THIẾT KẾ QUY TRÌNH SỬA CHỮA XYLANH PISTON, đồ án môn học công nghệ chế tạo máy THIẾT KẾ QUY TRÌNH SỬA CHỮA XYLANH PISTON
Tên đề tài: mô hình khí nén –piston: xy lanh điều khiển 1 đầu.Theo tỷ lệ ISO.
Nội dung:
- Trình bày nguyên lý hoạt đông của xy lanh điểu khiển 1 đầu.
- Vẽ sơ đồ nguyên lý.
- Trình bày cơ cấu của xy lanh.
- Vẽ kết cấu xy lanh.
- Trình bày phương pháp điều chỉnh xy lanh.
- Các dạng hỏng thường gặp ở xy lanh.
- Biện pháp đề phòng.
- Quá trình tháo lắp.
Mô hình:
- 1 xy lanh cũ: mổ ra.
- 1 xy lanh mới: Để nguyên.
- 1 mô hình xy lanh lớn gấp 5 lần làm bằng mous.vật liệu: tùy chọn sao cho hợp lý, có sẵn dể làm.
LỜI NÓI ĐẦU
**----------** & **----------**
Chúng ta đã biết công nghiệp hóa -hiện đại hóa đất nước là một quá trình thay đổi từ cơ bản đến toàn diện các hoạt động sản xuất,kinh doanh, dịch vụ ,xã hội từ sử dụng lao động tay chân ,chuyển sang áp dụng máy móc thành tựu khoa học .Để thực hiện được đều đó chúng ta phải phát triển các ngành công nghiệp , mà cụ thể là ngành cơ khí đóng vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng nền kinh tế nước nhà. Vì chính nơi đây các thiết bị máy móc được sản xuất để sau đó đem phục vụ các ngành công nghiệp khác.
Một ngành công nghiệp nào đó muốn phát triển thì trang thiết bị máy phải thật sự hiện đại. Nguồn nhân lực có trình độ về chuyên môn kỹ thuật . Nhằm hạn chế đến mức tối đa việc nhập các loại sản phẩm và nâng cao sức cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại thì việc gia công các chi tiết máy phải được tối ưu. Vì vậy việc áp dụng những quy trình sửa chữa mới hết sức cần thiết, nhằm giảm bớt chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm, đem lại hiệu quả
Sửa chữa cơ khí là một quy trình chế tạo và sửa chữa các sản phẩm cơ khí. Vì thế Đồ án sửa chữa cơ khí là điều kiện tốt để cũng cố và đánh giá kiến thức đã học. Nhằm tích lũy thêm kinh nghiệm về mặt kỹ thuật cho mỗi học sinh sau thời gian học tập tại trường.
Do kiến thức của em còn hạn chế, nên trong quá trình thực hiện không tránh khỏi những sai sót .Kính mong thầy thong cảm và góp ý để em xây dựng đồ án được kết quả tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy đã hướng dẫn tận tình giúp em hoàn thành tốt bài tập lớn môn học này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
----------** & **----------
1. Giáo trình dung sai lắp ghép & kỹ thuật đo lường: Ninh Đức Tốn-
Nguyễn Thị Xuân Bảy
2. Sổ Tay Công nghệ Chế Tạo Máy : ĐHBK Hà Nội
3. Hệ thống điều khiễn khí nén, Nguyễn Ngoc Phương, NXB GD 4/2008
4. Công nghệ khí nén , Hồ Đắc Thọ, NXB KHKT, 9/2007
Nguyên lý hoạt động của xylanh điều khiển một đầu.
- Giới thiệu:
- Công dụng: Cơ cấu chấp hành có nhiệm vụ biến đổi năng lượng khí nén(động năng và thế năng) thành năng lượng cơ học dưới dạng các chuyển động thẳng của piston, chuyển động quay của động cơ khí nén…
- Cơ cấu chấp hành sử dụng năng lượng khí nén gồm : Xylanh-piston, động cơ khí nén,giác hút.
Hình 1.1:Các phần tử trong hệ thống khí nén.
2. Phân loại :
- Xylanh-piston được phân loại theo hai cách sau:
Theo số cửa tác động :
+Xylanh-piston tác động đơn: Có 1 cửa tác động .
+Xylanh-piston tác động kép: Có nhiều cửa tác động:
Theo dạng chuyển động:
+Xylanh-piston chuyển động thẳng.
+Xylanh-piston chuyển động quay.
- Động cơ khí nén.
- Giác hút.
3. Xylanh-piston.
3.1.Xylanh khí nén trục không quay.
Hình 1.2: Xylanh khí nén trục không quay.
3.2. Xylanh-piston chuyển động thẳng.
a. Xylanh tác động đơn.
- Chỉ cung cấp khí nén ở một bên duy nhất, bên còn lại là lò xo tác động hay do ngoại lực tác động. Thông thường loại xylanh tác động đơn có hành trình không vượt quá 100mm.
- Xylanh tác động đơn chỉ được sử dụng trong các công việc đơn giản như kẹp chặt chi tiết, siết chặt, đẩy ra, nâng lên…
Hình 1.3: Xylanh-piston tác động đơn của hãng FESTO.
Hình 1.4: Cấu tạo xylanh-piston tác động đơn.
Hình 1.5: Xylanh gấu.
Hình 1.6 : Xylanh-piston dẫn hướng.
- Xylanh-piston inox.
Hình 1.7:Xylanh-piston inox.
Gồm 2 loại:
- Xylanh tác động kép không có giảm chấn ở cuối hành trình.
Hình1.8: Xylanh-piston tác động kép chuyển động tịnh tiến.
+Xylanh –piston tác dụng kép được sử dụng trong trường hợp dòi hỏi cần thực hiện chuyển động 2 chiều có điều khiển.
+Muốn cần piston di chuyển theo chiều nào đó , ta phải cung cấp khí nén có áp suất tương đối trong một buồng của xylanh –piston và khí trong buồng còn lại phải được thông ra ngoài không khí trời.
+ Loại xylanh-piston tác động kép không có giảm chấn ở cuối hành trình, khi piston di chuyển đến cuối hành trình thường bị va đập rất mạnh giữa piston với các nắp ở hai đầu xylanh, nhất là khi piston có vận tốc rất nhanh, sẽ gây ra hư hỏng piston và gây ra những tiếng đập rất lớn .
+ Chỉ sử dụng loại xylanh-piston này khi hành trình làm việc ngắn hơn chiều dài làm việc cho phép của xylanh và phải bố trí cử giới hạn hành trình làm việc thích hợp .
- Xylanh-piston tác động kép có giảm chấn ở cuối hành trình :
Hình 1.9 : Xylanh-piston có giảm chấn ở cuối hành trình.
+ Xylanh tác động kép có giảm chấn gần giống như xylanh tác động kép không có giảm chấn nhưng có lắp thêm bộ phận giảm chấn ở một hay hai đầu xylanh để tranh sự va đập và hư hỏng.
+ Với xylanh-piston loại này có lắp thêm một xylanh phụ có đường kính nhỏ hơn vừa làm cửa thoát khí chính và một cửa thoát khí nhỏ còn lại là cửa phụ có lắp van tiết lưu một chiều và tiết lưu có thể điều chỉnh được.
+ Khi piston di chuyển về gần cuối hành trình lúc đó cửa thoát khí chính trên nắp bị đóng lại, khí còn lại ở đoạn cuối hành trình bị nén lại do quán tính của piston phải thoát qua cửa phụ có van tiết lưu và hiệu ứng giảm chấn được hình thành.
- Xylanh-piston chuyển động quay:
- Xylanh-piston chuyển động quay thường là xylanh-piston tác động kép, cũng có nhiều loại khác nhau. Loại xylanh-piston này có trục dẫn động đưa ra phía ngoài làm việc. Trục dẫn động này chỉ quay một góc 360° hay chỉ một ít vòng (loại quay chỉ được một vòng rất hiếm gặp).
- Xylanh-piston chuyển động quay có dạng rẽ quạt, piston là một tấm kim loại hay một vật liệu nhựa, ở một phía đầu cánh và các cạnh của piston có gắn bạc dạng thanh hoặc nhựa, bạc phải tiếp xúc kín với các thành của xylanh quay. Một đầu còn lại của piston được liên kết với một trục dẫn động truyền chuyển động ra ngoài.
Hình 1.10: Xylanh-piston chuyển động quay.
- Một dạng khác của xylanh-piston quay là người ta kết hợp giữa xylanh-piston chuyển động thẳng và các cơ cấu thanh răng, bánh răng làm chuyển động quay của trục dẫn động. Trên cần của piston của xylanh hình trụ người ta chế tạo thành thanh răng, bánh răng ăn khớp thanh răng được gắn liền với trục dẫn động. Khi piston của xylanh trụ chuyển động thẳng, thanh răng cũng chuyển động thẳng truyền chuyển động quay trên bánh răng và trục dẫn động cũng được quay theo
Hình 1.11: Xylanh-piston kiểu thanh răng.
Hình 1.12: Xylanh-piston chuyển động quay dạng bánh răng-thanh răng.
- Các loại xylanh-piston đặc biệt:
Hình 1.13: Xylanh kiểu màng.
- Xylanh-piston có hai cần piston ở hai đầu .
Hình 1.14: Xylanh-piston tác động hai phía.
Hình 1.15: Xylanh-piston tác động phía 3 cần.
Hình 1.16: Xylanh-piston chuyển động tịnh tiến.
- .Xylanh-piston tác động đơn.
Hình 1.17: Xylanh tác động đơn.
- .Xylanh-piston tác động kép.
Hình 1.18: Xylanh-piston tác động kép.
Hình 1.19: Xylanh tác động kép.
Hình 1.20: Xylanh nhiều tầng.
Hình 1.21: Xylanh khí nén điểu chỉnh strokc.
Hình 1.22:Xylanh khí nén ma sát thấp.
6.Tính toán lực trong xylanh-piston.
Hình 1.23: Sự tương quan giữa p,F,d.
Hình 1.24: Sự tương quan giữa s,F,d.
Hình 1.25: Biểu đồ lượng không khí tiêu thụ.
7.Các dạng hư hỏng thường gặp ở xylanh-piston.
- Phốt bị chai cứng, biến cứng do nhiệt.
- Xì hơi nỏi các mối lắp.
- Chi tiết bị biến dạng, cong, xoắn trục dẫn đến sự không song song, không vuông góc giữa các bề mặt, các cổ trục.
- Áp suất khí nén phải đúng yêu cầu.
- Thay đổi các kích thước do hao mòn, ô van, giãn chiều cao mất tính chính xác do biến dạng làm việc. Những hư hỏng này đến một giới hạn nào đó làm cho đặc tính làm việc của chi tiết của cặp ma sát không còn đảm bảo dẫn đến hư hỏng cặp cụm này.
- Thay đổi và tính chất, độ cứng, độ đàn hồi, trạng thái ứng suất.
- Hư hỏng đột xuất ở mức độ vĩ mô, gãy vỡ, sức mẻ, nứt thường.
8.Các phương pháp kiểm tra chủ yếu.
8.1. Quan sát.
- Chủ yếu dựa vào kinh nghiệm để xác định mức độ hư hỏng của chi tiết.
8.2. Do lượng mòn.
- Dùng các dụng cụ để xác định kích thước, panme, đồng hồ đo lỗ, đo chiều sâu.
- Hệ thống khí rò rỉ lớn, phụ tải sử dụng khí nén tăng đột biến.
- Xác định độ mài mòn của xylanh, so sánh giá trị mài mòn cho phép lớn nhất.