 (mm)

m

D

Chiều dày tính toán (mm)

S1

Bản dầm

4000

35

1

114.29

S2

Bản dầm

4000

35

1

114.29

S3

Bản dầm

4000

35

1

114.29

S4

Bản kê

4000

45

1

88.89

S4A

Bản kê

4000

45

1

88.89

S5

Bản dầm

2200

45

1

62.86

S6

Bản kê

4000

35

1

88.89

S7

Bản kê

900

45

1

20.00

S8

Bản kê

3300

45

1

77.78

S9

Bản dầm

4000

45

1

114.29

S10

Bản kê

4000

35

1

88.89

S11

Bản kê

1300

35

1

28.89

S12

Bản dầm

1300

45

1

31.43

S13

Bản dầm

1300

45

1

31.43

S14

Bản kê

2200

35

1

48.89

S15

Bản kê

2200

35

1

48.89

S15A

Bản kê

2200

35

1

48.89

             
 

 

Chọn hb= 12 cm cho tất cả các ô sàn .

1.5. Xác định tải trọng tác dụng lên sàn

Tải trọng tác dụng lên sàn bao gồm tĩnh tải và hoạt tải và được xác định như sau:

1.5.1. Tĩnh

....................................................

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN

KHOA XÂY DỰNG

 

PHẦN III

THI CÔNG

( 60% )

 

 

 

Nhiệm vụ :

                           1. Thiết kế biện pháp thi công phần ngầm.

            2. Thiết kế biện pháp thi công ván khuôn phần thân.

                           3. Thiết kế tô chức thi công tổng tiến độ công trình.

                           4. Lập kế hoạch cung ứng vật lieu cho thi công.

                           5. Thiết kế tổ chức tổng mặt bằng thi công.

                           6. Giải pháp an toàn  và vê sinh lao động.

                                             

CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU SƠ LƯƠC VỀ CÔNG TRÌNH VÀ ĐẶC ĐIỂM THI CÔNG

1.1 Giới thiệu chung về đặc điễm công trình

1.1.1  Địa điểm xây dựng công trình

- Tên công trình   : Nhà khách Quân đội.

- Chủ đầu tư          : Công ty cổ phần phát triển đô thị Từ Liêm.

- Địa điểm xây dựng: 09 Nguyễn Tất Thành- Đồng Hới – Quảng Bình.

1.1.2. Quy mô xây dựng công trình, sơ bộ về kiến trúc, kết cấu

- Công trình “Nhà khách quân đội” cao 8 tầng (kể cả tầng tum), Hình dáng cân đối và có tính liên tục. Chiều cao tính từ mặt đất tự nhiên là 30.9 m. Kích thước công trình: tầng trệt  là 28m x 48,4m, các tầng trên là 24m x 37.6m.

- Giao thông theo phương nằm ngang theo kiểu hành lang giữa, trong đó các căn hộ được bố trí ở hai bên hành lang, rất gần với các cầu thang máy và 2 cầu thang bộ.

- Hệ kết cấu chính của công trình là khung bê tông cốt thép đổ toàn khối, kết hợp với hệ lõi thang máy và các vách ở hai đầu nhà cùng tham gia chịu lực.

- Giải pháp móng công trình được chọn là móng cọc ép kích thước 300x300

- Nền đất công trình gồm các lớp đất có tính chất cơ lý khác nhau và lớp đặt cọc là lớp cát trung (xem trụ địa chất ở phần thuyết minh kết cấu).

-  Mùa thi công : giả thiết là thi công vào mùa khô. Hai hướng gió chủ đạo là Tây Nam vào mùa hè và Đông Bắc vào mùa Đông.

1.1.3. Địa chất công trình

Mực nước ngầm cách mặt đất tự nhiên bình quân là 3,5 m. Khu đất dự kiến xây dựng có địa hình bằng phẳng, không có hiện trạng xây dựng. Xung quanh có các khu  dân cư đang ở nên khi thi công phải có biện pháp an toàn không gây ô nhiễm môi trường.Theo khảo sát các lớp địa tầng bên dưới nền công trình bao gồm:

  • Cát hạt vừa dày 4.4m.
  • Sét dày 3.2 m
  • Cát hạt vừa dày ∞
  • Mực nước ngầm: ở độ sâu -3,5m so với cốt thiên nhiên.

1.1.4. Đặc điễm thi công công trình

Qua khảo sát việc xây dựng công trình tại đây có những điệu kiện cụ thể như sau:

a. Nguồn nước thi công

Công trình nằm ngay trung tâm thành phố, thuộc khu qui hoạch thành phố nên có mạng lưới đường ống cấp nước khá tốt dẫn đến công trình đáp ứng đủ cho công trình.

b. Nguồn điện thi công

Sử dụng điện của mạng lưới thành phố ,ngoài ra còn dự phòng một máy phát điện để đảm bảo luôn có điện tại công trường trong trường hợp mạng lưới điện của thành phố gặp sự cố.

c. Tình hình cung cấp vật tư

Thành phố Đồng Hới có nguồn cung ứng vật tư (thép, bê tông, cát, gạch, đá sỏi  ) phong phú, máy móc thiết bị phương tiện thi công (cần cẩu, ô tô vận chuyển, máy đào, cốp pha, giàn giáo) có thể huy động, dễ dàng, nhanh chóng. Vận chuyển đến công trường bằng ô tô.

d. Máy móc phục vụ thi công

        Công  trình có khối lượng thi công lớn , do đó để đạt hiệu quả cao phải kết hợp thi công cơ giới với thủ công.

   +Phương tiện phục vụ thi công gồm có :

            - Máy ép cọc : phục vụ cho thi công ép cọc , máy đào đất , xe vận chuyển đất         để phục vụ công tác đào hố móng.

           - Cần trục tự hành,cần trục tháp : phục vụ công tác thi công ép cọc ,cẩu lắp ,vận chuyển cấu kiện.

           - Xe vận chuyển bê tông , và xe bơm bê tông …

          -  Máy đầm bê tông , máy trộn vữa , máy cắt ,uốn thép.

          -  Các hệ giàn giáo ,cốp pha ,cột chống  và trang thiết bị kết hợp.

e.  Nguồn nhân công xây dựng

- Nguồn công nhân chủ yếu là công nhân ở địa phương và các vùng ngoại thành sáng đi chiều về, do đó lán trại được xây dựng chủ yếu nhằm phục vụ cho công nhân,cán bộ nghỉ ngơi vào buổi trưa.

f.  Hệ thống giao thông

Công trình có 2 mặt giáp đường lớn nên các phương tiện thi công, máy móc thiết bị có thể tiếp cận địa điểm thi công dễ dàng. Rất thuận tiện cho việc cung cấp nguyên vật liệu và bốc xúc vận chuyển phế thải khỏi công trường.

  1. Đề  xuất phương hướng thi công tổng quát

- Nhằm nâng cao mức độ cơ giới hóa, các công việc có khối lượng lớn và có điều kiện về mặt bằng như đào đất móng, đổ bê tông¼ta sử dụng máy móc để thi công, các công việc khác thực hiện bởi các tổ đội thi công chuyên nghiệp.

1.2.1. Thi công phần ngầm

a) Công tác thi công cọc

-     Hiện nay có nhiều giải pháp để thi công cọc : cọc ép, đóng, khoan nhồi¼Việc lựa chọn giải pháp còn phụ thuộc vào đặc điểm địa chất, tính chất cơ lý của nền đất, mặt bằng công trường, tương quan vị trí với công trình xung quanh. Ngoài ra còn phụ thuộc chiều sâu hạ cọc, và thiết bị đưa vào thi công.

-     Do công trình nằm trong thành phố, xung quanh có khu dân cư cho nên ta chọn phương án thi công cọc bằng phương pháp tĩnh (ép cọc). Phương pháp này thi công không gây chấn động, tính kiểm tra cao, chất lượng của từng đoạn ép được thử dưới lực ép. Xác định được sức chịu tải của cọc qua lực ép cuối cùng. Năng suất cao. Vì vậy phương pháp thi công hợp lí nhất là ép cọc.

-     Công nghệ thi công ép cọc có 2 phương pháp sau :

* Phương pháp 1: Tiến hành đào hố móng đến cao trình đỉnh cọc, sau đó đưa

máy móc, thiết bị đến và tiến hành ép cọc đến độ sâu thiết kế.

-     Ưu điểm của phương pháp này là :

+ Đào hố móng thuận lợi, không bị cản trở bởi các đầu cọc

+ Không phải đóng cọc âm.

-     Nhược điểm :

+ Ở những nơi có mực nước ngầm cao thì việc đào hố móng trước rồi mới thi công ép cọc khó mà thực hiện được.

+ Khi đang thi công ép cọc gặp trời mưa nhất thiết phải có biện pháp bơm hút nước ra khỏi hố móng.

+ Việc di chuyển máy móc,thiết bị thi công ép cọc gặp nhiều khó khăn.

+ Với mặt bằng thi công không rộng rãi, xung quanh đang tồn tại các công trình cũ thì việc thi công theo phương án này gặp nhiều khó khăn, đôi khi không thực hiện được.

* Phương pháp 2: Tiến hành san mặt bằng cho phẳng để tiện cho việc di chuyển máy ép và vận chuyển cọc theo yêu cầu thiết kế. Như vậy,để đạt được cao trình đỉnh cọc thiết kếcần phải ép âm. Ta phải chuẩn bị các đoạn cọc dẫn bằng thép hoặc bằng bê tông cốt thép để cọc ép được đến chiều sâu thiết kế. Sau khi ép cọc xong, tiến hành đào đất hố móng để thi công phần đài cọc và hệ giằng đài cọc.

-     Ưu điểm của phương pháp này là :

+ Việc di chuyển thiết bị ép cọc và công tác vận chuyển cọc thuận lợi, kể cả khi gặp trời mưa.

+ Không bị phụ thuộc vào mạch nước ngầm.

+ Tiến độ thi công nhanh.

-     Nhược điểm :

+ Phải dựng thêm các đoạn cọc dẫn để ép âm, có nhiều khó khăn khi ép đoạn cọc cuối cùng xuống chiều sâu thiết kế.

+ Công tác đào đất hố móng gặp nhiều khó khăn, phải đào bằng thủ công, khó cơ giới hoá hoàn toàn.

 

b) Thi công đào đất

-     Sau khi ép cọc mới triển khai đào hố móng cho công trình. Khi đào hố móng ta dùng biện pháp đào kết hợp bằng máy với đào thủ công.

-     Phần trên, từ cao trình mặt đất tự nhiên đến cao trình cách đỉnh cọc 0.1m  ta tiến hành đào bằng máy, sau đó tiến hành đào và sửa hố móng bằng thủ công.

-     Đất đào lên một phần sẽ được đổ đống ra xung quanh nhưng không làm ảnh hưởng tới những công tác thi công tiếp theo, khối lượng đất này sẽ được dùng lấp đất nền móng và tôn nền sau này, phần đất thừa sẽ được vận chuyển đi nơi khác bằng ô tô.

c) Thi công bê tông móng

-     Cốp pha thi công móng và thi công phần thân sau này sử dụng cốp pha thép định hình của Hòa phát, các vị trí không đủ kích thước bố trí thì dùng gỗ.

       -    Giai đoạn 1 : thi công bê tông đài móng đến cao trình đỉnh đài, sau đó lấp đất hố móng.

-     Giai đoạn 2 : thi công bê tông cổ móng, giằng móng và bê tông nền tầng

Kết luận: Như vậy, phương án thi công phần ngầm tiến hành : thi công ép cọc - thi công đào đất móng - thi công bê tông đài móng + xây gạch thành giằng móng, lấp cát tôn nền - thi công bê tông giằng móng, cổ móng và bê tông nền tầng hầm.

1.2.2.  Thi công phần thân

-     Công tác bê tông :

+ Do khối lượng thi công tương đối lớn đồng thời đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và cơ giới hóa thi công, ta chọn phương án thi công bằng bê tông thương phẩm, đổ bằng máy bơm tự hành; các tầng trên cao đổ bằng cần trục tháp.

+ Bê tông cột đổ đến cao trình đáy dầm chính, bê tông dầm sàn và thang máy đổ toàn khối. Riêng bê tông cầu thang bộ đổ bằng thủ công, trộn bằng máy trộn tại công trường.

           + Công tác xây tường : các tổ thợ chuyên nghiệp được bố trí thi công trên các phân đoạn, theo yêu cầu đảm bảo an toàn và giãn cách.

Kết luận : Đối với thi công phần thân, trình tự thi công : thi công bê tông cột, thang máy - thi công bê tông dầm sàn - xây tường - thi công bê tông cầu thang.

1.2.3.  Thi công hoàn thiện

-     Công tác hoàn thiện bao gồm nhiều công việc khác nhau : lát gạch, trát

tường, lắp cửa, sơn¼có thể bố trí xen kẽ các công việc để điều hòa nhân lực trên công trường, hay giảm thời gian thi công.

CHƯƠNG II

THIẾT KẾ BIỆN PHÁP THI CÔNG PHẦN NGẦM

2.1.  Số liệu về móng

  1. Theo hồ sơ thiết kế

2.1.1. Vật liệu

- Vật liệu làm cọc : Bêtông B25

- Vật liệu làm đài : Bêtông B25

- Cọc có tiết diện 300x300, chiều dài 8m, sức chịu tải của cọc theo vật liệu :         

            PVL =1530 KN

- Sức chịu tải của cọc tính theo đất nền Pcđn = 400 (KN)

2.1.2.  Số lượng cọc và kích thước đài móng

.........................................

Trong đó:

         + Ntt: Lưu lượng nước tính toán lớn nhất của đoạn ống chính (m3/s);

         + Vận tốc nước trung bình trong ống chính lấy bằng 1,5 m/s;

     Ống chính và ống nhánh được sử dụng là loại ống nhựa, đường kính ống nhánh chọn theo cấu tạo d = 8 cm;

     Nguồn nước cung cấp phụ vụ cho thi công trên công trường được lấy từ mạng lưới cung cấp nước sạch của Thành phố Đồng Hới.

                                              CHƯƠNG 7 -  AN TOÀN LAO ĐỘNG

Khi thi công nhà cao tầng việc cần quan tâm hàng đầu là biện pháp an toàn lao động. Công trình phải là nơi quản lý chặt chẽ về số người ra vào trong công trình .Tất cả các công nhân đều phải được học nội quy về an toàn lao động trước khi thi công công trình.   

7.1.  An toàn lao động trong thi công đào đất

+ Khi đào đất hố móng có rất nhiều sự cố xảy ra, vì vậy cần phải chú ý để có những biện pháp phòng ngừa, hoặc khi đã xảy ra sự cố cần nhanh chóng khắc phục để đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật và để kịp tiến độ thi công.

+ Đang đào đất, gặp trời mưa làm cho đất bị sụt lở xuống đáy móng. Khi tạnh mưa nhanh chóng lấy hết chỗ đất sập xuống, lúc vét đất sập lở cần chữa lại 20cm đáy hố đào so với cốt thiết kế. Khi bóc bỏ lớp đất chữa lại này (bằng thủ công) đến đâu phải tiến hành làm lớp lót móng bằng bê tông gạch vỡ ngay đến đó.

+ Có thể đóng ngay các lớp ván và chống thành vách sau khi dọn xong đất sập lở xuống móng.

+ Cần có biện pháp tiêu nước bề mặt để khi gặp mưa nước không chảy từ mặt xuống đáy hố đào. Cần làm rãnh ở mép hố đào để thu nước, phải có rãnh, con trạch quanh hố móng để tránh nước trên bề mặt chảy xuống hố đào.

+ Khi đào gặp đá "mồ côi nằm chìm" hoặc khối rắn nằm không hết đáy móng thì phải phá bỏ để thay vào bằng lớp cát pha đá dăm rồi đầm kỹ lại để cho nền chịu tải đều.

+ Trong hố móng gặp túi bùn: Phải vét sạch lấy hết phần bùn này trong phạm vi móng. Phần bùn ngoài móng phải có tường chắn không cho lưu thông giữa 2 phần bùn trong và ngoài phạm vi móng. Thay vào vị trí của túi bùn đã lấy đi cần đổ cát, đất trộn đá dăm, hoặc các loại đất có gia cố do cơ quan thiết kế chỉ định.

+ Gặp mạch ngầm có cát chảy: cần làm giếng lọc để hút nước ngoài phạm vi hố móng, khi hố móng khô, nhanh chóng bít dòng nước có cát chảy bằng bê tông đủ để nước và cát không đùn ra được. Khẩn trương thi công phần móng ở khu vực cần thiết để tránh khó khăn.

+ Đào phải vật ngầm như đường ống cấp thoát nước, dây cáp điện các loại: Cần nhanh chóng chuyển vị trí công tác để có giải pháp xử lý. Không được để kéo dài sự cố sẽ nguy hiểm cho vùng lân cận và ảnh hưởng tới tiến độ thi công. Nếu làm vỡ ống nước phải khoá van trước điểm làm vỡ để xử lý ngay. Làm đứt dây cáp phải báo cho đơn vị quản lý, đồng thời nhanh chóng sơ tán trước khi ngắt điện đầu nguồn.

+ Đào đất bằng máy:

  • Trong thời gian máy hoạt động, cấm mọi người đi lại trên mái dốc tự nhiên, cũng như trong phạm vi hoạt động của máy, khu vực này phải có biển báo.
  • Khi vận hành máy phải kiểm tra tình trạng máy, vị trí  đặt máy, thiết bị an toàn phanh hãm, tín hiệu, âm thanh, cho máy chạy thử không tải.
  • Không được thay đổi độ nghiêng của máy khi gầu xúc đang mang tải hay đang quay gần. Cấm hãm phanh đột ngột.
  • Thường xuyên kiểm tra tình trạng của dây cáp.
  • Trong mọi trường hợp khoảng cách giữa cabin máy và thành hố đào phải >1,5 m.

+ Đào đất bằng thủ công:

  • Phải trang bị đủ dụng cụ cho công nhân theo chế độ hiện hành.
  • Cấm người đi lại trong phạm vi 2m tính từ mép ván cừ xung quanh hố để tránh tình trạng rơi xuống hố.
  • Đào đất hố móng sau mỗi trận mưa phải rắc cát vào bậc than lên xuống tránh trượt ngã.
  • Cấm bố trí người làm việc trên miệng hố trong khi đang có việc ở bên dưới hố đào trong cùng một khoang mà đất có thể rơi, lở xuống người bên dưới.

7.2. An toàn trong công tác ép cọc

+ Khi thi công cọc nhồi cần phải huấn luyện công nhân, trang bị bảo hộ, kiểm tra an toàn các thiết bị phục vụ.

            + Chấp hành nghiêm chỉnh ngặt quy định an toàn lao động về sử dụng, vận hành máy khoan cọc, động cơ điện, cần cẩu, máy hàn điện các hệ tời, cáp, ròng rọc.

            + Các khối đối trọng phải được chồng xếp theo nguyên tắc tạo thành khối ổn định. Không được để khối đối trọng nghiêng, rơi, đổ trong quá trình thử cọc.

            + Phải chấp hành nghiêm ngặt quy chế an toàn lao động ở trên cao: Phải có dây an toàn, thang sắt lên xuống....

7.3.  An toàn trong thi công bê tông, cốt thép

7.3.1.  Lắp dựng, tháo dỡ dàn giáo

+ Không được sử dụng dàn giáo: Có biến dạng, rạn nứt, mòn gỉ hoặc thiếu các bộ phận: móc neo, giằng ....

+ Khe hở giữa sàn công tác và tường công trình >0,05 m khi xây và 0,2 m khi trát.

+ Các cột giàn giáo phải được đặt trên vật kê ổn định.

+ Cấm xếp tải lên giàn giáo, nơi ngoài những vị trí đã qui định.

+ Khi dàn giáo cao hơn 6m phải làm ít nhất 2 sàn công tác: Sàn làm việc bên trên, sàn bảo vệ bên dưới.

+ Khi dàn giáo cao hơn 12 m phải làm cầu thang. Độ dốc của cầu thang < 60o

+ Lổ hổng ở sàn công tác để lên xuống phải có lan can bảo vệ ở 3 phía.

+ Thường xuyên kiểm tra tất cả các bộ phận kết cấu của dàn giáo, giá đỡ, để kịp thời phát hiện tình trạng hư hỏng của dàn giáo để có biện pháp sửa chữa kịp thời.

+ Khi tháo dỡ dàn giáo phải có rào ngăn, biển cấm người qua lại. Cấm tháo dỡ dàn giáo bằng cách giật đổ.

+ Không dựng lắp, tháo dỡ hoặc làm việc trên dàn giáo và khi trời mưa to, giông bão hoặc gió cấp 5 trở lên.

7.3.2.  Công tác gia công,  lắp dựng coffa

+ Coffa dùng để đỡ kết cấu bê tông phải được chế tạo và lắp dựng theo đúng yêu cầu trong thiết kế thi công đã được duyệt.

+ Coffa ghép thành khối lớn phải đảm bảo vững chắc khi cẩu lắp và khi cẩu lắp phải tránh va chạm vào các bộ kết cấu đã lắp trước.

+ Không được để trên coffa những thiết bị vật liệu không có trong thiết kế, kể cả không cho những người không trực tiếp tham gia vào việc đổ bê tông đứng trên coffa.

+ Cấm đặt và chất xếp các tấm coffa các bộ phận của coffa lên chiếu nghỉ cầu thang, lên ban công, các lối đi sát cạnh lỗ hổng hoặc các mép ngoài của công trình.

+ Trước khi đổ bê tông cán bộ kỹ thuật thi công phải kiểm tra coffa, nên có hư hỏng phải sửa chữa ngay. Khu vực sửa chữa phải có rào ngăn, biển báo.

7.3.3.  Công tác gia công, lắp dựng cốt thép

+ Gia công cốt thép phải được tiến hành ở khu vực riêng, xung quanh có rào chắn và biển báo.

+ Cắt, uốn, kéo cốt thép phải dùng những thiết bị chuyên dụng, phải có biện pháp ngăn ngừa thép văng khi cắt cốt thép có đoạn dài hơn hoặc bằng 0,3m.

+ Bàn gia công cốt thép phải được cố định chắc chắn, nếu bàn gia công cốt thép có công nhân làm việc ở hai giá thì ở giữa phải có lưới thép bảo vệ cao ít nhất là 1,0 m. Cốt thép đã làm xong phải để đúng chỗ quy định.

+ Khi nắn thẳng thép tròn cuộn bằng máy phải che chắn bảo hiểm ở trục cuộn trước khi mở máy, hãm động cơ khi đưa đầu nối thép vào trục cuộn.

+ Khi gia công cốt thép và làm sạch rỉ phải trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân cho công nhân.

+ Không dùng kéo tay khi cắt các thanh thép thành các mẫu ngắn hơn 30cm.

+ Trước khi chuyển những tấm lưới khung cốt thép đến vị trí lắp đặt phải kiểm tra các mối hàn, nút buộc. Khi cắt bỏ những phần thép thừa ở trên cao công nhân phải đeo dây an toàn, bên dưới phải có biển báo. Khi hàn cốt thép chờ cần tuân theo chặt chẽ qui định của quy phạm.

+ Buộc cốt thép phải dùng dụng cụ chuyên dùng, cấm buộc bằng tay cho pháp trong thiết kế.

+ Khi dựng lắp cốt thép gần đường dây dẫn điện phải cắt điện, trường hợp không cắt được điện phải có biện pháp ngăn ngừa cốt thép và chạm vào dây điện.

7.3.4.  Đổ và đầm bê tông

+ Trước khi đổ bê tôngcán bộ kỹ thuật thi công phải kiểm tra việc lắp đặt coffa, cốt thép, dàn giáo, sàn công tác, đường vận chuyển. Chỉ được tiến hành đổ sau khi đã có văn bản xác nhận.

+ Lối qua lại dưới khu vực đang đổ bê tông phải có rào ngăn và biến cấm. Trường hợp bắt buộc có người qua lại cần làm những tấm che ở phía trên lối qua lại đó.

+ Cấm người không có nhiệm vụ đứng ở sàn rót vữa bê tông.Công nhân làm nhiệm vụ định hướng, điều chỉnh máy, vòi bơm đổ bê tông phải có găng, ủng.

+ Khi dùng đầm rung để đầm bê tông cần:

  • Nối đất với vỏ đầm rung.
  • Dùng dây buộc cách điện nối từ bảng phân phối đến động cơ điện của đầm.
  • Làm sạch đầm rung, lau khô và quấn dây dẫn khi làm việc.
  • Ngừng đầm rung từ 5-7 phút sau mỗi lần làm việc liên tục từ 30-35 phút.
  • Công nhân vận hành máy phải được trang bị ủng cao su cách điện và các phương tiện bảo vệ cá nhân khác.

7. 3.5.  Bảo dưỡng bê tông

+ Khi bảo dưỡng bê tông phải dùng dàn giáo, không được đứng lên các cột chống hoặc cạnh coffa, không được dùng thang tựa vào các bộ phận kết cấu bê tông đang bảo dướng.

+ Bảo dưỡng bê tông về ban đêm hoặc những bộ phận kết cấu bi che khuất phải có đèn chiếu sáng.

7. 3.6 Tháo dỡ coffa

+ Chỉ được tháo dỡ coffa sau khi bê tông đã đạt cường độ qui định theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật thi công.

+ Khi tháo dỡ coffa phải tháo theo trình tự hợp lý phải có biện pháp đề phăng coffa rơi, hoặc kết cấu công trình bị sập đổ bất ngờ. Nơi tháo coffa phải có rào ngăn và biển báo.

+ Trước khi tháo coffa phải thu gọn hết các vật liệu thừa và các thiết bị đất trên các bộ phận công trình sắp tháo coffa.

+ Khi tháo coffa phải thường xuyên quan sát tình trạng các bộ phận kết cấu, nếu có hiện tượng biến dạng phải ngừng tháo và báo cáo cho cán bộ kỹ thuật thi công biết.

+ Sau khi tháo coffa phải che chắn các lỗ hổng của công trình không được để coffa đã tháo lên sàn công tác hoặc nám coffa từ trên xuống, coffa sau khi tháo phải được để vào nơi qui định.

+ Tháo dỡ coffa đối với những khoang đổ bê tông cốt thép có khẩu độ lớn phải thực hiện đầy đủ yêu cầu nêu trong thiết kế về chống đỡ tạm thời.

  1.  An toàn trong công tác làm mái

+ Chỉ cho phép công nhân làm các công việc trên mái sau khi cán bộ kỹ thuật đã kiểm tra tình trạng kết cấu chịu lực của mái và các phương tiện bảo đảm an toàn khác.

+ Chỉ cho phép để vật liệu trên mái ở những vị trí thiết kế qui định.

+ Khi để các vật liệu, dụng cụ trên mái phải có biện pháp chống lăn, trượt theo mái dốc.

+ Khi xây tường chắn mái, làm máng nước cần phải có dàn giáo và lưới bảo hiểm.

+ Trong phạm vi đang có người làm việc trên mái phải có rào ngăn và biển cấm bên dưới để tránh dụng cụ và vật liệu rơi vào người qua lại. Hàng rào ngăn phải đặt rộng ra mép ngoài của mái theo hình chiếu bằng với khoảng > 3m.

7.5. An toàn trong công tác xây và hoàn thiện

7.5.1  Xây tường

+ Kiểm tra tình trạng của giàn giáo giá đỡ phục vụ cho công tác xây, kiểm tra lại việc sắp xếp bố trí vật liệu và vị trí công nhân đứng làm việc trên sàn công tác.

+ Khi xây đến độ cao cách nền hoặc sàn nhà  1,5 m thì phải bắc giàn giáo, giá đỡ.

+ Chuyển vật liệu (gạch, vữa) lên sàn công tác ở độ cao trên 2m phải dùng các thiết bị vận chuyển.  Bàn nâng gạch phải có thanh chắc chắn, đảm bảo không rơi đổ khi nâng, cấm chuyển gạch bằng cách tung gạch lên cao quá 2m.

+ Khi làm sàn công tác bên trong nhà để xây thì bên ngoài phải đặt rào ngăn hoặc biển cấm cách chân tường 1,5m nếu độ cao xây < 7,0m hoặc cách 2,0m nếu độ cao xây > 7,0m. Phải che chắn những lỗ tường ở tầng 2 trở lên nếu người có thể lọt qua được.

+ Không được phép :

  • Đứng ở bờ tường để xây
  • Đi lại trên bờ tường
  • Đứng trên mái hắt để xây
  • Tựa thang vào tường mới xây để lên xuống
  • Để dụng cụ hoặc vật liệu lên bờ tường đang xây

+ Khi xây nếu gặp mưa gió (cấp 6 trở lên) phải che đậy chống đỡ khối xây cẩn thận để khỏi bị xói lở hoặc sập đổ, đồng thời mọi người phải đến nơi ẩn nấp an toàn.

+ Khi xây xong tường biên về mùa mưa bão phải che chắn ngay.

            7.5.2 Công tác hoàn thiện

+ Sử dụng dàn giáo, sàn công tác làm công tác hoàn thiện phải theo sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật. Không được phép dùng thang để làm công tác hoàn thiện ở trên cao. Cán bộ thi công phải đảm bảo việc ngắt điện hoàn thiện khi chuẩn bị trát, sơn,...  lên trên bề mặt của hệ thống điện.

+Trát :

  • Trát trong, ngoài công trình cần sử dụng giàn giáo theo quy định của quy phạm, đảm bảo ổn định, vững chắc.
  • Cấm dùng chất độc hại để làm vữa trát màu.
  • Đưa vữa lên sàn tầng trên cao hơn 5m phải dùng thiết bị vận chuyển lên cao hợp lý.
  • Thùng, xô cũng như các thiết bị chứa đựng vữa phải để ở những vị trí chắc chắn để tránh rơi, trượt. Khi xong việc phải cọ rửa sạch sẽ và thu gọn vào 1 chỗ.

+ Quét vôi, sơn:

  • Giàn giáo phục vụ phải đảm bảo yêu cầu của quy phạm chỉ được dùng thang tựa để quét vôi, sơn trên 1 diện tích nhỏ ở độ cao cách mặt nền nhà (sàn) <5m
  • Khi sơn trong nhà hoặc dùng các loại sơn có chứa chất độc hại phải trang bị cho công nhân mặt nạ phòng độc, trước khi bắt đầu làm việc khoảng 1h phải mở tất cả các cửa và các thiết bị thông gió của phòng đó.
  • Khi sơn, công nhân không được làm việc quá 2 giờ.
  • Cấm người vào trong buồng đã quét sơn, vôi, có pha chất độc hại chưa khô và chưa được thông gió tốt.

7.6. An toàn khi cẩu lắp thiết bị, vật liệu

+ Khi cẩu lắp phải chú ý đến cần trục tránh trường hợp người đi lại dưới khu vực nguy hiểm dễ bị vật liệu rơi xuống. Do đó phải tránh làm việc dưới khu vực đang hoạt động của cần trục, công nhân phải được trang bị mũ bảo hộ lao động. Máy móc và các thiết bị nâng hạ phải đươc kiểm tra thường xuyên.

7.7  An toàn lao động điện

+ Cần phải chú ý hết sức các tai nạn xảy ra do lưới điện bị va chạm do chập đường dây. Công nhân phải được trang bị các thiết bị bảo hộ lao động, được phổ biến các kiến thức về điện

+ Các dây điện trong phạm vi thi công phải được bọc lớp cách điện và được kiểm tra thường xuyên. Các dụng cụ điện cầm tay cũng phải thường xuyên kiểm tra sự rò rỉ dòng điện.

+ Tuyệt đối tránh các tai nạn về điện vì các tai nạn về điện gây hậu quả nghiêm trọng và rất nguy hiểm.

            + Ngoài ra trong công trường phải có bản quy định chung về an toàn lao động cho cán bộ, công nhân làm việc trong công trường. Bất cứ ai vào công trường đều phải đội mũ bảo hiểm. Mỗi công nhân đều phải được hướng hẫn về kỹ thuật lao động trước khi nhận công tác.Từng tổ công nhân phải chấp hành nghiêm chỉnh những qui định về an toàn lao động của từng dạng công tác ,đặc biệt là những công tác liên quan đến điện hay vận hành cần trục. Những người thi công trên độ cao lớn, phải là những người có sức khoẻ tốt. Phải có biển báo các nơi nguy hiểm hay cấm hoạt động.

            + Có những yêu cầu về an toàn lao động trong xây dựng, chế độ khen thưởng đối với những tổ đội, cá nhân chấp hành tốt và kỷ luật, phạt tiền đối với những người vi phạm.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Cấu tạo kiến trúc nhà Dân dụng : PGS-TS-KTS Nguyễn Đức Thiềm, PGS-TS-KTS Nguyễn Mạnh Thu, PGS-TS-KTS Trần Bút - NXB Khoa học và kĩ thuật Hà Nội(1999)
  2. Sàn sườn bê tông cốt thép toàn khối : Trường Đại Học Xây Dựng - NXB Khoa học và kĩ thuật Hà Nội(2008)
  3. Sàn sườn toàn khối loại bản dầm theo tiêu chuẩn 356-2005 : Võ Bá Tầm, Hồ Đức Duy - NXB Xây Dựng(2007)
  4. Giáo trình Bê tông cốt thép 1 : Th.S Bùi Thiên Lam  -  Đại Học Bách Khoa Đà Nẵng
  5. Tài liệu hướng dẫn Đồ án tốt nghiệp : Nguyễn Thạc Vũ – Đại Học Bách Khoa Đà Nẵng
  6. Sổ tay thực hành kết cấu công trình : PGS-TS Vũ Mạnh Hùng – NXB Xây Dựng(2009)
  7. Kĩ thuật thi công 1 : T.S Đỗ Đình Đức, PGS Lê Kiều – NXB Xây Dựng(2004)
  8. Kĩ thuật thi công 2 : T.S Đỗ Đình Đức, PGS Lê Kiều, TS Lê Anh Dũng, Th.S Lê Công Chính, Th.S Cù Huy Tình, Th.S Nguyễn Cảnh Cường – NXB Xây Dựng(2006)
  9. Công tác đất và thi công bê tông cốt thép toàn khối : PGS Lê Kiều, Ks Nguyễn Duy Ngụ, TS Tạ Đình Thám – NXB Khoa học và kĩ thuật Hà Nội(2005)
  10. Những phương pháp xây dựng công trình trên nền đất yếu : Hoàng Văn Tân, Trần Đình Ngô, Phan Xuân Trường, Phạm Xuân, Nguyễn Hải(2006)
  11. Công tác Bê Tông : Đặng Đình Minh – NXB Xây Dựng(2009)
  12. Thiết kế thi công : Lê Văn Kiểm – NXB Đại Học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh(2005)
  13. Thi công bê tông cốt thép : Lê Văn Kiểm – NXB Xây Dựng(2009)
  14. Tập bản vẽ thi công xây dựng : Lê Văn Kiểm – NXB Xây Dựng(2008)
  15. Thi công cọc : Đặng Đình Minh – NXB Xây Dựng(2009)
  16. Thi công đất : Đặng Đình Minh – NXB Xây Dựng(2008)
  17. Hỏi và đáp về các vấn đề kĩ thuật thi công xây dựng : Ngô Quang Trường – NXB Đại Học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh(2006)
  18. Sổ tay chọn máy thi công : Nguyễn Tiến Thu – NXB Xây Dựng(2008)
  19. Thiết kế tổng mặt bằng và tổ chức công trường xây dựng – TS Trịnh Quốc Thắng – NXB Khoa học kĩ thuật Hà Nội(2002)
  20. Giáo trình Tổ chức thi công : Th.S Mai Chánh Trung – Đại Học Bách Khoa Đà Nẵng


  • Tiêu chí duyệt nhận xét
    • Tối thiểu 30 từ, viết bằng tiếng Việt chuẩn, có dấu.
    • Nội dung là duy nhất và do chính người gửi nhận xét viết.
    • Hữu ích đối với người đọc: nêu rõ điểm tốt/chưa tốt của đồ án, tài liệu
    • Không mang tính quảng cáo, kêu gọi tải đồ án một cách không cần thiết.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

doantotnghiep.vn@gmail.com

Gửi thắc mắc yêu cầu qua mail

094.640.2200

Hotline hỗ trợ thanh toán 24/24
Hỏi đáp, hướng dẫn