THIẾT KẾ QUY TRÌNH SỬA CHỮA TRỤC IV TRỤC THEN HOA, đồ án môn học công nghệ chế tạo máy TRỤC THEN HOA, bài tập lớn công nghệ chế tạo máy TRỤC THEN HOA, thiết kế quy trình công nghệ gia công chi tiết TRỤC THEN HOA
THIẾT KẾ QUY TRÌNH SỬA CHỮA TRỤC IV TRỤC THEN HOA, hướng dẫn thiết kế đồ gá
đồ án môn học công nghệ chế tạo máy, bài tập lớn công nghệ chế tạo máy, thiết kế quy trình công nghệ gia công chi tiết, hướng dẫn quy trình công nghệ chế tạo máy,
LỜI MỞ ĐẦU.. 1
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN.. 2
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM ĐIỂM... 3
PHẦN I: CHỨC NĂNG LÀM VIỆC CỦA MÁY.. 4
I. Nguyên lý hoạt động. 4
II. Đặc điểm hư hỏng. 4
1.Hiện tượng mòn của các chi tiết 4
2. Gãy răng. 5
3. Mòn răng. 5
4. Mòn trục. 5
5. Gãy trục. 5
III. Biện pháp hạn chế hư hỏng. 5
1. Hạn chế mòn. 5
2. Hạn chế gãy chi tiết 5
PHẦN II: PHÂN TÍCH CHI TIẾT SỬA CHỮA TRỤC IV.. 6
(TRỤC THEN HOA) 6
I. Chức năng làm việc của trục . 6
1. Khái niệm về trục: 6
2. Phân loại: 6
3. Kết cấu trục: 6
4. Các dạng hỏng trục: 7
5. Biện pháp khác phục. 7
II. Phân tích chi tiết sửa chữa. 7
1. Khái niệm ghép then hoa. 7
2. Chức năng làm việc của chi tiết . 7
3. Phân tích đặc điểm hư hỏng của chi tiết: 8
4. Biện pháp hạn chế hư hỏng: 8
III. Phân tích lựa chọn phương án sửa chữa. 9
1. Sửa chữa ngõng trục bị mòn: 9
2. Sửa chữa trục bị cong vênh: 9
3. Sửa trục bị gãy. 10
4. Sửa chữa then hoa bị mòn. 10
5. Sửa chữa trục bằng cách chế tạo mới. 10
IV. Bảng tiến trình công nghệ của các phương án sửa chữa trục. 11
V. Chọn Phương án Sửa chữa thích hợp. 16
1.Phương án hàn đắp: 16
2.Phương án mạ phun: 16
3. Phương án ép bạc: 16
3. Phương án chế tạo mới: 16
4. Bảng tiến trình công nghệ. 17
VII. Chọn chuẩn và chế độ cắt. 23
PHẦN III: PHÂN TÍCH CHI TIẾT SỬA CHỮA BÁNH RĂNG Z25. 38
I. Tổng quan về bánh răng. 38
1. Khái niệm bánh răng: 38
2. Phân loại và công dụng bánh răng. 38
II. Đặc điểm hư hỏng và biện pháp khắc phục. 39
1. Xác định nguyên nhân hư hỏng. 39
2. Phân tích nguyên nhân hư hỏng. 40
III. Phân tích chọn phương án sửa chữa. 41
1. Các phương án sửa chữa. 41
2. Bảng tiến trình công nghệ. 42
3. Bảng tiến trình công nghệ. 47
III. Chọn chuẩn và chế độ cắt. 53
PHẦN I: CHỨC NĂNG LÀM VIỆC CỦA MÁY
Hộp số dùng cơ cấu ly hợp là loại hộp số rất thông dụng trong các loại xe ôtô và các loại máy móc khác. Hộp số hoạt động nhờ vào các cơ cấu ăn khớp của bánh răng,hộp số gồm các bánh răng Z17 của trục I, Z29, Z18, Z16, Z12 của trục II, Z16 của trục III, Z22, Z25 của trục IV,và trục then hoa dùng để truyền momen xoắn.
I. Nguyên lý hoạt động.
Hộp số hoạt động nhờ vào sự truyền động ăn khớp của bánh răng, từ trục I truyền qua trục IV theo 4 cấp. Trục I truyền thẳng qua trục IV khi gạt ly hợp sang trái; truyền gián tiếp qua trục IV với các tỷ số truyền là , khi ly hợp gạt qua phải; , ; và với tỷ số truyền , , có tác dụng đảo chiều quay. Cơ cấu ly hợp thường được dùng trong các cơ cấu máy móc đặc biệt là đối với ôtô vì nó có khả năng sang số trực tiếp nhờ cơ cấu ly hợp có vòng đồng tốc giúp sang số rất dễ dàng mà không cần giảm tốc độ.
II. Đặc điểm hư hỏng.
Trong quá trình làm việc với sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau tác động vào cơ cấu chấp hành bên trong hộp số như: nhiệt độ, bụi bẩn, điều kiện làm việc không tốt làm mất cân bằng chi tiết máy dẫn đến mòn cổ trục, mòn bánh răng, bị gãy răng, mòn then hoa…..
1.Hiện tượng mòn của các chi tiết
- Sự mài mòn là quá trình thay đổi từ từ kích thước chi tiết theo thời gian sử dụng máy
- Độ mòn của chi tiết gồm mòn bình thường và mòn phá hủy.
+ Mòn bình thường là do máy làm việc lâu dài,chất lượng máy giảm nhưng không rõ rệt.
+Mòn phá hủy là loại mòn rất nhanh, trong một thời gian ngắn đã tới các kích thước làm cho chi tiết không còn khả năng làm việc được nữa
- Mòn có các dạng nhu sau: mòn cơ học, mòn dính và ăn mòn.
+ Mòn cơ học là kết quả tác dụng của lực ma sát khi trượt chi tiết theo một chi tiết khác
+ Mòn dính là sự dính của bề mặt này với bề mặt khác
+ Mòn do ăn mòn thường xuất hiện ở các máy và các bộ phận máy chịu tác dụng trực tiếp của nước, không khí, các hóa chất, nhiệt độ.
Độ mòn cơ học của chi tiết thường không đều là kết quả tác dụng không đều của tải trọng lên bề mặt của chi tiết.
- Có thể căn cứ vào đặc điểm làm việc của chi tiết máy để xác định độ mòn của chúng.
+ Tiếng ồn trong bộ truyền bánh răng chứng tỏ prôfin răng bị mòn
- Nếu có va đập mạnh thì chứng tỏ rằng mối ghép ổ với trục và trong thân bị hỏng
2. Gãy răng.
Trong quá trình làm việc do các chi tiết bị mài mòn nên dẫn đến sự va đập làm các bánh răng bị gãy, mẽ, hoặc do hoạt động quá công suất, hay còn do việc sang số gây ra sự va đập làm cho răng bị mẽ.
3. Mòn răng.
Do thời gian làm việc lâu nên dẫn đến mòn profin răng.
4. Mòn trục.
Do tác dụng của tải trọng khi làm việc lên các bề mặt lắp ghép như ở các cổ trục ghép với bạc đạn hay ở chổ các bánh răng di trượt nên dẫn đến mòn trục.
5. Gãy trục.
Nguyên nhân gây ra sự gãy trục là do chịu tải quá nặng khi truyền momen xoắn trong lúc làm việc
III. Biện pháp hạn chế hư hỏng.
1.Hạn chế mòn.
Khi sử dụng máy nên cần chú ý đến chế độ bôi trơn,vì đây là yếu tố làm tăng độ bền cho máy, nhờ vậy mà chống được sự mài mòn.
Để chống lại sự mòn chúng ta cần tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
+ Sử dụng máy phù hợp với công dụng và đặc điểm kỹ thuật của máy.
+ Cần phải làm vệ sinh máy,làm sạch các cơ cấu, chi tiết, nghiêm chỉnh tuân theo qui định ghi trong bản hướng dẫn sử dụng máy.
+ Cần dùng dầu bôi trơn đúng ký hiệu qui định và bôi trơn đúng kỳ hạn
+ Kiểm tra kỹ thuật và sửa chữa cẩn thận kịp thời
2. Hạn chế gãy chi tiết
Cần tránh làm việc quá công suất, tránh sự va đập vào máy,không nên sử dụng máy một cách tùy tiện không phù hợp với chức năng làm việc của máy
PHẦN II: PHÂN TÍCH CHI TIẾT SỬA CHỮA TRỤC IV
(TRỤC THEN HOA)
I. Chức năng làm việc của trục .
1. Khái niệm về trục:
Trục là chi tiết máy dùng để đỡ các chi tiết máy quay như bánh dai, bánh răng, đĩa xích … Để tiện momen xoắn từ trục này sang trục kia hoặc cả hai nhiêm vụ.
2. Phân loại:
Theo đặc điểm chịu tải trục được chia làm hai loại: trục tâm và trục truyền.
Trục tâm: được dùng chỉ để đỡ trục và chịu momen uốn. trục tâm có thể quay cùng với các chi tiết lắp trên nó như trục bánh xe của tàu hỏa lăn trên đường ray, hoặc trục tâm không quay như trục của ròng rọc.
Trục truyền vừa để đỡ các chi tiết máy quay vừa truyền momen xoắn,nghĩa là đồng thời chịu cả momen uốn và momen xoắn
Theo dạng dạng đường tâm trục chia làm hai loại: trục thẳng,trục khuỷu và trục mềm.Trục khuỷu được dùng trong động cơ đốt trong ,máy bơm pittông, còn trục mềm được dùng để truyền chuyển động quay và momen xoắn giữa các bộ phận máy hoặc máy có thay đổi vị trí khi làm việc,hai loại trục này được nghiên cứu trong các giáo trình chuyên môn.
Theo hình dáng của trục,trục chia làm hai loại: trục trơn,trục bậc,trục đặt và trục rỗng.
Trục trơn là trục có mặt cắt ngang không thay đổi theo chiều dài.
Trục bậc: là trục có mặt cắt ngang thay đổi theo chiệu dài
3. Kết cấu trục:
Trục thường được chế tạo có hình dạng trục trơn và trục bậc.Về phương diện chế tạo thì trục trơn dễ chế tạo hơn trục bậc,giá thành rẽ hơn,nhưng về phương diện sử dụng,thì trục trơn lắp ghép,sửa chữa phức tạp hơn,trục trơn không thích hợp với đặc điểm và tình hình phân bố ứng suất trên trục. Chính vì vậy trục trơn ít được sử dụng trong ngành chế tạo máy,khi cần giảm trọng lượng thì có thể chế tạo trục rỗng. Tuy nhiên giá thành chế tạo trục rỗng khá đắt.
4. Các dạng hỏng trục:
- Trục thường bị mòn
- Thường bị gãy hỏng co mõi,nguyên nhân làm cho trục gãy là:
+ Trục thường xuyên làm việc quá tải,hoặc khi thiết kế không đánh giá đúng trị số và đặc điểm của tải trọng tác dụng lên trục
+ Không đánh giá đúng sự tập trung ứng suất do kết cấu gây nên.
+ Có sự tập trung ứng suất do chất lượng chế tạo xấu.
+ Hoặc khi sử dụng không đúng yêu cầu kỹ thuật.
- Trục bị uốn cong
- Trục có then hoa bị mòn 2 mặt bên.
5. Biện pháp khác phục
Không nên cho máy làm việc quá tải, khi chế tạo cần chú ý đến những yêu cầu kỹ thuật của chi tiết,vận hành dúng kỹ thuật.
II. Phân tích chi tiết sửa chữa.
Trục IV là trục then hoa nên ở đây người ta lắp ghép bằng then hoa
1.Khái niệm ghép then hoa.
Ghép then hoa là loại ghép tháo được, được dùng rất phổ biến để ghép các chi tiết máy có dạng trục và mayơ như ghép các bánh răng, bánh đai,đĩa xích…
Ưu điểm của mối ghép then hoa:
- Đảm bảo mối ghép đúng tâm hơn và dễ di động chi tiết máy trên trục.
- Khả năng chịu tải lớn hơn so với mối ghép then cùng kích thước, do diện tích bề mặt làm việc tốt hơn và tải trọng phân bố đều hơn trên bề mặt răng.
- Độ bền mỏi cao hơn, chịu va đập và tải trọng động tốt hơn.
Nhược điểm:
- Có tập trung ứng suất ở góc rãnh tuy ít hơn so với ghép bằng then.
- Tải trọng phân bố giữa các răng không đều nhau.
- Cần có những dụng cụ và thiết bị chuyên môn để chế tạo và kiểm tra.
Dạng răng trong mối ghép then hoa có 3 dạng:
+ Răng chữ nhật
+ Răng thân khai
+ Răng tam giác
Trong đó răng chữ nhật được dùng nhiều nhất
2.Chức năng làm việc của chi tiết .
Trục IV là loại trục then hoa nên dùng để truyền momen xoắn,nó nhận chuyển động trực tiếp từ trục I, và gián tiếp từ trục II và III. Tùy vào tỉ số truyền mà nó có tốc độ khác nhau làm cho máy chạy nhanh hay chậm và cả việc chuyển động ngược lại chiều quay của động cơ.
3. Phân tích đặc điểm hư hỏng của chi tiết:
Trong quá trình làm việc máy móc lúc nào cũng không tránh khỏi các ảnh hưởng bên ngoài làm cho trục bị mòn,bị gãy ở những chổ tập trung ứng suất cao,chịu tải lớn.
a. Trục bị mòn:
Trên trục khi làm việc quá lâu và chịu tải trọng thì không tránh khỏi bị mòn tại các ngõng trục,đều đó dẫn đến sự chênh lệch về đường tâm và làm cho các chi tiết va đập vào nhau gây tiếng ồn, trên trục còn có then hoa dùng để ghép bánh răng di trượt vì thế qua quá trình làm việc sẽ làm cho răng then hoa bị mòn nên làm cho mối ghép có độ hở càng lớn dẫn đến rung động lớn khi làm việc.
b. Trục bị gãy:
Do trục làm việc quá khả năng cho phép,tải trọng tác động lên nó quá lớn,và tốc độ làm việc cũng khá cao,do trục có nhiều bậc nên tại nơi chuyển bậc thường hay bị gãy do tập trung ứng cao hơn so vói các nơi khác vì vậy trục dễ bị gãy
c. Trục bị cong vênh:
Trong quá trình làm việc trục truyền động nhận và truyền momen xoắn từ trục này sang trục khác, do đó có thể làm trục bị cong vênh.Ngoài ra trục truyền động còn bị cong vênh do một số nguyên nhân khác như:
- Do vật liệu chế tạo trục không phù hợp, không đảm bảo độ cứng vững cần thiết dưới tác dụng của tải trọng động và khối lượng của khối bánh răng
- Do trục làm việc quá tải so với sức bền cho phép của trục
- Do lắp rắp không đúng yêu cầu kỹ thuật
- Do bảo quản trục không tốt trong quá trình làm việc và không làm việc, do quá trình nhiệt luyện không đạt độ cứng cần thiết làm trục bị cong.
d. Hai mặt bên then hoa bị mòn:
Đối với then trên trục truyền động do quá trình làm việc thường xuyên, nguyên nhân làm cho hai mặt bên then hoa bị mòn là do tải trọng thay đổi khi thay đổi tỉ số truyền,sinh ra ứng suất ở mặt bên rãnh then. Ngoài ra then hoa cũng bị mòn do quá trình mở máy gây ra va đập.hoặc cũng có thể do bề mặt tiếp xúc của trục then hoa va lỗ then hoa không đủ dầu bôi trơn. Khi then hoa mòn đủ lớn các hạt bột mài rơi vào bề mặt tiếp xúc này gây trục then hoa một cách nhanh chống.
4. Biện pháp hạn chế hư hỏng:
a. Trục bị mòn:
- Cần có chế độ bôi trơn hợp lý
- Dùng đúng dầu bôi trơn
- Cần nâng cao độ bóng bề mặt ngõng trục và tăng độ cứng khi nhiệt luyện.
b. Trục bị gãy:
- Tránh làm việc quá tải
- Tránh những va đập mạnh
- Tránh hoạt động quá công suất
c. Trục bị cong vênh:
- Chọn vật liệu chế tạo trục truyền động thích hợp với điều kiện tải trọng và điều kiện làm việc, kiểm tra độ cứng vững của trục.
- Cần có chế độ nhiệt luyện thích hợp nhằm bảo đảm độ cứng cần thiết mà không gây giòn trục
- Có chế độ lắp hợp lý nhất và thao tác đúng trong quá trình lắp.
- Cần có chế độ bảo đảm tốt.
d. Hai mặt bên then hoa bị mòn:
- Cần hết sức cẩn thận trong quá trình đóng mở ly hợp hạn chế đến mức thấp nhất tải trọng va đập gây ra.
- thường xuyên bảo trì bảo dưỡng, sử dụng dúng và đủ dầu bôi trơn.
III. Phân tích lựa chọn phương án sửa chữa.
1. Sửa chữa ngõng trục bị mòn:
a. Đối với ngõng trục bị mòn thì ta có nhiều phương án sửa chữa khác nhau:
- Sửa chữa ngõng trục đén kích thước sửa chữa nhỏ hơn kích thước ban đầu: nếu ngõng trục mòn không đến 0.2 – 0.3 mm thì chỉ việc mài lại để đạt độ ôvan,độ nhám bề mặt cần thiết, ổ lót sẽ được thay thế hoặc chế tạo mới theo kích thước sửa chữa của trục nhằm bảo đảm lắp ghép.
- Nếu ngõng trục mòn nhiều thì tiến hành ủ giảm độ cứng rồi tiện và mài lại. Đối với trục chịu tải trọng va đập cho phép giảm đường kính nhưng không quá 5%, với những trục chịu tải trọng tĩnh có thể cho phép giảm đường kính ngõng trục lớn hơn. Nhưng không được giảm bán kính góc lượng vì sẽ làm cho ứng suất tập trung tăng lên gây yếu trục.
b. Sửa chữa bằng cách phục hồi kích thước ban đầu:
- Nếu ngõng trục mòn nhiều thì ta có thể sửa chữa bằng cách hàn hồ quang rung hoặc hàn đắp kim loại bằng hồ quang lên bề mặt ngõng trục. Khi hàn theo hồ quang rung cần hàn theo đường xoắn ốc như đường xoắn của ren, còn khi hàn hồ quang thường cần hàn dọc theo đường sinh và bố trí kế tiếp nhau nhưng phải đối xứng qua tâm trục nhằm hạn chế cong vênh có thể xảy ra. Sau đó ủ khử ứng suất rồi mới tiện và mài lại. Nếu ngõng trục không cho phép hàn thì có thể sửa chữa bằng cách ép bạc dùng keo epoxit dán chặt lại. Sau đó gia công bạc này đến kích thước ban đầu của ngõng trục.
- Trong trường hợp ngõng trục chỉ bị mòn khá nhỏ,người ta thường mạ crôm hay mạ phun kim loại.
2. Sửa chữa trục bị cong vênh:
- Khi trục bị cong có thể sửa chữa bằng cách nung nóng cục bộ hoặc nắn.
- Nắn trục có thể thực hiện trạng thái nóng hay nguội. Những trục có đường kính nhỏ hơn 60 mm đều được nắn nguội. Nắn nguội có thể thục hiện bằng tay hoặc bằng máy.
- Trục có đường kính đến 30 mm có thể nắn bằng cách tán. Bản chất của cách nắn thẳng này là đặt trục lên tấm phẳng, đằng cong đặt xuống dưới và đập nhẹ búa đến khi trục thẳng.
- Những trục có đường kính trên 60 mm đều được nắn nóng. Để tiến hành nắn trục người ta có thể nung nóng phần lồi ở những đoạn cong tới nhiệt độ xác định rồi để nguội, trục sẽ tự thẳng ra. Vấn đề ở đây là ta phải xác định đúng nhiệt độ nung nếu không trục sẽ vẫn bị cong, thậm chí còn cong hơn cả lúc đầu.
- Khi nắn nóng ta có thể sử dụng ngọn lửa oxy-axetylen. Khi nắn trục được gá trên hai mũi tâm hoặc cặp trên mâm cặp và luynet tĩnh trên máy tiện ,phần cong đặt hướng lên trên. Dùng ngọn lửa oxy-axetylen nung nóng phần lồi, phía dưới hai đầu trục đặt hai đồng hồ so để kiểm tra độ thẳng. Xung quanh chổ nung nóng được bọc vải amiăng cách nhiệt.
3. Sửa trục bị gãy.
Trục bị gãy thường được hàn lại rồi gia công cơ, hay chế tạo mới trục
4. Sửa chữa then hoa bị mòn.
Trục then hoa thường được sửa chữa bằng cách mạ phun, mạ crôm, hàn đắp, nếu trục then hoa nhỏ thì thường chế tạo mới để đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
5. Sửa chữa trục bằng cách chế tạo mới.
Nếu trục bị hư hại quá nhiều hoặc bị một trong các hư hỏng đã nêu mà mức độ hư hỏng ngoài khả năng sửa chữa thì ta có thể tiến hành sửa chữa bằng cách chế tạo mới.
IV. Bảng tiến trình công nghệ của các phương án sửa chữa trục
Bảng tiến trình công nghệ sửa chữa ngõng trục bị mòn và bị gãy bằng phương pháp hàn đắp
Thứ tự |
Nội dung nguyên công |
Chuẩn |
Máy |
Dao |
Đồ gá |
Dụng cụ đo |
||
NC |
Gá |
B |
||||||
I |
|
1
2 |
- Làm sạch trục then hoa - Kiểm tra độ hư hỏng của trục |
|
|
|
|
Thước cặp 1/50 |
II |
|
|
Ủ trục cần sửa chữa |
|
Lò nung |
|
|
|
III |
Khử 5 bậc tự do |
|
Hàn đắp ngõng trục và then hoa |
Hai lỗ tâm |
1K62và máy hàn |
Que hàn |
Hai mũi chống tâm có tốc kẹp
|
Thước cặp 1/50 |
IV |
Khử 5 bậc tự do |
1
2
3
4 |
- Tiện thô mặt trụ ngoài thứ nhất - Tiện tinh mặt trụ ngoài thứ nhất - Tiện thô ngõng trục hai - Tiện tinh ngõng trục hai |
Hai lỗ tâm |
1K62 |
Dao tiện vai T15k6 |
Thước cặp 1/50 |
|
V |
Khử 5 bậc tự do |
|
Phay lại then hoa |
Hai lỗ tâm |
5350 |
Dao phay modul trục vít |
Hai mũi chống tâm có tốc kẹp
|
Thước cặp 1/50 |
VI |
Khử 5 bậc tự do |
|
Nhiệt luyện |
Hai lỗ tâm |
Lò tôi |
Nhiệt độ |
Hai mũi chống tâm có tốc kẹp
|
|
VII |
|
|
Mài ngõng trục |
Hai lỗ tâm |
Mài 3151 |
ĐÁ mài trụ |
Panme |
|
VIII |
|
|
Tổng kiểm tra |
Hai lỗ tâm |
|
|
|
Đồng hồ số |
Bảng tiến trình công nghệ sửa chữa ngõng trục bằng phương pháp mạ phun
Thứ tự |
Nội dung nguyên công |
Chuẩn |
Máy |
Dao |
Đồ gá |
Dụng cụ đo |
||
NC |
Gá |
B |
||||||
I |
|
1
2 |
- Làm sạch trục then hoa - Kiểm tra độ hư hỏng của trục |
|
|
|
|
Thước cặp 1/50 |
II |
Khử 5 bậc tự do |
|
Phun cát tạo độ nhám bề mặt |
Hai lỗ tâm |
Máy phun cát |
Cát thạch anh |
Hai mũi chống tâm có tốc kẹp
|
|
III |
|
Tiến hành mạ phun |
Hai lỗ tâm |
1K62 và máy mạ phun |
|
|
||
IV |
|
Mài lại trục |
Hai lỗ tâm |
3151 |
Đá mài tròn ngoài |
Panme |
||
V |
|
Tổng kiểm tra |
Hai lỗ tâm |
|
|
Panme và Đồng hồ số |
Bảng tiến trình công nghệ sửa chữa ngõng trục bằng phương pháp ép bạc
Thứ tự |
Nội dung nguyên công |
Chuẩn |
Máy |
Dao |
Đồ gá |
Dụng cụ đo |
||
NC |
Gá |
B |
||||||
I |
|
1
2 |
- Làm sạch trục then hoa - Kiểm tra độ hư hỏng của trục |
|
|
|
|
Thước cặp 1/50 |
II |
|
|
Ủ trục cần sửa chữa |
|
Lò nung |
|
|
|
III |
Khử 5 bậc tự do |
1
2
3
4
5
6 |
- Tiện thô mặt trụ ngoài thứ nhất - Tiện tinh mặt trụ ngoài thứ nhất đạt kích thước - Tiện thô ngõng trục hai - Tiện tinh ngõng trục hai đạt kích thước - Khoan lỗ trên bạc - Doa tinh lỗ trên bạc |
Hai lỗ tâm |
1K62 |
Dao tiện vai T15k6 |
Hai mũi chống tâm có tốc kẹp
|
Thước cặp 1/50 |
IV |
Khử 5 bậc tự do |
|
Tiến hành ép bạc |
Mặt trụ ngoài và mặt đầu |
Máy ép thủy lực |
Thiết bị ép |
KhốI V dài |
Thước cặp 1/50 |
V |
|
|
Nhiệt luyện |
|
Lò tôi |
Nhiệt độ |
|
|
VI |
|
|
Mài ngõng trục |
Hai lỗ tâm |
3151 |
Đá mài trụ |
Hai mũi chống tâm có tốc kẹp
|
Thước cặp 1/50 |
VII |
|
|
Tổng kiểm tra |
|
|
|
|
Panme |
Bảng tiến trình công nghệ sửa chữa ngõng trục bằng phương pháp chế tạo mới
Thứ tự |
Nội dung nguyên công |
Chuẩn |
Máy |
Dao |
Đồ gá |
Dụng cụ đo |
||
NC |
Gá |
B |
||||||
I |
|
1 2 3 |
Chuẩn bị phôi - Chọn phôi - Làm sạch phôi - Kiểm tra phôi |
|
|
|
|
Thước cặp 1/50 |
II |
Khử 5 bậc tự do
Khử 5 bậc tự do
Khử 5 bậc tự do
|
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21 |
Tiện
|
Mặt trụ ngoài
Hai lỗ tâm
Hai lỗ tâm
|
1K62
1K62
|
Dao đầu cong T15k6
Mũi khoan tâm
Dao tiện vai T15k6
Dao đầu cong T15k6
Mũi khoan tâm
Dao tiện vai T15k6
Dao tiện vai T15k6
Dao đầu cong T15k6
Dao cắt rãnh T15k6
Dao tiện vai T15k6
Dao đầu cong T15k6
|
Mâm cặp 3 chấu tự định tâm
Hai mũi chống tâm có tốc kẹp
Hai mũi chống tâm có tốc kẹp
|
|
III |
Khử 5 bậc tự do |
1
2
|
Phay trục then hoa
|
Hai lỗ tâm |
5350 |
Dao phay modul trục vít |
Hai mũi chống tâm có tốc kẹp
|
Panme |
IV |
|
|
Nhiệt luyện |
Hai lỗ tâm |
Lò tôi |
Nhiệt độ |
|
|
V |
Khử 5 bậc tự do |
1
2
|
Mài
|
Hai lỗ tâm |
3151 |
Đá mài |
Hai mũi chống tâm có tốc kẹp
|
Panme |
VI |
|
|
Tổng kiểm tra |
Hai lỗ tâm |
|
|
|
Panme |
V. Chọn Phương án Sửa chữa thích hợp
1.Phương án hàn đắp:
Đây là phương án được dùng rộng rãi, dùng để hàm đắp lên các chi tiết bị mòn, nức gãy, vỡ. Để được mối ghép bằng hàn các mặt kim loại được nung nóng đến trạng thái dẻo hoặc lỏng.Đây là quá trình phục hồi nhanh nhưng hiệu quả không cao.
2.Phương án mạ phun:
Mạ phun là phương án phục hồi nhanh nhất và có hiệu quả cao,đạt độ chính xác cao về hình dạng,thời gian sửa chữa nhưng vẫn đảm bảo chất lượng. Nhưng đối với phương án này thì rất tốn kém không mang lại lợi ích về kinh tế, sữa chữa rất đắt tiền.
3. Phương án ép bạc:
Đây cũng là phương án khá hiệu quả, nhưng cũng mất khá nhiều thời gian,và đây chỉ là vấn đề giải quyết tạm thời.
3.Phương án chế tạo mới:
Đây là phương án tốt nhất và hiệu quả nhất khi chi tiết không còn sửa chữa được nữa hoặc đã sửa chữa nhiều lần. Nhược điểm của phương án này là giá thành đắt, gia công tốn thời gian.Nhưng đảm bảo được tính kỹ thuật cao.
Qua quá trình phân tích các đặc điểm hư hỏng cũng như các biện pháp khắc phục,sửa chữa hư hỏng.Ta chọn phương án chế tạo mới là thích hợp nhất vì ở đây ta sửa chữa định kỳ để bảo trì máy,và trục then hoa nhỏ thường không sửa chữa mà là chế tạo mới.Tuy gia cả khá đắt nhưng nó đảm bảo các tính kỹ thuật.
4. Bảng tiến trình công nghệ.
chọn chuẩn và chế độ cắt.
Nguyên công I: chuẩn bị phôi
Bước 1: Chọn phôi
Bước 2: Làm sạch phôi
Bước 3: Kiểm tra phôi
Nguyên công II: Tiện trục
Bước 1: Vạt mặt đầu
Chuẩn là mặt trụ ngoài,dùng mâm cặp 3 chấu tự định tâm khử 4 bậc tự do
DF = 38; Dao tiện đầu cong T15K6, Fd = 16x25, L = 374, φ = 45º, φ1 = 10º, γ = 0º, T = 60', c = 6. Máy tiện 1K62,gá trên mâp cặp
Bài giải
- Chọn chiều sâu cắt:
t = 2 mm
- Chọn bước tiến:
Bảng ( 21 – 1) trang 27, sách chế độ cắt gia công cơ khí của trường đại học Sư Phạm Kỹ Thuật thành phố Hồ Chí Minh do NXB Đà Nẵng năm 2001 xuất bản, ta được:
S = 2,6 x 1 = 2,6 mm/v
Bảng ( 25 – 1) trang 29, sách chế độ cắt gia công cơ khí của trường đại học Sư Phạm Kỹ Thuật thành phố Hồ Chí Minh do NXB Đà Nẵng năm 2001 xuất bản, ta được: